Công Tác Đtm- Công Cụ Lồng Ghép Môi Trường

- Chuẩn bị các hồ sơ liên quan về dự án: Quyết định thành lập, Quy chế hoạt động, Đề cương giám sát và kế hoạch quan trắc môi trường.

- Tổ chức khảo sát thực địa trước khi thi công để khoanh định hành lang thi công của đoạn tuyến.

Trong giai đoạn thi công xây dựng:

- Tổ chức các đợt khảo sát thực địa tuyến để giám sát việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường, kiểm tra các kết quả đo đạc, quan trắc, điều tra môi trường.

- Hội đồng xem xét đánh giá kết quả giám sát môi trường do các đơn vị TVGS độc lập thực hiện.

- Lập báo cáo định kỳ , báo cáo Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Giao thông vận tải về tình hình tiến độ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án nêu trong báo cáo ĐTM. Đề xuất phương hướng giải quyết đôi với các vấn đề môi trường nảy sinh.

Tư vấn giám sát độc lập:

- Bao gồm các thành viên: Viện KHCN-GTVT, VQG Cúc Phương, sở Tài nguyên & Môi trường các tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa, viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, viện Địa chất – Trung tâm KHTN & Công nghệ Quốc gia, Trung tâm Thủy văn ứng dụng và Kỹ thuật môi trường - Đại học Thủy Lợi

- Các nội dung tiến hành giám sát : Kết quả chất lượng môi trường không khí, các thông số về tiếng ồn và độ dung, môi trường nước mặt, các yếu tố về thủy văn, việc di dời dân và kế hoạch tái định cư khỏi khu vực thung lũng VQG Cúc Phương, các yếu tố về hệ sinh thái, các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan ... Giám sát nguồn thải trong quá trình xây dựng, giám sát sự cố, tai biến môi trường, giám sát kế hoạch và tiến độ xây dựng các công trình giảm thiểu, giám sát việc phục hồi môi trường cảnh quan tại khu vực VQG trong quá trình thực hiện dự án.

3.2.6. Công tác ĐTM- công cụ lồng ghép môi trường

a. Quy trình lập ĐTM

Báo cáo ĐTM của dự án được lập trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường 1993 với quy trình được thể hiện ở hình 3.6:


Lập báo cáo ĐTM sơ bộ

( giai đoạn nghiên cứu khả thi)

Cục môi trường-Bộ KHCN&MT có ý kiến bằng văn bản số 63/MTg ngày 20/1/1998

Lập báo cáo ĐTM chi tiết (giai đoạn thiết kế chi tiết

Bộ KHCN&MT thẩm định lần thứ nhất ngày 29/9/2000

Lập báo cáo ĐTM chi tiết cho ba khu vực nạy cảm (Cúc Phương, Phòng nha- Kẻ bàng và Ngọc Linh)

Bộ TN&MT thẩm định lần 2 ngày 1/6/2001

Chỉnh sửa, bổ sung nội dung các báo cáo ĐTM

Bộ TN&MT thẩm định lần 3 ngày 16/10/2001

Hoàn chỉnh báo cáo


Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo


Hội đồng giám sát đoạn qua Cúc Phương


Hình 3.6. Sơ đồ quá trình ĐTM của dự án đường Hồ Chí Minh


Nhận xét:

Quy trình thực hiện báo áo ĐTM của dự án đã được thực hiện đúng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 .

b. Chất lượng báo cáo,

Sau khi nghiên cứu các báo cáo ĐTM qua từng giai đoạn tác giả có một số nhận định về báo cáo ĐTM như sau:

Báo cáo ĐTM sơ bộ:

- Cơ bản báo cáo đã chỉ ra được một số vấn đề môi trường, sinh thái khi thực hiện dự án và đề xuất một số biện pháp (chưa đầy đủ) để giảm thiểu các tác động đó.

- Báo cáo đánh giá chưa đầy đủ về cái được, mất của dự án, không có phân tích về chi phí lợi ích, các thông tin về đa dạng sinh học còn thiếu.

- Báo cáo chưa đề xuất được các kịch bản so sánh.

Báo cáo ĐTM chi tiết:

- Báo cáo ĐTM chi tiết đã phải tổ chức họp ba (03) lần mới được thông qua như đã nêu trên, các vấn đề được nêu ra:

+ Vấn đề tác động đến các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng nguyên sinh cần phải được làm rõ và chi tiết hơn. Trong đó, yêu cầu được đặt ra là phải lập báo cáo ĐTM chi tiết riêng cho các khu vực nhậy cảm gồm: (1) đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc Phương, (2) đoạn tuyến qua Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha- Kể Bàng, (3) Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh;

+ Các vấn đề về di dân, tái định cư;

+ Các vấn đề liên quan đến chất độc hóa học, bom mìn tiềm ẩn;

+ Các vấn đề về xã hội-nhân văn;

+ Các vấn đề trong thi công (khai thác vật liệu, rủi ro môi trường, chế độ thủy văn ngập lụt)

Nhận xét chung:

- Các thông tin cơ sở của báo cáo còn hạn chế;

- Phương pháp GIS (bản đồ thông tin địa lý) chỉ được áp dụng thực sự trong báo cáo ĐTM chi tiết và chủ yếu ở giai đoạn cuối của quá trình thẩm định;

- Phương pháp phân tích lợi ích chi phí chưa được áp dụng;

- Sự tham gia của các chuyên gia thuộc các chuyên ngành khác nhau rất hạn chế ở các thời kỳ đầu và chỉ được tham gia tại các giai đoạn sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định;

- Sự phối hợp giữa cơ quan lập báo cáo nghiên cứu khả thi và cơ quan lập báo cáo ĐTM còn hạn chế, các giải pháp về môi trường sinh thái được các nhà tư vấn lập dự án cập nhật chậm và không hiệu quả.

c. Công tác tham vấn

Về tổng thể cho đến khi báo ĐTM được phê duyệt việc tam vấn các bên liên quan đã được tiến hành khá đầy đủ, hình thức tham vấn cũng đa dạng và có tính chuyên môn cao. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tác giả có một số nhận định một số điểm trong công tác tham vấn như sau:

- Giai đoạn lập báo cáo ĐTM sơ bộ việc tham vấn được thực hiện rất ít và chưa mang tính đại diện. Nguyên nhân chủ yếu là do quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, sự hiểu biết về môi trường sinh thái của đa số những người tham gia lập dự án còn hạn chế.

- Giai đoạn lập báo cáo ĐTM chi tiết: hoạt động tham vấn được cập nhật và bổ sung qua từng thời kỳ thẩm định. Đối tượng tham vấn cơ bản đủ tính đại diện (cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương, các cơ quan quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn, các nhà khoa học (thông qua hội thảo do Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức 02 lần), người dân (chủ yếu những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ dự án)).

- Hình thức tham vấn khá đa dạng (bằng văn bản, họp trao đổi, phỏng vấn sâu, phiếu điều tra, hội thảo).

d.. Các kịch bản được đưa ra trong báo cáo ĐTM đoạn qua Cúc Phương.

Sau cuộc họp thẩm định lần thứ nhất, báo cáo ĐTM đoạn qua Cúc Phương được tách ra thành một báo cáo riêng. Có 5 kịch bản được đưa ra để so sánh (bảng 3.5):

Bảng 3.5. Các kịch bản đoạn tuyến qua Cúc Phương


Kịch bản

Mô tả kịch bản

Ưu điểm

Nhược điểm

PA 1

Theo hướng tuyến

chính như hiện nay có xem xét cầu cạn

Tuyến ngắn 8km,

đẹp. Giải phóng mặt bằng ít

Cắt qua rừng Cúc Phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu, đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua vườn quốc gia Cúc Phương - 10


PA 2a

Tránh sang phía tây và phải đục hầm

khoảng 4km

Tránh Phương

được

Cúc

Tuyến dài hơn 19km và phải làm hầm 4km, Chi phí tốn kém

PA 2b

Tránh phía tây vòng

xa hơn, hầm đục 4km

Tránh Phương

được

Cúc

Giải phóng mặt bằng nhiều, tuyến

dài hơn 41km. Chi phí xây dựng lớn

PA 3a

Tránh phía đông đi qua vùng đệm của

Vườn

Tránh Phương

được

Cúc

Ảnh hưởng bởi lũ sông bưởi, Giải phóng mặt bằng nhiều, tuyến dài

hơn 58km. Chi phí xây dựng lớn,

PA 3b

Tránh phía đông xa gần QL1A

Tránh Phương

được

Cúc

Ảnh hưởng bởi lũ sông bưởi, sông chu Giải phóng mặt bằng nhiều, tuyến dài 123km. Chi phí xây

dựng lớn

Nhận xét:

- Việc đánh giá so sánh các kịch bản vẫn chưa lượng hóa được các giá trị để so sánh giữa được và mất.

- Báo cáo tuy đã đưa ra được các kịch bản nhưng những người lập dự án đầu tư luôn có xu hướng bảo vệ kịch bản PA1. Các nhà phản biện về môi trường sinh thái phản ứng rất mạnh nhưng lại chưa đưa ra được sự lượng giá giá trị sinh thái bị mất, các ý kiến phản biện chưa thuyết phục được những người ra quyết định.

3.3. Quyền lực


Trong phần này tác giả phân tích quá trình ra quyết định từ lăng kính quyền lực để trả lời các câu hỏi: Các dạng quyền lực ảnh hưởng tới việc ra quyết định là gì? Một số câu hỏi được đặt ra là: quyền lực có ảnh hưởng như thế nào đến dự lựa chọn?, liệu có quyền lực ngầm nào tác động vào việc ra quyết định hay không?

Trước hết, quyền lực được tạo nên bởi cấu trúc xã hội với hai dạng cấu trúc và phi cấu trúc (ACSC-CRES, 2009):.

Cấu trúc xã hội có tổ chức, hiện hành: hệ thống Đảng, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), và các Tổ chức xã hội dân sự. Nguyên tắc cơ bản nhất: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Tính tập thể thể hiện rõ nhất, tính công khai, minh bạch được đề cao trong hệ thống tổ chức này.

Cấu trúc xã hội không tổ chức. Mối quan hệ đa dạng giữa các cá nhân, lớp người có vị trí, vai trò, vị thế xã hội khác nhau, có ảnh hưởng quan trọng, chi phối mạnh mẽ quá trình ra các quyết định, có hiệu lực thực tế liên quan đến những quyền lợi cụ thể nhất. Các kết quả thường chỉ biểu hiện sau cùng, cuối cùng của quá trình mà đa số không dễ gì nhận biết ngay từ đầu, trong quá trình tham gia thương thảo/đàm phán.

Ngoài ra quyền lực được thể hiện ở các dạng khác như giá trị thương hiệu, giá trị kinh tế, đầu tư….

Ở Việt Nam hệ thống quyền lực được phân cấp trên cơ sở hiến pháp và pháp luật quy định, ở mỗi cấp đều có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khá rõ ràng. Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Cúc Phương trong quá trình triển khai, ra các quyết định thực hiện cuối cùng, quyền lực được thực hiện theo đúng quy trình và thẩm quyền do luật pháp quy định, quy trình quyền lực đó được theo sơ đồ ở hình 3.7.dưới đây:


Chủ tịch Quốc hội ra quyết định chủ trương đầu tư dự án

- Chính quyền địa phương các cấp;

- Các Bộ, ngành;

- Các cơ quan quản lý Vườn (các cấp);

- Các tổ chức xã hội dân dự (VUSTA, các tổ chức phi chính phủ khác);

- VQG Cúc Phương

Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt quy hoạch, và dự án đầu tư

Bộ trưởng Bộ TN&MT ra quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM


Ban QLDA thực thi

Bộ trưởng Bộ GTVT ra quyết định phê duyệt các dự án thành phần

Hình 3.7. Sơ đồ quyền lực ra quyết định của dự án đường HCM đoạn qua Cúc Phương


Tuy nhiên, qua tìm hiểu và nghiên cứu bước đầu tác giả nhận định rằng; Các dạng quyền lực ảnh hưởng tới việc ra quyết định xây dựng đường Hồ Chí Minh đi qua VQG Cúc Phương là có và chúng là các dạng sau:

Giá trị đa dạng sinh học của VQG Cúc Phương: là một VQG được thành lập đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1962. Do đó, tên tuổi và biểu tượng của VQG Cúc Phương cũng ảnh hưởng phần nào tới việc ra quyết định. Vì khu vực nay gắn liền với nhiều lịch sử và giá trị như là nơi hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây cũng như là địa điểm nghiên cứu khoa học quan trọng.

Quyền lực ở dạng kiến thức: việc cho rằng các hệ sinh thái mà đường Hồ Chí Minh đi qua là những “khu rừng nghèo không có giá trị” ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định. Tuy nhiên trên thực tế khái niệm rừng nghèo cũng chưa

cụ thể. Ngoài ra, giá trị dịch vụ hệ sinh thái mà những rừng nghèo này mang lại trong một thể thống nhất của hệ sinh thái cũng chưa được tính toán. Việc làm nhẹ giá trị đa dạng sinh học và hệ sinh thái và nâng cao giá trị về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng làm cho việc ra quyết định được thông qua mà ít chú ý tới vấn đề sinh thái. Báo cáo ĐTM của đoạn qua Cúc Phương khi thực hiện các đánh giá để so sánh các kich bản, các tác giả đã chưa đánh giá đúng mức, đủ các giá trị của hệ sinh thái vườn đối với khu vực (như đã nêu ở phần 3.1 Lượng giá) do vậy các kết luận cuối cùng thường có thiên hướng rất rõ nhận dạng được kịch bản tiên lựa chọn.

Quyền lực quốc gia và địa phương: ưu tiên phát triển kinh tế xã hội quốc gia chi phối ưu tiên phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, Các yếu tố về an ninh quốc phòng, lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc được ưu tiên hơn các vấn đề về môi trường sinh thái (điều này có thể nhận thấy khi nghiên cứu các báo cáo về dự án; nội dung và thời lượng, chất lượng các vấn đề an ninh quốc phòng, lịch sử…,là rõ rang cà cụ thể hơn các vấn đề về môi trường sinh thái.)

Quyền lực của tổ chức xã hội dân sự (VUSTA, tổ chức phi chính phủ khác) trong phản biện xã hội để đưa ra quyết định: vào thời kỳ đầu của dự án các nghiên cứu đánh giá về môi trường, sinh thái chưa được đúng và đủ vì vậy đã có một số tổ chức xã hội dân sự lên tiếng phản ánh. Điều này đã có những dấu hiệu tích cực và đã có ảnh hưởng nhất định đến quá trình ra quyết định Bằng chứng là cơ quan quyền lực đã quyết định cần phải đánh giá chi tiết về đa dạng sinh học và cần thiết phải lập báo cáo ĐTM riêng cho các đoạn tuyến qua: Cúc Phương, Phong nha-Kẻ bàng và Ngọc Linh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022