Nâng Cao Vai Trò Của Hiệp Hội Thép.


- Khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp thép có quy mô áp dụng kênh phân phối liên kết dọc dưới hình thức tập đoàn hoặc đặc quyền kinh tiêu, đồng thời cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhiều tổ chức bổ trợ cung cấp các dịch vụ chuyên môn hóa cho các kênh phân phối thép hoạt động hiệu quả bởi vì chỉ có sự chuyên môn hóa và phân công lao động mới nâng cao được hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối thép xây dựng.

- Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển hệ thống phân phối thép xây dựng.

Đảng và Nhà nước đg có chủ trương về phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở dựa vào nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn của nước ngoài là rất quan trọng, vì thế để khai thác tối đa nguồn lực trong nước cho phát triển hệ thống phân phối hàng hoá nói chung và phân phối mặt hàng thép xây dựng nói riêng cần hoàn thiện các văn bản luật pháp có liên quan đến hỗ trợ đầu tư. Trong đó, việc khuyến khích thu hút đầu tư trong nước cũng được đối xử bình đẳng như khuyến khích đầu tư nước ngoài để cho các doanh nghiệp yên tâm, sẵn sàng mở rộng liên doanh, liên kết để phát triển hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng.

Bên cạnh khuyến khích đầu tư để phát triển sản xuất cần thiết phải khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng cho hệ thống phân phối, như: cửa hàng, kho hàng... §ồng thời, cần có chính sách thoả đáng để các doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển hệ thống phân phối thép xây dựng. Cần xây dựng và áp dụng quy trình thực hiện các chính sách

đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại theo các Quyết định số 311/2003/ - CP ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt §ề án tổ chức thị trường trong nước.

Nhà nước cần quan tâm đầu tư không chỉ hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng mà cần đầu tư để phát triển các dịch vụ như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống kho tàng, bến bgi hiện đại, hạ tầng cơ sở thông tin cũng như cải tiến hoạt động của ngân hàng, tài chính, hải quan và các thủ tục hành chính... đó cũng nhằm để phát triển một hệ thống phân phối thép hiện đại trong tương lai.

Xây dựng những trung tâm giao dịch điện tử mặt hàng thép tại Việt Nam trong thời gian tới nhằm tránh tình trạng đầu cơ, gây lũng đoạn trên thị trường, góp


phần bình ổn thị trường thép xây dựng. Nó không chỉ góp phần vào việc đa dạng hoá phương thức bán hàng trong lĩnh vực phân phối sắt thép mà còn góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu các chi phí đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng thép xây dựng sản xuất trong nước và lưu thông trên thị trường.

Bộ tiêu chuẩn chất lượng thép xây dựng được Bộ khoa học và Công nghệ ban hành hành từ năm 1993 đến nay không còn phù hợp. Hiện các doanh nghiệp phần lớn sản xuất thép theo các tiêu chuẩn quốc tế do phôi thép chủ yếu nhập khẩu. Việc không bắt buộc tiêu chuẩn chất lượng thép sản xuất và lưu thông trên thị trường đg tạo điều kiện cho các sản phẩm thép kém chất lượng, từ đó tạo sự canh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới lợi ích người tiêu dùng. Trong xu thế ngày càng dỡ bỏ hàng rào thuế quan, việc ban hành tiêu chuẩn chất lượng thép xây dựng lưu thông trên thị trường sẽ hạn chế thép xây dựng chất lượng thấp từ nước khác nhập vào với giá thấp.

Quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam - 24

Ban hành tiêu chuẩn chất lượng thép xây dựng sản xuất và lưu thông trên thị trường sẽ góp phần loại bỏ các cơ sở sản xuất thép không đảm bảo chất lượng. Thực tế, hàng năm lượng thép sản xuất từ các cơ sở này không lớn, các cơ sở này sản xuất với quy mô nhỏ từ nguồn thép phế trong nước, gian lận thuế, cán thép không đủ quy cách, kích cỡ, nên bán với giá thấp. Người tiêu dùng là các hộ gia đình thường khó phân biệt được chất lượng thép giữa các doanh nghiệp sản xuất do không phải là sản phẩm sử dụng thường xuyên nên dễ bị nhầm lẫn. Các nhà thầu xây dựng thường trà trộn thép chất lượng thấp đưa vào công trình để hưởng chênh lệch giá. Việc loại bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ, không đảm bảo chất lượng có thể ảnh hưởng đến những làng nghề nhưng sẽ tạo điều kiện thuận lợi và mặt bằng kinh doanh lành mạnh cho những doanh nghiệp sản xuất và phân phối trong lĩnh vực thép xây dựng.

- Tăng cường công tác chống hàng giả, hàng nhái. Hiện tượng hàng giả, hàng nhái hiện khá phố biến trên thị trường nhưng hoạt động của các cơ quan nhà nước chưa đáp ứng được mong đợi của doanh nghiệp. Các nhgn hiệu của doanh nghiệp sản xuất lớn hầu hết đều bị các cơ sở nhỏ, các làng nghề làm giả, làm nhái. Để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng, cũng như chất lượng của các công trình xây dựng. Nhà nước cần phải có các giải pháp hữu hiệu, tăng cường công


tác quản lý thị trường, chống hàng giả tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, yên tâm đầu tư, sản xuất... Mặt khác hàng giả, hàng nhái không đảm bảo về chất lượng làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp

đồng thời trà trộn vào các công trình xây dựng lớn sẽ không đảm bảo về mặt chất lượng gây thiệt hại, do vậy các công trình sử dụng ngân sách nhà nước cũng cần

được tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng thép đưa vào công trình.

3.7.2. Nâng cao vai trò của Hiệp hội thép.

- Nâng cao vai trò của Hiệp hội thép trong quản lý điều hành hệ thống kênh phân phối, đặc biệt là hệ thống thông tin và dự báo, sẽ giúp các doanh nghiệp thành viên và Nhà nước kiểm soát hệ thống kênh một cách tốt nhất, hạn chế tối đa tình trạng đầu cơ làm lũng đoạn thị trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế đất nước.

- Củng cố và phát huy vai trò của Hiệp hội thép Việt Nam trong lĩnh vực tổ chức, quy tụ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép xây dựng. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thu thập tình hình, xu hướng biến động về nhu cầu, giá cả của thị trường thép xây dựng thế giới và trong nước. Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên kết, liên doanh trong tổ chức hệ thống bán buôn, bán lẻ thép xây dựng theo phương thức tiên tiến, hiện đại và có hiệu quả.

- Phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất thép và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện một số công việc ngăn chặn mọi hành hành vi gian lận thương mại, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất và người tiêu dùng, duy trì chế độ báo cáo thường xuyên về tình hình thép trong và ngoài nước, đề xuất các giải pháp vĩ mô để bình ổn thị trường thép trong nước.

- Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để nâng cao vai trò của Hiệp hội Thép trong việc phát triển các kênh phân phối thép xây dựng trên thị trường. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên nâng cao năng lực tổ chức tiêu thụ và phát triển các kênh phân phối sản phẩm trên thị trường trên cơ sở:

+ Tổ chức các hội nghị chuyên đề về phát triển kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm...tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các nhà phân phối chuyên nghiệp có mạng lưới tiêu thụ lớn tham gia Hiệp hội trên cơ sở đảm bảo phát triển mối quan hệ cùng có lợi giữa các nhà sản xuất với các nhà phân phối.


+ Tích cực tham gia vào giải quyết tranh chấp phát sinh trong các kênh phân phối giữa các thành viên trong Hiệp hội, cũng như giữa thành viên của Hiệp hội với các đối tác bên ngoài trên các khía cạnh về:

Bảo vệ thương hiệu của nhà sản xuất, nhà phân phối trên thị trường;

Ngăn chặn tình trạng lợi dụng nhgn mác sản phẩm của các nhà sản xuất có

uy tÝn;

Đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành viên;... Phát huy vai trò của


Hiệp hội trong việc kiểm soát cung và kiểm soát giá cả các mặt hàng thép xây dựng trên thị trường trên cơ sở đảm bảo mức tăng cung của các thành viên trong Hiệp hội phù hợp với tốc độ tăng trưởng của cầu trên thị trường.

3.8. Những đề xuất hỗ trợ khác.

- Giải pháp về vốn đầu tư: nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển ngành thép, nhà nước cần có chính sách ưu đgi lgi suất vay vốn đầu tư ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cho phép ngành thép được huy động vốn bằng phát hành trái phiếu công trình, huy động vốn cổ phần; được phép vay tín dụng ưu đgi trong đầu tư thiết bị.

- Đối với thiết bị của ngành ưu tiên đấu thầu mua trong nước các thiết bị đg chế tạo được trong nước. Có thể nhập một số thiết bị đg qua sử dụng nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

- Nâng cao năng lực công tác của cán bộ marketing.

Để tiến hành quản trị hệ thống kênh phân phối tốt, trước hết doanh nghiệp cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao và cán bộ thị trường tại mỗi khu vực thị trường được đào tạo sâu về marketing, đặc biệt về kênh phân phối, có khả năng làm việc độc lập, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, triển khai những chương trình marketing tới thị trường mục tiêu, cụ thể như sau:

+ Hỗ trợ đào tạo để chuẩn hóa đội ngũ nhân viên thị trường.

Sự phát triển toàn diện con người cả về trí lực, thể lực và nhân cách với đời sống vật chất và văn hóa không ngừng được nâng cao trong môi trường kinh doanh luôn biến động là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Công tác đào tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên cần được đặc biệt coi trọng.


Công tác đào tạo cần được hướng theo các mục tiêu phát triển của công ty và dựa trên các nghiệp vụ trọng tâm đó là kỹ thuật nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cũng như kiểm soát những hoạt động đó và những hoạt động khai thác, tư vấn, chăm sóc, duy trì khách hàng và bán hàng...

Song song với công tác đào tạo, cần có những báo cáo về kết quả vận dụng những kiến thức vào thực tế để đảm bảo tính hiệu quả đào tạo đồng thời có những bổ xung, sửa đổi thích hợp của các nguồn kiến thức chuyên môn.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép có thể ký kết các hợp đồng đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường đại học lớn, tăng cường sơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo công nhân đủ sức đáp ứng nhu cầu của ngành thép. Coi trọng hình thức đưa công nhân đi đào tạo ở nước ngoài hoặc mời chuyên gia đào tạo trực tiếp tại cơ sở.

- Giải pháp về khoa học, công nghệ. Đối với các nhà máy mới xây dựng phải

đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, năng suất cao, giá thành hạ, chất lượng tốt, có giá thành và giá bán tương đương với sản phẩm cùng loại. Chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế.

- Giải pháp về cơ chế chính sách. Nhà nước sớm ban hành các cơ chế chính sách ưu tiên phát triển ngành thép, coi đầu tư vào ngành thép như là đầu tư vào hạ tầng cho đất nước.

Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu tổng quan và thực trạng quản trị kênh phân phối thép xây dựng ở chương 1 và chương 2, luận án đg hình thành hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc làm căn cứ để tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối thép xây dựng trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam trong chương 3. Các giải pháp được đưa ra xuất phát từ mục tiêu phát triển ngành thép, từ chiến lược marketing và chiến lược phân phối của doanh nghiệp trong thời gian tới, từ những hạn chế đg được phân tích trong chương 2. Nội dung các giải pháp đề xuất có tính lôgic và khoa học, được trình bày theo quy trình quản trị kênh, giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng để chủ động trong quản trị kênh phân phối của mình, đồng thời kiến nghị cải thiện những điều kiện cần thiết ở tầm vĩ mô cho hoạt động quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép trong thời gian tới.


Kết luận


Tổ chức và quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một chức năng quản trị quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng. Thực chất, đây là hoạt

động quản trị kênh phân phối thép xây dựng của doanh nghiệp sản xuất thép trên thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam phải nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối thép xây dựng. Các doanh nghiệp cần chủ

động xây dựng chiến lược phân phối, biện pháp tổ chức và quản trị hoạt động phân phối nhằm đạt hiệu quả kinh doanh trong dài hạn.

Tuy nhiên, trong quá trình quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đem lại lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, các quyết định quản trị thường mang tính ngắn hạn và bị

động, thường chạy theo thị trường, chạy theo sản lượng... mà nguyên nhân của nó xuất phát ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô. Do vậy, việc tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế là rất cần thiết để giúp các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam ngày càng phát triển trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Luận án với bố cục 3 chương đg giải quyết được những vấn đề cơ bản sau của

đề tài:

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản trị kênh phân phối của

các doanh nghiệp sản xuất, làm rõ đặc thù trong quản trị kênh phân phối thép xây dựng của những doanh nghiệp sản xuất thép, xây dựng mô hình quản trị kênh phân phối thép xây dựng trong các doanh nghiệp sản xuất thép.

Thứ hai, phân tích thực trạng về tổng cung, tổng cầu thép xây dựng của Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra những bất cập ở tầm vĩ mô ảnh hưởng tới quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam; Đi sâu nghiên cứu những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường ngành thép đg và đang

ảnh hưởng tới hoạt động quản trị kênh của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

Thứ ba, phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ ra những nguyên nhân cần khắc phục trong quá trình quản trị kênh phân phối về các nội dung


chủ yếu như tổ chức kênh, quản lý kênh, hoạt động đánh giá những thành viên trong kênh, đồng thời luận án đg chỉ ra thực trạng quản lý hoạt động của các dòng chảy trong kênh qua đánh giá của các thành viên kênh từ kết quả thu được của cuộc điều tra nghiên cứu của tác giả.

Thứ tư, hình thành hệ thống các quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam. Nội dung các giải pháp đề xuất có tính lôgic và khoa học, được trình bày theo hướng của quy trình quản trị kênh phân phối, giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng để chủ động trong quản trị kênh phân phối thép xây dựng của mình, đồng thời kiến nghị cải thiện những điều kiện cần thiết ở tầm vĩ mô cho hoạt động quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam trong thời gian tới.

Với kết quả nghiên cứu đg đạt được, luận án mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào quá trình quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam trên phương diện lý thuyết và thực hành.

Để có thể hoàn thành Luận án này, tác giá bầy tỏ lòng biết ơn và vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo NGND.GS.TSKH Lương Xuân Quỳ, thầy giáo PGS.TS Trương Đình Chiến, những người đg hỗ trợ về phương pháp khoa học, về kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm nghiên cứu quý báu để tác giả có được những thành quả này.

Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đg luôn quan tâm, động viên...là nguồn động viên khích lệ to lớn đối với nghiên cứu sinh trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Trong quá trình nghiên cứu, thị trường thép có nhiều biến động bất thường và rất nhậy cảm. Mặc dù đg rất cố gắng nhưng do khả năng và điều kiện có hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng về mặt địa lý, do đó không thể tránh được những thiếu xót nhất định. Tác giả mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý của các thầy cô giáo và các chuyên gia để tác giả có thể chỉnh sửa và hoàn chỉnh luận án của mình.


Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả


1. Nguyễn Hoài Nam (2006), Hệ thống kênh phân phối tại các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng Việt Nam”, Tạp chí Thương Mại, (10), Trang 16-17.


2. Nguyễn Hoài Nam (2006), “Sử dụng marketing hỗn hợp trong quản lý hệ thống phân phối xây dựng”, Tạp chí Thương Mại, (Sè16), Trang 7- 8-12.


3. Nguyễn Hoài Nam (2008), “Kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam”, Tạp chí Thương Mại, (34), Trang 3-4 và (35), Trang 10-11-13.


4. Nguyễn Hoài Nam (2009),“Quản lý kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam”, Tạp chí Thương Mại, (12), Trang 16- 17-18.


5. Nguyễn Hoài Nam (thành viên đề tài liệu cấp Bộ) (2009), “Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng ở Việt Nam”, Bộ Công Thương.


6. Nguyễn Hoài Nam (2010), Quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam, Tạp chí Thương Mại, (Số 7), Trang 8-9.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/01/2023