Bản Chất Và Nội Dung Của Kiểm Tra Chọn Mẫu Chấp Nhận

hợp, có hiệu quả đều phải căn cứ vào đối tượng, mục đích kiểm tra và yêu cầu chất lượng cần kiểm tra dưới dạng thuộc tính hay biến số.

Trong kiểm tra toàn bộ, người ta tiến hành kiểm tra tất cả mọi sản phẩm, 100% sản phẩm được kiểm tra, đánh giá theo các chỉ tiêu chất lượng quy định. Hình thức này chỉ áp dụng cho những sản phẩm có giá trị lớn, quý hiếm, những lô hàng nhỏ và trong trường hợp kiểm tra không phá hủy. Đối với cácquá trình hoạt động có nguy hiểm đến tính mạng con người thì kiểm tra toàn bộ là yêu cầu bắt buộc. Lượng thông tin thu được từ kiểm tra toàn bộ nhiều hơn, đầy đủ hơn giúp cho những kết luận có cơ sở khoa học lớn. Tuy nhiên, hình thức kiểm tra này khá tốn kém và không phải lúc nào kiểm tra toàn bộ cũng cho kết quả tốt hơn các hình thức khác. Trong thực tế đôi khi kiểm tra toàn bộ vẫn bỏ sót nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Trong kiểm tra đại diện hay kiểm tra chọn mẫu, người ta chỉ tiến hành kiểm tra một lượng sản phẩm được gọi là mẫu rút ra từ lô sản phẩm. Những kết quả từ kiểm tra mẫu được cô đọng để xác định khả năng chấp nhận hay bác bỏ một lô sản phẩm căn cứ vào một tổng thể mẫu ngẫu nhiên. Việc áp dụng đúng đắn kiểm tra chọn mẫu sẽ cho phép giảm số lượng sản phẩm phải kiểm tra, thời gian, chi phí và hạn chế được các lỗi sai trong quá trình kiểm tra nhờ ít lặp lại những thao tác. Hoạt động kiểm tra tiến hành nhanh, gọn, chọ kết quả sớm, tạo cơ sở cho việc đưa ra các quyết định khắc phục nhanh, kịp thời những sai hỏng. Đây là hình thức kiểm tra tiết kiệm và được áp dụng phổ biến nhất trong thực tế. Tuy nhiên, kiểm tra chọn mẫu có lượng thông tin thu được ít hơn nên đòi hỏi thông tin phải chính xác. Một đặc điểm quan trọng của kiểm tra chọn mẫu là luôn gắn với rủi ro trong việc chấp nhận hoặc bác bỏ lô sản phẩm. Hơn nữa kiểm tra chọn mẫu chỉ có kết quả tin cậy, chấp nhận được khi mẫu chọn đại điện được cho chất lượng của lô sản phẩm, đảm bảo đúng quy trình lấy mẫu và quá trình kiểm tra không được có sai sót.

5.2.3. Trình tự các bước kiểm tra chất lượng

Bước 1: Xác định đối tượng kiểm tra chất lượng

Bước đầu tiên cần xác định được là kiểm tra cái gì? Đối tượng của kiểm tra có thể là các quy trình, các hoạt động, các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm hoặc sản phẩm cuối cùng.

Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra

Đây là khâu rất quan trọng nhằm xác định kiểm tra phục vụ cho mục đích gì. Mục tiêu có thể là đánh giá chất lượng của sản phẩm hoặc các quá trình hoạt động hoặc chất lượng sản phẩm thiết kế... Tuỳ thuộc đối tượng và yêu cầu thực tế thực hiện các nhiêm vụ sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn để xác định mục đích kiểm tra cho thích hợp.

Bước 3: Quyết định các chỉ tiêu chất lượng cần kiểm tra

Mục tiêu kiểm tra chỉ nói lên đích cuối cùng cần đạt được trong hoạt động kiểm tra mà chưa nói lên được để đạt mục đích đó cần kiểm tra những chỉ tiêu chất lượng nào. Đối với sản phẩm, những chỉ tiêu phản ánh các thuộc tính chất lượng được sử dụng bao gồm các nhóm chỉ tiêu về khả năng thực hiện sản phẩm, thờigian sử dụng, mức độ an toàn trong sử dụng, thẩm mỹ, các chỉ tiêu sinh thái học và các chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu qủa sản xuất, sử dụng sản phẩm như chi phí sản xuất, giá cả, chi phí sử dụng...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Bước 4: Chọn phương pháp kiểm tra

Dựa vào đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu chất lượng cần kiểm tra để lựa chọn phương pháp kiểm tra thích hơp. Chẳng hạn, các chỉ tiêu công nghệ phản ánh phần cứng của sản phẩm có thề sử dụng các phương pháp phòng thí nghiệm hoặc chuyên viên, các chỉ tiêu phản ánh phần mềm của sản phẩm hoặc các hoạt động quản lý thường dùng phương pháp định tính.

Quản trị chất lượng - 23

Bước 5: Chọn hình thức kiểm tra

Như trên đã trình bày có thể lựa chọn hình thức kiểm tra toàn bộ hoặc kiểm tra chọn mẫu. Hình thức kiểm tra được lựa chọn có liên quan rất chặt chẽ đặc điểm và khối lượng của đối tượng cần kiểm tra.

Bước 6: Chọn phương pháp kiểm tra

Trong trường hợp kiểm tra chọn mẫu, việc lựa chọn phương án kiểm tra rất quan trọng. Phương án kiểm tra phụ thuộc rất lớn vào tính chất của các chỉ tiêu chất lượng phản ánh các thuộc tính đo được trên thang liên tục hay biến số phản ánh các thuộc tính chất lượng đứt đoạn của số liệu thu thập được. Bằng phương pháp đếm, người ta chia làm hai loại phương án kiểm tra chất lượng theo thuộc tính liên tục hay theo biến số.

Bước 7: Chọn mẫu

Một lượng sản phẩm rút ra từ một lôsản phẩm dùng để kiểm tra đại diện gọi là mẫu. Độ lớn củamẫu phụ thuộc vào độ lớn của lô hàng và yêu cầu đặt ra trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Bước 8: Tiến hành kiểm tra

Sử dụng các phương tiện cần thiết để kiểm tra đánh giá mức độ đạt được của các chỉ tiêu chất lượng so sánh với các tiêu chuẩn đề ra hoặc các yêu cầu trong các hợp đồng kinh tế.

Bước 9: Đưa ra các kết luận về kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng của các quá trình, các hoạt động hoặc lô sản phẩm.

5.3. Bản chất và nội dung của kiểm tra chọn mẫu chấp nhận

5.3.1. Thực chất và sự cần thiết của kiểm tra chọn mẫu chấp nhận

Đây là phương pháp kiểm tra chất lượng truyền thống được áp dụng từ lâu trong thực tiễn và đến nay nó vẫn được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động giao nhận sản phẩm, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu. Kiểm tra chọn mẫu chấp nhận là phương pháp lấy một số chi tiết hoặc sản phẩm từ một dây chuyền sản xuất hoặc một lô sản phẩm ra một cách ngẫu nhiên để tiến hành kiểm tra. Đây là phương pháp kiểm tra dựa trên việc sử dụng kỹ thuật thống kê chọn mẫu nhằm xem xét sự phù hợp của sản phẩm hoặc lô sản phẩm với các tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện sử dụng hoặc yêu cầu đặt ra trong đơn đặt hàng. Hình thức kiểm tra này đem lại những kết quả dưới dạng những đại lượng trung bình đặc trưng cho tình hình chất lượng của một số mẫu nhất định rút ra từ một lô hàng với độ tin cậy cần thiết đủ đảm bảo đại diện cho chất lượng của toàn bộ lô sản phẩm. Chọn mẫu là hình thức kiểm tra áp dụng cho một lô sản phẩm trước hoặc sau quá trình sản xuất. Mẫu này lấy đại diện từ nguyên liệu đầu vào hoặc cuối mỗi quy trình sản xuất hoặc từ sản phẩm cuối cùng hoặc trước khi nhận hàng. Chất lượng của mẫu chấp nhận phản ánh chất lượng tổng quát của mọi chi tiết, sản phẩm trong lô sản phẩm. Theo lý thuyết thống kê, kết quả từ chọn mẫu có thể suy rộng ra cho toàn bộ sản phẩm. Nếu một lô sản phẩm có mẫu chấp nhận được hoặc tỷ lệ phần trăm sai hỏng được chấp nhận thì lô đó được chấp nhận. Ngược lại, nếu lô sản phẩm với mẫu kiểm tra có tỷ lệ phần trăm sai hỏng vượt quá quy định thì lô đó không được chấp nhận tức là bị bác bỏ.

Mục đích của chọn mẫu là quyết định xem mỗi lô sản phẩm có thỏa mãn các tiêu chuẩn hoặc yêu cầu đặt ra hay không. Lô sản phẩm nào đảm bảo tiêu chuẩn sẽ được chấp nhận, những lô nào không đạt tiêu chuẩn cần loại bỏ. Kiểm tra chọn mẫu cung cấp những thông tin về mức độ các sản phẩm phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn hoặc với những yêu cầu về chất lượng đã được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp. Đảm bảo chất lượng dựa trên kiểm tra sau khi sản xuất được gọi là kiểm tra chất lượng chọn mẫu chấp nhận.

Kiểm tra chọn mẫu đưa ra những kết luận từ một tỷ lệ sai hỏng thu được từ mẫu đại diện cho lô hàng, từ đó đưa ra quyết định chấp nhận hay loại bỏ lô hàng đó. Quan niệm chấp nhận một tỷ lệ sai hỏng nhất định trong lô sản phẩm cho dù tỷ lệ đó là rất nhỏ là không phù hợp với triết lý của quản trị chất lượng toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống quản trị chất lượng toàn diện, đặc biệt là ở các nước có trình độ phát triển còn thấp như Việt Nam. Hơn nữa, trong trao đổi buôn bán trên thị trường giữa các doanh nghiệp kể cả trong và ngoài nước, kiểm tra chất lượng bằng lấy mẫu chấp nhận vẫn được sử dụng khá rộng rãi. Một số trường hợp kiểm tra chọn mẫu được quy định trong hợp đồng kinh tế đã ký giữa các bên mua

và bán. Ngoài ra, trong một số trưòng hợp các chính phủ bắt buộc phải lấy mẫu chấp nhận giao nhận hàng hóa. Nhưvậy kiểm tra chọn mẫu vẫn đang được áp dụng khá phổ biến trong giao nhận sản phẩm giữa các doanh nghiệp trên thế giới ngày nay. Trong thực tế, trên thị trường quốc tế thường chấp nhận một lô hàng có tỷ lệ phế phẩm 2%. Cần nhắc lại là các doanh nghiệp đã thực hiện quản trị chất lượng toàn diện sẽ không chấp nhận tỷ lệ này.

Kiểm tra chọn mẫu chấp nhận được thực hiện phổ biến hiện nay còn nhờ những lợi ích to lớn của nó đưa lại. Nó cho kết quả nhanh hơn, do số sản phẩm kiểm tra ít hơn nhiều lần so với lô hàng và chỉ cần kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong mẫu là có thể kết luận cho cả lô sần phẩm. Mẫu chọn đúng và đủ có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho những quyết định trong kinh doanh.

Kiểm tra chọn mẫu tiết kiệm các nguồn lực hơn. Trong kiểm tra chọn mẫu cần ít nhân viên kiểm tra hơn, hao phí vật tư nguyên liệu cho hoạt động kiểm tra cũng nhỏ hơn. Bởi vì kiểm tra cần có chi phí nên câu hỏi đặt ra là liệu có cầnkiểm tra dao động từ không kiểm tra đơn vị sản phẩm nào đến kiểm tra toàn bộ. Chi phí kiểm tra và chi phí do đểlọt lưới các sản phẩm sai hỏng là căn cứ quan trọng cho việcxét chọn sử dụng phương pháp này. Chi phí kiểm tra bao gồm cả chi phí cho hoạt động kiểm tra, phương tiện và nguyên liệu cho kiểm tra và chi phí phá huỷ sản phẩm khiphải kiểm tra phá hủy. Do đó chi phí này rất lớn. Song chiphí để lọt lưới sản phẩm sai hỏng trong nhiều trường hợpcũng rất cao. Điểm cân bằng giữa 2 loại chi phí này đảm bảocho tổng chi phí nhỏ nhất. Kiểm tra chọn mẫu cho phép giảmthiểu chi phí kiểm tra mà vẫn không để lọt lưới tỷ lệ sản phẩm sai hỏng vượt quá quy định. Mối quan hệ giữa các loại chi phí kiểm tra và chi phí do để lọt lưới phế phẩm giảm xuống minh họa như trong hình 5.1.


Tổng chi phí

Chi phí kiểm tra

Chi phí do để lọt

lưới phế phẩm

Chi phí


Q tối ưu Số lượng kiểm tra (Q)


Hình 5.1: Mối quan hệ giữa các loại chi phí kiểm tra và chi phí để lọtlưới

phế phẩm

Đối với một số sản phẩm, để xác định mức chất lượng khi kiểm tra cần phá hủy hoặc làm hỏng sản phẩm. Trong những trường hợp này không thể kiểm tra toàn bộ. Kiểm tra chọn mẫu chấp nhận là hình thức thích hợp nhất, hiệu quả nhất.

5.3.2. Các vấn đề cơ bản về cách lấy mẫu

5.3.2.1. Các khái niệm cơ bản

Khi lấy mẫu từ một lô sản phẩm để kiểm tra chất lượng các sản phẩm trong mẫu nhằm đánh giá xem chúng có phù hợp với các thông số, chỉ tiêu được quy định hay không thìkiểm tra chọn mẫu được thực hiện tuỳ theo đối tượng kiểm tra là các chỉ tiêu thuộc tính chất lượng đứt đoạn hay các chỉ tiêu biến số chất lượng đo được trên thang liên tục. Trong kiểm tra chọn mẫu cần xác định nguyên tắc, chỉ dẫn cách lấy mẫu và các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cần kiểm tra và so sánh. Có thể tiến hành lấy mẫu một lần hoặc nhiều lần.

Những vấn đề quan trọng trong kiểm tra chọn mẫu chấp nhận là xác định lô sản phẩm, mẫu và tỷ lệ sai hỏng chấp nhận.

Lô sản phẩm là những sấn phẩm được sản xuất ra trong cùng một hệ thống, cùng điều kiện chung. Độ lớn của lô có ảnh hưởng quan trọng đến kỹ thuật lựa chọn mẫu chấp nhận. Độ lớn của lô sản phẩm chính là số lượng sản phẩm có trong một lô và còn gọi là cỡ lô. Trong mỗi lô người ta lấy ra một số sản phẩm đại diện để kiểm tra gọi là mẫu lô. Số đơn vị sản phẩm chứa trong một mẫu gọi là cỡ mẫu. Cỡ mẫu do tiêu chuẩn quy định cho từng loại hàng và tùy thuộc cỡ lô. Cỡ mẫu và cỡ lô sản phẩm cũng có thể xác định theo thỏa thuận giữa bên cung cấp và bên mua.

Sản phẩm sai hỏng là những sản phẩm có các chỉ tiêu chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn quy định hoặc yêu cầu trong hợp đồng .Trong mỗi mẫu sẽ lần lượt kiểm tra mọi sản phẩm nhằm phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm. Số sản phẩm sai hỏng trong một lô được tính theo tỷ lệ phần trăm gọi là tỷ lệ sai hỏng.Trong mỗi lô sản phẩm cần xác định được tỷ lệ phần trăm sai hỏng so sánh với tiêu chuẩn hoặc quy định để xác định mức chất lượng của lô sản phẩm.Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng phải được cả khách hàng và người sản xuất chấp nhận.

Trong kiểm tra chọn mẫu, nhiệm vụ đặt ra là cần phải biết cách chọn mẫu và xử lý các số liệu thu được từ mẫu chọn. Cỡ mẫu cần được chọn sao cho đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô sản phẩm. Tính đại diện của mẫu chọn phụ thuộc rất lớn vào cách chọn, vị trí và thời điểm chọn. Thông thường cách chọn mẫu được áp dụng phổ biến nhất là chọn ngẫu nhiên. Chọn ngẫu nhiên là phương pháp chọn số mẫu trong tổng thể một cách ngẫu nhiên, không có sự sắp xếp trước nào cả. Chọn mẫu ngẫu nhiên lại có thể thực hiện theo các phương thức khác nhau như chọn ngẫu nhiên một lần, chọn mẫu kép và chọn ngẫu nhiên nhiều lần. Quyết định áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp. Ngoài ra cũng có thể chọn máy móc

theo những quy định cụ thể về khoảng cách chọn. Theo cách chọn này số lượng mẫu được phân phối đều nên nâng cao tính đại diệncủa mẫu.

5.3.2.2. Các yêu cầu cần đảm bảo trong lấy mẫu

Khi lấy mẫu có nhiều cách lấy khác nhau: có thể lấy mẫumột lần hay còn gọi là mẫu đơn, lấy mẫu hai lần (mẫu kép) và lấy mẫu nhiều lần.

Chọn mẫu chấp nhận chỉ có ý nghĩa khi đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phần lớn sản phẩm trong lô phải được sản xuất trongcùng một thời gian.

- Chi phí do lọt lưới phế phẩm thấp.

- Quy định rò số lần tiến hành kiểm tra lô sản phẩm, sốlượngmẫu lấy.

- Thống nhất về địa điểm và thời điểm kiểm tra trong quá trình lấy mẫu.

- Xác định rò đối tượng kiểm tra là các biến số lượng hay thuộc tính.

- Xác định rò tiêu chuẩn chấp nhận hoặc chối bỏ lô sản phẩm.

5.3.2.3. Các phương thức lấy mẫu

- Lấy mẫu đơn:

Thực chất là lấy mẫu một cách ngẫu nhiên từ mỗi lô sản phẩm và dựa vào mẫu đó để ra quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ lô sản phẩm. Thông thường để tăng độ chính xác thì chọn mẫu đơn cần mẫu có cỡ lớn. Nếu bất kỳ mẫu nào có phế phẩm vượt quá quy định thì lô đó bị bác bỏ.

Nếu gọi N là cỡ của lô sản phẩm; n là cỡ mẫu chọn;

c là số lượng sai hỏng chấp nhận được trong một mẫu; d là số lượng sai hỏng thực tế trong mẫu chọn.

Phương pháp thực hiện và ra quyết định khá đơn giản, chỉ cần chọn một mẫu có cỡ n ngẫu nhiên từ một lô sản phẩm. Tiến hành kiểm tra một cách chi tiết các sản phẩm trong mẫu. Nếu mẫu có d <= c thì lô sản phẩm được chấp nhận. Ngược lai d > c thì lô sản phẩm không được chấp nhận.

- Lấy mẫu kép:

Thực chất của phương thức này là cho phép chọn mẫu lần thứ 2 nếu như mẫu lần đầu không đảm bảo cho kết luận chính xác.

Gọi: c1là mức chất lượng tốt nhất cho phép; c2 là mức chất lượng tồi nhất cho phép;

c3 là mức chất lượngchấp nhận cho mẫu kép; d1 là sai hỏng thực tế của lần lấy mẫu đầu; d2 là sai hỏng của lần lấy mẫu sau;

n1 là mẫu lần đầu; n2 là mẫu lần 2.

Khi mẫu đầu có tỷ lệ sai hỏng hơn c1 (d1 <c1) thì lô hàng được chấp nhận. Nếu mẫu có tỷ lệ sai hỏng lớn hơn c2 (d1>c2) thì lô bị bác bỏ. Nếu có số sai hỏng nằm trong khoảng c1và c2 (tức là c1< d1<c2) thì lấy mẫu lần thứ 2. Nếu d1 + d2< c3 thì chấp nhận lô và ngược lại lô sẽ bị từ chối. Phương thức lấy mẫu kép được áp dụng nhằm tiết kiệm chi phí trong kiểm tra.

- Lấy mẫu nhiều lần

Cũng giống như trường hợp chọn mẫu kép, ở đây quá trình lấy mẫu được lặp lại nhiều lần hơn. Đầu tiên lấy ra một mẫu.Nếu tỷ lệ sai hỏng nhỏ hơn hay bằng giới hạn dưới thì lô được chấp nhận. Nếu tỷ lệ sai hỏng vượt quá giới hạn trên đã quy định thì lô bị bác bỏ. Ta lấy thêm mẫu thứ 2 và so sánh số sai hỏng tích lũy với giới hạn trên và dưới mới và áp dụng đúng quy tắc như mẫu 1. Nếu sau khi lấy mẫu thứ 2 mà vẫn chưa quyết định chấp nhận được hay không thì lấy mẫu thứ 3 vớicác giới hạn chấp nhận hay bác bỏ mới hướng lên trên. Cứ lặp lại cách này cho đến khi các lô hoặc được chấp nhận hoặc bị bác bỏ. Có thể thấy được qua sơ đồ sau:


Từ chối

Tiếp tục

lấy mẫu

Chấp nhận

10

9

8

7

6

5

4

3

2

1


10 20 30 40 50 Sản phẩm được

kiểm tra

Hình 5.2: Sơ đồ quá trình lấy mẫu nhiều lần

5.3.3. Xây dựng phương án lấy mẫu đơn theo thuộc tính chất lượng

Vấn đề quan trọng nhất trong kiểm tra chọn mẫu chấp nhận là làm thế nào xác định được một phương án lấy mẫu tốt nhất đáp ứng được tiêu chuẩn đã đặt ra hoặc những yêu cầu trong hợp đồng kinh tế đã thỏa thuận với khách hàng. Những nội dung quan trọng nhất trong thiết lập phương án chọn mẫu là xác định được cỡ mẫu phù hợp trong lô sản phẩm, đưa ra được những chỉ tiêu cơ bản như mức chất lượng chấp nhận, tỷ lê sai hỏng cho phép của lô, rủi ro của người sản xuất và rủi ro của người tiêu dùng.

Mục tiêu của chọn phương án lấy mẫu là giảm thiểu những sai sót trong chấp nhận những sản phẩm xấu và loại bỏ những sản phẩm tốt.

5.3.3.1. Rủi ro trong lấy mẫu chấp nhận

Kiểm tra chọn mẫu có một đặc điểm quan trọng là chúng luôn gắn với rủi ro. Về cơ bản có 2 loại rủi ro. Rủi ro của người sản xuất và rủi ro cùa người tiêu dùng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là chất lượng mẫu không phản ánh đúng chất lượng của lô sảnphẩm dẫn đến hiện tượng chất lượng của lô có thể tồi hơn tỷ lệ sai hỏng quy định nhưng vẫn được chấp nhận và ngược lại có thể tốt hơn nhưng lại bị bác bỏ.

Trong lấy mẫu chấp nhận doanh nghiệp đã xác định một tiêu chuẩn quy định gọi là mức chất lượng chấp nhận AQL (Acceptable Quality Level). Mức chất lượng chấp nhận là tỷ lệ % sai hỏng lớn nhất có thể chấp nhận được đối với lô sản phẩm đó. Chẳng hạn trong lô sản phẩm có cỡlô 100 theo quy định có 4 sản phẩm sai hỏng hay 4% sản phẩm sai hỏng được coi là chấp nhận được. Mức chất lượng chấp nhận phản ánh mong muốn của người tiêu dùng mong chấp nhận lô hàng có tỷ lệ sản phẩm sai hỏng nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ sai hỏng cho phép này thường xác định dựa trên thỏa thuận giữa hai bên mua và bên bán.

Khi lấy một mẫu từ lô sản phẩm và kiểm tra những sản phẩm trong mẫu, nếu số sản phẩm sai hỏng phát hiện được qúa tỷ lệ sai hỏng cho phép quy định trước thì toàn bộ lô bị từ chối, ngược lại tỷ lệ sai hỏng thấp hơn hoặc bằng quy định thì lô được chấp nhận và người ta hy vọng kết quả đó từmẫu phản ánh đúng chất lượng của toàn bộ lô. Trong các trưòng hợp chất lượng mẫu không phản ánh đúng chất lượng của lô thì có rủi ro xảy ra. Trưòng hợp lô có mức chất lượng thực tế thấp hơn AQL nhưng kết quả kiểm tra từ mẫu lại có tỷ lệ sai hỏng vượt mức cho phép thì lô sản phẩm sẽ bị từ chối. Xác suất bác bỏ lô có mức chất lượng chấp nhận gọi là rủi ro của người sản xuất hay còn gọi là rủi ro loại I ký hiệu bằngα. Trong thực tế hiện nay mức xác suất này thường được quy định từ 0 - 10%.

Ngược lại, có những lô sản phẩm mà mẫu có tỷ lệ sai hỏng chấp nhận nhưng trong lô đó có số sản phẩm sai hỏng nhiềuhơn quy định vẫn được giao cho người tiêu dùng. Giới hạn cao nhất mà người tiêu dùng chấp nhận tỷ lệ sai hỏng gọi làtỷ lệ phần trăm sai hỏng cho phép - LTPD (Lot Tolerance Percent Defectives).Xác suất xảy ra khi tỷ lệ sai hỏng vượt quá LTPD lô vẫn được chấp nhận gọi là rủi ro của người tiêu dùng ký hiệu là β và gọi là sai lầm loại II.

5.3.3.2. Đường cong đặc tính vận hành

Trong chọn mẫu, điều quan trọng là làm thế nào để phân biệt giữa lô có chất lượng cao với lô có chất lượng thấp. Khả năng phân biệt đó được thể hiện thông qua đường cong đặc tính vận hành OCC(Operating Characteristic Curve).

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí