DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý GD : Giáo dục
GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên
GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐGD : Hoạt động giáo dục HĐTN : Hoạt động trải nghiệm HS : Học sinh
HT : Hiệu trưởng
NV : Nhân viên
PHHS : Phụ huynh học sinh QL : Quản lý
THCS : Trung học cơ sở
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở Theo Định Hướng Chương Trình Phổ Thông Mới.
- Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Trung Học Sơ Sở Theo Định Hướng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Nội Dung Quản Trị Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Trung Học Cơ Sở Theo Định Hướng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Bảng:
Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THCS Nam Sơn 36
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực của học sinh trường THCS Nam Sơn 37
Bảng 2.3. Quy mô khảo sát 40
Bảng 2.4. Ý nghĩa của điểm số bình quân 41
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của HĐTN đối
với học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 42
Bảng 2.6. Nhận thức của HS về tầm quan trọng của HĐTN tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 45
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung HĐTN cho học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 47
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về các hình thức HĐTN
của HS trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh 50
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá của học sinh về các hình thức HĐTN tại trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh 53
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả HĐTN cho
học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 55
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của Học sinh về hiệu quả HĐTN tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 57
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá quản trị mục tiêu của hoạt động trải nghiệm tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 59
Bảng 2.13. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về quản trị nội dung HĐTN tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 61
Bảng 2.14. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về quản trị nội dung HĐTN tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 64
Bảng 2.15. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về quản trị kiểm tra, đánh
giá HĐTN tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 66
Bảng 2.16. Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị HĐTN tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh theo định
hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 68
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản trị HĐTN của HS trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 91
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản trị HĐTN
của học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 92
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 . 37
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ so sánh xếp loại học lực của học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 . 38
Biểu đồ 2.3: Kết quả đánh giá điểm trung bình của nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của HĐTN đối với học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh 46
Biểu đồ 2.4: Kết quả đánh giá điểm trung bình của CBQL, GV và HS về các hình thức HĐTN tại trường THCS Nam Sơn, thành
phố Bắc Ninh 54
Biểu đồ 2.5: Kết quả đánh giá điểm trung bình của CBQL, GV và HS về các hiệu quả các hình thức HĐTN tại trường THCS
Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh 58
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là một trong những phương thức nhằm phát triển năng lực thực tiễn, củng cố những kiến thức trong các môn học về thực tế, hình thành, thúc đẩy, nâng cao cho học sinh cách thức hợp tác, giao tiếp trong xã hội. Các HĐTN có thể phát huy được hiệu quả khi thực sự kích thích người học sự say mê, sáng tạo và chủ động tham gia vào hoạt động.
Trong nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã diễn ra Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu mục tiêu là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. [4]
Chính vì vậy, năm 2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 404 ngày 27 tháng 03 năm 2015 về việc Phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã nêu: “Hoạt động trải nghiệm bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất đạo đức, ý chí tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại. HĐTN là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. HĐTN là một trong những phương thức bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Trong các HĐTN học sinh được củng cố những kiến thức đã học trong các môn học qua các hoạt động thực tế, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, là các HĐGD có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập của học sinh, hình thành tính hợp tác, cộng tác trong học tập, giao tiếp xã hội”. [2]
Với chương trình HĐTN ở giai đoạn giáo dục cơ bản tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm . Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm. Khi học sinh được tự hoạt động, tự trải nghiệm khám phá các em sẽ tự chiếm lĩnh các kỹ năng sống hết sức quan trọng trong học tập và trong cuộc sống của bản thân học sinh. Lứa tuổi học sinh THCS khi thực hiện hoạt động TN thường hào hứng và có khá nhiều điều thú vị, do đó đòi hỏi người giáo dục phải linh hoạt, khéo léo, lôi cuốn trong các hoạt động, nêu cao tinh thần tự lập, tập thể và tổ chức kỷ luật. Vì vậy, có thể nói HĐTN giữ vi trí đặc biệt quan trọng trong quá trình rèn luyện nhân cách, hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh; HĐTN đã góp phần thực hiện các điều chỉnh và có nững định hướng hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Ninh đã chỉ đạo các trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh thực hiện quản lý các hoạt động trải nghiệm theo định hướng chương trình phổ thông mới, trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh đã thực hiện các hoạt động trải nghiệm và đạt được những kết quả nhất định, bên cạch đó còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định. Phương pháp triển khai chưa khoa học, chưa có những biện pháp đầy đủ, chất lượng các buổi hoạt động trải nghiệm chưa hiệu quả. Chính vì vậy bản thân tác giả là một người quản lý tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh đã nghiên cứu và chỉ đạo giáo viên trong nhà trường sớm hình thành các biện pháp quản trị HĐTN nhằm nâng cao chất lượng HĐTN trong nhà trường. Từ những lí do trên tác giả lựa chọn
đề tài nghiên cứu: “Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng triển khai hoạt động trải nghiệm tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh, đề xuất biện pháp quản trị hoạt động trải nghiệm theo định hướng chương trình phổ thông mới
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản trị hoạt động trải nghiệm ở trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Cần có những biện pháp quản trị nào để triển khai thành công hoạt động trải nghiệm theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh?
5. Giả thuyết khoa học
Muốn quản trị hoạt động trải nghiệm ở trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh có hiệu quả cần phải có những biện pháp quản trị theo định hướng: Nội dung hoạt động trải nghiệm gắn liền và tương thích với các nội dung các môn học đang triển khai góp phần củng cố kiến thức đã học trong các môn học. Có sự đồng thuận giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội, để huy động được các nguồn lực triển khai hoạt động trải nghiệm. Đội ngũ GV phải có kiến thức, kỹ năng triển khai HĐTN theo tinh thần chương trình giáo dục
phổ thông mới. Phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong các HĐTN theo tinh thần chương trình giáo dục phổ thông mới.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường trung học cơ sở theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới;
6.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh;
6.3. Đề xuất các giải pháp quản trị hoạt động trải nghiệm tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm hoạt động trải nghiệm trong môn học theo chương trình giáo dục và hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học, trong đề tài tác giả đề cập đến các hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học với tư cách là một hoạt động độc lập.
- Thời gian 02 năm, năm học 2017- 2018; năm học 2018-2019.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Luận văn tiến hành nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bên cạnh đó nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về quản lý của hiệu trưởng đối với quá trình dạy học ở các trường học, đặc biệt là cấp THCS; tham khảo, thu thập và phân tích các tài liệu khoa học trên sách, báo, mạng Internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Quan sát
Tác giả sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu, chú trọng đến các hoạt động của GV, HS để tìm hiểu thực trạng, cách tiến hành, tác dụng của hoạt động trải nghiệm, hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, từ đó khám phá ra nguyên nhân của tình hình nghiên cứu.
8.2.2. Phỏng vấn trực tiếp hiệu trưởng, giáo viên và học sinh
Trò chuyện với cán bộ, quản lý giáo viên, học sinh để tìm hiểu về nội dung, phương pháp tổ chức, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
8.2.2. Điều tra bằng phiếu hỏi
Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với những câu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhằm thu thập những thông tin về thực trạng việc quản trị HĐTN tại các trường THCS trên địa bàn trong giai đoạn hiện nay.
8.2.3. Lấy ý kiến chuyên gia
Được sử dụng để xin ý kiến các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản trị HĐTN tại nhà trường khi tác giả đề xuất biện pháp.
8.3. Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ
Luận văn đã thống kê số liệu, lập bảng biểu và sử dụng công thức toán học để phân tích định lượng các số liệu đã khảo sát; bên cạnh đó sử dụng các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ minh chứng cho kết quả thu thập số liệu phân tích.
9. Những đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị HĐTN ở trường THCS theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế, thách thức trong triển khai HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Nam Sơn và đề xuất các biện pháp quản trị để khắc phục hạn chế đó.