b) Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo và kế thừa các vấn đề lý luận đã được nghiên cứu trong các giáo trình, luận án, báo cáo nghiên cứu khoa học.
Thông tin qua các nguồn tài liệu sẵn có như báo, internet và những thông tin có liên đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang (niên giám thông kê báo cáo chi tiết tình hình vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2015 đến năm 2019)
- Phương pháp điều tra bằng hỏi được sử dụng thu thập dữ liệu bổ sung cho các nhận định, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang:
+ Thời điểm điều tra: Tháng 7/2021
+ Đối tượng điều tra: Các cán bộ, công chức thuộc phòng Tài chính đầu tư, phòng Quản lý ngân sách thuộc Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: tiến hành phỏng vấn 07 công chức của phòng Tài chính đầu tư và 06 công chức của phòng Quản lý Ngân sách Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang. Những dữ liệu thu được dùng để minh họa cho các phân tích, nhận định về thực trạng và đề xuất khoa học trong luận văn.
c) Phương pháp xử lý dữ liệu, phân tích:
- Phương pháp thống kế mô tả: Với cách tiếp cận hệ thống bằng số liệu qua thông tin thực tế thu thập được. Luận văn khái quát tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang - 1
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang - 2
- Yêu Cầu Quản Lý Vốn Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Nsnn
- Nội Dung Cơ Bản Của Quản Lý Vốn Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Nsnn Tại Các Địa Phương Cấp Tỉnh
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Ngân Sách Nhà Nước
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
- Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh số liệu về quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước giữa các năm để rút ra nhận định hoặc minh họa.
- Phương pháp tổng hợp: Dựa trên các số liệu đã phân tích để đưa ra nhìn nhận, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Từ đó nhìn nhận những kết quả và hạn chế trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, tìm được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn nữa trong công tác quản lý này.
6. Những đóng góp của luận văn đối với thực tiễn
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.
Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2019, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh.
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngaan sách nhà nước của tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về vốn đầu tư XDCB và vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
1.1.1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản
a. Khái niệm
Vốn đầu tư: Theo điều 3, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”
Vốn đầu tư XDCB: là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính đầu tư phát triển quan trọng của quốc gia. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân để đạt được mục đích đầu tư, nó bao gồm chi phí cho việc thăm dò, khảo sát và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư, chi phí thiết kế công trình, chi phí xây dựng, chi phí mua sắm lắp đặt máy móc, thiết bị và những chi phí khác thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB; chi phí cho việc sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị, sửa chữa lớn các TSCĐ khác được ghi trong tổng dự toán.
b. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư XDCB là một khoản chi lớn. Vốn đầu tư XDCB là một khoản chi tất yếu nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho mỗi quốc gia nói chung và cho từng địa phương nói riêng. Trước hết, vốn đầu tư XDCB tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất dịch vụ cho tổ chức, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Đồng thời, vốn đầu tư XDCB còn có ý nghĩa là nguồn vốn để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, định hướng đầu tư phát triển cho nền kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia theo từng thời kỳ.
Vốn đầu tư XDCB gắn liền với đặc điểm của đầu tư XDCB như:
Thời gian để tiến hành đầu tư XDCB khá dài vì vậy lượng vốn đầu tư bị ảnh hưởng bởi giá cả, lạm phát, lãi suất...
Vốn đầu tư XDCB phải phù hợp với đặc điểm của từng loại hình công trình nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư do đặc điểm của đầu tư XDCB được tiến hành trong tất cả ngành kinh tế quốc dân, các lĩnh vực kinh tế xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... Nên sản phẩm xây dựng cơ bản có nhiều loại hình công trình và mỗi loại hình công trình có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng.
Vốn đầu tư XDCB gắn với hoạt động đầu tư XDCB, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để phát triển TSCĐ trong nền kinh tế vì vậy, đây là hoạt động đầu tư có tính chất dài hạn.
1.1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN
a. Khái niệm
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một phần vốn tiền tệ từ nguồn NSNN để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, xây dựng hệ thống các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mà khả năng thu hồi vốn chậm hoặc thấp, thậm chí không có khả năng thu hồi vốn những cần thiết phục vụ các mục tiêu phát triển, cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật NSNN.
Gắn với hoạt động đầu tư XDCB, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để đầ u tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế. Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư và o máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng... Đây là hoạt động đầu tư phát triển, đầu tư cơ bản và chủ yếu có tính dài hạn. Gắn với hoạt động NSNN, vốn đầu tư XDC B từ NSNN được quản lý và sử dụng đúng luật, theo các quy trình rất chặt chẽ. Khác với đầu tư trong kinh doanh, đầu tư từ NSNN chủ yếu nhằm tạo lập môi trường, điều kiện cho nền kinh tế, trong nhiều trường hợp không mang tính sinh lãi trực tiếp.
b. iĐặc iđiểm icủa ivốn iđầu itư iXDCB itừ iNSNN
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một quy trình phức tạp vừa tuân thủ quy trình quản lý trong các dự án đầu tư XDCB, vừa đảm bảo các quy định chi của
nguồn vốn NSNN. Do đó, có thể khái quát đặc điểm của việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, đối tượng quản lý là vốn đầu tư xây dựng từ NSNN, nguồn vốn được cấp phát theo kế hoạch NSNN với quy trình rất chặt chẽ gồm nhiều khâu: xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng kế hoạch, xây dựng dự toán, định mức tiêu chuẩn, chế độ kiểm tra báo cáo, phân bổ dự toán năm, thực hiện tập trung nguồn thu, cấp phát, hạch toán kế toán thu chi quỹ NSNN, báo cáo quyết toán. Quản lý vốn đầu tư xây dựng là một vấn đề nằm trong nội dung quản lý chi NSNN.
Vốn đầu tư XDCB thường gắn với các dự án đầu tư với quy trình chặt chẽ gồm 5 bước sau:
Quy hoạch và chủ
trương đầu tư
Lập dự án và chuẩn bị đầu tư
Triển khai thực hiện dự án
Nghiệm thu bàn giao sử dụng
Đánh giá đầu tư
(Nguồn: Tổng hợp từ các quy định về dự án đầu tư)
Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Quan hệ giữa vốn đầu tư và quy trình dự án rất chặt chẽ. Vốn đầu tư thường chỉ được giải ngân và cấp phát cho việc sử dụng sau khi dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng được tiến hành cùng với quá trình đầu tư xây dựng. Việc quyết toán công trình chỉ được thực hiện khi dự án đã được nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng.
Thứ hai, chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các cơ quan chính quyền, các cơ quan chức năng được phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN. Mỗi cơ quan chức năng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn.
Kho bạc Nhà nước quản lý, kiểm soát thanh toán, hạch toán kế toán, tất toán tài khoản vốn đầu tư xây dựng từ NSNN.
Cơ quan tài chính (Sở Tài chính, phòng tài chính) chịu trách nhiệm quản lý điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư.
Chủ đầu tư có chức năng quản lý sử dụng vốn đúng nguyên tắc, đúng mục đích sử dụng vốn và đúng định mức.
Sơ đồ 1.2 Quy trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
Chủ đầu tư
(1a)
(1c)
(1b)
Xây dựng danh mục dự án và phân bổ KHV năm (cơ quan kế hoạch đầu
tư)
(2a)
Quản lý, thanh toán và tất toán tài khoản vốn đầu tư XDCB (cơ quan KBNN)
(2b)
Điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư (cơ quan tài chính)
Ghi chú: 1a, 1b, 1c - Quan hệ công việc giữa chủ đầu tư với từng cơ quan chức năng 2a, 2b - Trình tự giải ngân vốn đầu tư cho các chủ đầu tư
Thứ ba, , mục tiêu quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN là bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao. Đối với vốn đầu tư xây dựng từ NSNN, hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế nói chung mà là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội.
Trên thực tế, có thể sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ NSNN như: các chỉ tiêu về giá thành, đơn vị công suất... trên một đơn vị vốn đầu tư; tỷ lệ số dự án quyết toán và thực hiện đúng kế hoạch; tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư xây dựng từ NSNN; mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đầu tư xây dựng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cần kết hợp với phương pháp phân tích định tính về hiệu quả kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, cũng như những tác động về môi trường để đánh giá hiệu quả.
c. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước
Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hết sức quan trọng: vừa là nguồn động lực để phát triển KT-XH, lại vừa là công cụ để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế và định hướng trong xã hội, cụ thể:
Vốn đầu tư từ NSNN sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới, phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, tăng tích lũy cho nền kinh tế, nhờ đó tạo điều kiện cũng như môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động KT - XH. Bởi vì phần lớn vốn đầu tư từ NSNN tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng, các công trình hạ tầng trọng điểm như giao thông, điện, nước, thủy lợi,...
Vốn đầu tư góp phần quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nhằm giải quyết những vấn đề mất cân đối trong phát triển giữa các vùng lãnh thổ, phát huy một cách tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị...của từng vùng lãnh thổ.
Vốn đầu tư từ NSNN đã chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư của quốc gia, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam.
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển và tăng cường khả năng công nghệ, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1.1.2. Khái niệm, mục tiêu và phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.1.2.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là tập hợp những công cụ và biện pháp của Nhà nước để quản lý quy trình đầu tư, kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đến giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc đầu tư đưa dự án vào khai thác sử dụng để đạt mục tiêu đã định, là sự tác động thường xuyên, liên tục, có t ổ chức, có hướng đích của nhà nước lên các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, vừa tạo ra sức mạnh tổng hợp của hệ thống quản lý vốn đầu tư XDCB tập trun g, vừa phát huy được tính năng động sáng tạo của các đơn vị thuộc các thành phần ki nh tế khác nhau, hạn chế đến mức tối đa các khuyết tật trong đầu tư XDCB, tránh thất thoát, lãng phí; sử dụng tốt nhất vốn đầu tư cho XDCB từ nguồn NSNN để đạt được mục tiêu cần có trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đầy biến động.
1.1.2.2. Mục tiêu quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Khai thác tối đa vốn từ NSNN để dành cho đầu tư XDCB. Việc để tỷ lệ chi cũng như giá trị tuyệt đối là bao nhiêu để đầu tư XDCB là công việc thường niên
ngay trong dự toán và điều hành thực hiện dự toán. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN ngày càng lớn thì nhiệm vụ quản lý ngày càng nặng nề, tuy nhiên trong khuôn khổ luật pháp và cân đối mọi nhu cầu hợp lý thì vốn đầu tư XDCB từ NSNN chỉ có thể thực hiện bằng 2 cách: Hạn chế, tiết kiệm chi thường xuyên và tăng nguồn thu ngân sách trong năm kế hoạch đã ổn định khoán ngân sách.
Bố trí vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN hợp lý. Để làm được việc này đòi hỏi khi phân khai ngân sách phải phân bổ nguồn cho từng lĩnh vực, từng địa phương hợp lý. Khi phân bổ phải xem xét xuất phát từ chủ trương, định hướng, phải phân tích các quan hệ tỷ lệ liên quan đến đầu tư XDCB để xác định rõ từng lĩnh vực từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến xử lý tồn đọng.
Quản lý vốn đầu tư cho XDCB từ nguồn NSNN phải đúng luật và chống thất thoát: Khi đã hình thành vốn cho từng dự án thì quản lý chặt chẽ, chống rò rỉ thất thoát, đảm bảo chất lượng, khối lượng, thời gian đầu tư là công việc hết sức quan trọng.
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN phải chấn chỉnh kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đầu tư XDCB, đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý mới. Phải phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh của các đơn vị, đảm bảo quyền quyết định của nhà nước đối với chiến lược và kế hoạch đầu tư công cho XDCB từ nguồn NSNN, đảm bảo quyền chủ động của địa phương trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn, lãnh thổ.
1.1.2.3 Phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Cơ quan kế hoạch đầu tư các cấp là đầu mối chủ trì tổng hợp, trình phân bổ vốn đầu tư XDCB, vốn chương trình mục tiêu; cơ quan tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư; cơ quan kho bạc nhà nước và các đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư có trách nhiệm kiểm soát, tạm ứng, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ cho các dự án khi đã có đủ điều kiện tạm ứng, thanh toán vốn. Các dự án đầu tư được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn NSNN hàng năm khi có đủ các điều kiện sau:
+ Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: Phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền.