Quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam - 2


hiện đại cho rằng, kênh phân phối sản phẩm là một trong 4 biến số trong marketing hỗn hợp mà doanh nghiệp cần phải xây dựng để triển khai những nỗ lực marketing tới thị trường mục tiêu. Việc phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Bởi, kênh phân phối là một tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh. Tạo lập và phát triển hệ thống kênh đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và trí tuệ... nên các doanh nghiệp khác không dễ dàng làm theo. Cũng đg có nhiều sách nước ngoài viết về quản trị kênh phân phối trong đó cũng đg trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản về bản chất, chức năng và hoạt động của các kênh phân phối.

Trong nước, cũng đg có một số sách viết về quản trị kênh phân phối. Ví dụ, trong cuốn "Quản trị Kênh phân phối" do PGS.TS. Trương Đình Chiến (Chủ biên), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, năm 2008. Đg đề cập một cách hệ thống những nội dung về quản trị kênh phân phối từ góc độ doanh nghiệp sản xuất là thượng nguồn của các dòng chảy trong kênh. Những tư tưởng và nội dung trong tác phẩm này rất đồng nhất với quan điểm và cách tiếp cận của Phillip Kotler về quản trị kênh phân phối và đó có thể được coi như kim chỉ nam trong hoạt động thiết lập và quản lý hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Chính vì thế, đề tài "Quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam" sẽ lấy những tư tưởng, quan điểm của lý thuyết marketing hiện đại và lý thuyết Quản trị kênh phân phối hiện đại làm cơ sở lý luận, làm khung lý thuyết cho việc nghiên cứu thực tiễn quản trị kênh phân phối đối với sản phẩm thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.

ë Việt Nam, trong thời gian qua cũng đg có một số công trình nghiên cứu về kênh phân phối của một số sản phẩm điển hình trong đó có kênh phân phối thép, đó là các đề tài:

- Đề tài “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta thời kỳ đến năm 2015” Mg số: 2005 – 78 – 009 Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương), của PGS.TS Đinh Văn Thành. Đề tài này đg

đánh giá một cách tổng thể, ngành thép xây dựng Việt Nam vẫn ở tình trạng kém phát triển, sản xuất phân tán với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, nặng về gia công chế biến từ phôi thép và bán thành phẩm nhập khẩu, chưa khai thác được những tiềm


năng của đất nước… Mô hình tổ chức kênh phân phối và chính sách quản lý phân phối thép xây dựng trên thị trường Việt Nam còn nhiều hạn chế.

- Đề tài “Một số giải pháp nhằm ổn định thị trường thép ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội, năm 1995 của tác giả Nguyễn Hồng Nguyên.

Trong luận án, tác giả chủ yếu đi nghiên cứu các vấn đề về giá bán thép trên thị trường (thép ống, thép xây dựng, thép hình), đi sâu phân tích các yếu tố chi phối tới việc ra các quyết định về giá của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam, không đề cập tới các yếu tố khác như sản phẩm, kênh phân phối và xúc tiến hỗn hợp và từ đó đề ra các giải pháp nhằm bình ổn thị trường thép thông qua giá cả trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

- Đề tài” Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trong ngành thép Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Minh Tuấn, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002.

Công trình này đg nghiên cứu, đánh giá tổng quát về thị trường thép trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép. Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh sắt thép trên nhiều thị trường thép khác nhau như thị trường thép ống, thép tấm lá, thép xây dựng, thép định hình... kênh phân phối thép xây dựng chỉ được đề cập rất ít, chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và khái quát hoá những nét chung đối với tất cả các loại sản phẩm thép, chưa đi vào phân tích để lột tả được thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng tại Việt Nam.

Quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam - 2

- Đề tài: "Hoàn thiện hoạt động phân phối thép tại Việt Nam".

Đây là đề tài nghiên cứu hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với Jica (Nhật Bản), năm 2003 của nhóm tác giả: PGS. TS. Hoàng Đức Thân; TS. Trần Văn Hòe; Th.s. Nguyễn Minh Ngọc; Th.S. Trần Thăng long.

Đây là đề tài nghiên cứu về kênh phân phối tổng thể đối với sản phẩm thép xây dựng của Việt Nam có quy mô lớn. Tuy nhiên, đề tài cũng chỉ dừng lại ở mô tả, phân tích trên các khía cạnh: Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh; Chính sách phân phối; Mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh, không phân tích các dòng chảy trong kênh phân phối cũng như hoạt động quản trị các dòng chảy như dòng vật chất, dòng chuyển quyền sở hữu, dòng xúc tiến... không đề cập tới việc vận dụng các biến số marketing - mix trong quản lý kênh phân phối, chưa đi sâu nghiên


cứu các kênh phân phối, quá trình quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất cụ thể, nên kết quả chỉ dừng lại ở chỗ đưa ra những giải pháp mang tính vĩ mô, ở cấp quản lý Nhà nước.

- Đề tài “ Tæ chức và quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng ở Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Chiến, Phạm Kim Ngân, Lê Huy Khôi, Nguyễn Hoài Nam. Đây là đề tài cấp bộ - Bộ Công thương, năm 2009.

Trong đề tài này, nhóm tác giả không bắt đầu từ những cơ sở lý thuyết về kênh phân phối mà trực tiếp đi vào nghiên cứu thực trạng tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối đối với mặt hàng thép xây dựng trên bình diện tổng thể của nền kinh tế, không nghiên cứu chi tiết đối với doanh nghiệp sản xuất cụ thể, hoàn toàn mang tính định hướng vĩ mô. Những giải pháp đưa ra phần lớn ở tầm vĩ mô mang tính chất quản lý Nhà nước đối với mặt hàng thép xây dựng của Việt Nam.

- Bên cạnh những đề tài trên, còn có nhiều đề tài thạc sỹ của các trường đại học trên toàn quốc liên quan tới sản phẩm thép xây dựng như sau:

+ Đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép xây dựng của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam”. Luận văn Thạc sỹ của Phạm Hồng Hải, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2005.

+ Đề tài “Một số biện pháp marketing nhằm mở rộng thị trường kinh doanh sắt thép tại Công ty kim khí Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn Thạc sỹ của Đào Duy Huân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002.

+ Đề tài “Hoạch định chính sách sản phẩm cho ngành thép Việt Nam đến năm 2010”. Luận văn thạc sỹ của Đan Đức Minh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, năm 2004.

Tuy nhiên, với những công trình khoa học đg nghiên cứu, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị kênh phân phối đg được phân tích và luận giải tùy thuộc theo mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của từng công trình, hoặc chỉ nghiên cứu ở từng khía cạnh cụ thể. Đến nay, không có công trình khoa học nào đg công bố tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng tại Việt Nam. Vì vậy, luận án này không trùng với các công trình nghiên cứu đg có, là công trình nghiên cứu độc lập đầu tiên về quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.


3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án.

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất, trên cơ sở đó, xác định những đặc thù trong quản trị kênh phân phối của những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng.

- Phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối thép xây dựng trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam trong những năm gần đây; đánh giá những hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục.

- Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan và chi tiết về quản trị kênh phân phối, luận

án đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam. đồng thời kiến nghị cải thiện những điều kiện cần thiết ở tầm vĩ mô cho hoạt động quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.

- Luận án đi sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm thép thanh và thép cuộn các loại (không nghiên cứu đối với thép hình do thép hình có tỷ lệ rất nhỏ và không sản xuất phổ biến trong nước) trong các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng tại Việt Nam về những nội dung như tổ chức kênh phân phối, quản lý kênh, hoạt động đánh giá những thành viên trong kênh. Ngoài ra còn nghiên cứu những nhân tố môi trường vĩ mô, môi trường ngành thép ảnh hưởng tới hoạt động quản trị kênh của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng tại Việt Nam.

- Việc nghiên cứu được thực hiện tại một số doanh nghiệp sản xuất thép và những trung gian thương mại có kinh doanh thép xây dựng thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tại Việt Nam từ năm 2004 trở lại đây.

5. Phương pháp nghiên cứu.

- Luận án sẽ được tiếp cận và nghiên cứu trên cơ sở nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Các phương pháp cụ thể được sử dụng bao gồm: Phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, khái quát và tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp nghiên cứu điển hình tại một số doanh nghiệp sản xuất thép, bao gồm:

+ Công ty Gang thép Thái Nguyên.

+ Công ty thép óc.


+ Công ty cổ phần thép Việt Nhật.

Ba công ty này, hiện nay cung ứng khoảng 25% tổng cung trên thị trường và thị phần tiêu thụ chiếm khoảng 25% toàn ngành thép xây dựng Việt Nam.

Nghiên cứu sâu những công ty trên với mục đích làm rõ những vấn đề về thực trạng cũng như những ưu nhược điểm về cấu trúc kênh, về tổ chức kênh, cũng như cơ chế quản lý những thành viên trong kênh để từ đó cho thấy bức tranh toàn cảnh về quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

- Nguồn số liệu thứ cấp được tập hợp từ những ấn phẩm và tập san chuyên ngành, những bài viết và những thông tin trên các phương tiện truyền thông, các tài liệu đg được công bố trong và ngoài nước để phân tích, so sánh, khái quát để thực hiện những phán đoán suy luận.

- Nguồn số liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp các cán bộ quản lý các cơ quan, các doanh nhiệp sản xuất và kinh doanh thép xây dựng, các nhà nghiên cứu có liên quan và điều tra khảo sát, những kết quả nghiên cứu mà tác giả đg tham gia trong thời gian vừa qua.

6.Những đóng góp mới của luận án.

- Hoàn thiện và phát triển thêm về lý luận cơ bản về quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng.

- Đánh giá được thực trạng quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam. Đánh giá được mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng tới kênh phân phối. Xác định được những hạn chế chủ yếu trong tổ chức thiết kế và quản lý kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

- Đề xuất một số nguyên tắc và hệ thống những giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

- Đề xuất những kiến nghị với Nhà nước nhằm góp phần hoàn thiện quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

7. Kết cấu luận án.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, biểu đồ, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 chương.


Chương 1

Cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép

Chương 2

Thực trạng quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam

chương 3

Những giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam


Chương 1

Cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép


1.1. Những vấn đề chung về kênh phân phối thép xây dựng.

1.1.1. Thép xây dựng và thị trường thép xây dựng.

* Vai trò của thép xây dựng.

Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước. Do vậy, ngành thép luôn được xác định là ngành công nghiệp được

ưu tiên phát triển.

Mỗi giai đoạn công nghiệp hóa đất nước đều gắn liền với sự phát triển của cơ sở hạ tầng xg hội nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất lưu thông hàng hóa, tăng cường sự phân công lao động và liên kết kinh tế. Một trong những đặc trưng cơ bản

để nền kinh tế phát triển đó là cơ sở hạ tầng sản xuất, nhất là giao thông vận tải phải

được cải thiện để mở rộng hoạt động thương mại. Vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bất kì một quốc gia nào đều không thể không gắn liền với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, thép xây dựng luôn giữ vai trò trong những ngành thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của xg hội.

Mặt khác, mục đích của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là phát triển nền kinh tế theo hướng sản xuất công nghiệp hiện đại, việc hình thành các khu công nghiệp, các khu chế xuất nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế. Chính vì thế, ngành xây dựng là một trong những ngành có nhiệm vụ thực hiện các dự án xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp, khu chế xuất, còn thép xây dựng là một trong những ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành xây dựng. Ngoài ra, việc đô thị hóa cũng là một quá trình không thể tách rời với sự phát triển nền kinh tế. Trong chương trình đô thị hóa, thép xây dựng cũng giữ vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình xây dựng nhà cửa, những công trình dân dụng...

Từ những phân tích trên cho thấy thép xây dựng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, thực hiện vai trò nền tảng, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có ý nghĩa tác


động và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa

đất nước.

* Đặc điểm của thép xây dựng.

+ Thép xây dựng bao gồm thép thanh, thép cuộn và thép hình, với rất nhiều chủng loại, kích thước khác nhau là yếu tố đầu vào quan trọng cho các ngành công nghiệp xây dựng.

+ Thép xây dựng có đặc điểm là trọng lượng lớn, cồng kềnh nên chi phí vận chuyển và xếp dỡ lớn, khi tiêu thụ ở các thị trường xa nơi sản xuất sẽ làm tăng giá thành do cước phí vận chuyển lớn.

+ Chất lượng sản phẩm thép xây dựng được thể hiện qua các đặc tính cơ, lý, hóa của nó. Tại Việt Nam áp dụng nhiều tiêu chuẩn chất lượng khác nhau, phổ biến là: Nga, Nhật bản, Mỹ, TCVN... Bộ tiêu chuẩn thép xây dựng được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành từ năm 1993 tới nay không còn phù hợp. Thực tế thì các sản phẩm thép xây dựng của các doanh nghiệp cán thép theo công nghệ hiện

đại thường có các đặc tính kỹ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo quy

định. Tuy nhiên, những sản phẩm thép có bề mặt ngoài đẹp hơn, có thương hiệu mạnh hơn thường được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng tốt hơn và được lựa chọn nhiều.

+ Là sản phẩm chịu tác động lớn từ môi trường tự nhiên.

+ Giá thành sản phẩm thép xây dựng chịu ảnh hưởng nhiều của giá phôi thép và giá thép trên thị trường thế giới và vào các yếu tố đầu vào khác như điện, xăng dầu... Điều này tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép, đến nhu cầu tiêu dùng thép, ảnh hưởng tới khả năng dự trữ sản phẩm.

+ Thép xây dựng có giá trị lớn, do đó các doanh nghiệp sản xuất cần có vốn kinh doanh lớn. Chính đặc điểm này dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất thép thường sử dụng các nhà phân phối thép có khả năng tài chính lớn để thực hiện các chức năng dự trữ hay bán hàng trả chậm.

Như vậy, đặc điểm của sản phẩm thép xây dựng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép và tới việc tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối trên thị trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/01/2023