Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang - 2

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT



XDCB ĐTXD XD BVTC

CNH, HĐH CTMTQG GPMB

HĐQT HĐND KBNN KT-XH NSNN NSĐP NSTW QLCN QLXD QHCT QHXD TSCĐ TKCS TPCP

UBND

Xây dựng cơ bản Đầu tư xây dựng Xây dựng

Bản vẽ thi công

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chương trình mục tiêu quốc gia Giải phóng mặt bằng

Hội đồng quản trị Hội đồng nhân dân Kho bạc Nhà nước Kinh tế - Xã hội

Ngân sách Nhà nước Ngân sách Địa phương Ngân sách Trung Ương Quản lý chuyên ngành Quản lý xây dựng

Quy hoạch chi tiết Quy hoạch xây dựng Tài sản cố định

Thiết kế cơ sở

Trái phiếu chính phủ Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản 10

Sơ đồ 1.2 Quy trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN 11

Sơ đồ 1.3: Mô hình tiêu chí đánh giá Hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 15

Biểu đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang 41

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2019 48

Mô hình 2.1: Các cơ quan tham gia quản lý các dự án đầu tư XDCB 62

Sơ đồ 2.1: Bố trí kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm 65


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 2015 - 2019 46

Bảng 2.2: Tình hình chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ 2015 - 2019 46

Bảng 2.3: Tổng hợp các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 2015 - 2019 47

Bảng 2.4: Các dự án xây dựng cơ bản phân theo cơ quan quản lý 49

Bảng 2.5: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bắc Giang Giai đoạn 2015 - 2019 50

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo cấp quản lý và ngành kinh tế tại tỉnh Bắc Giang 51

Bảng 2.7: Chi đầu tư XDCB trong tổng chi NSĐP trên địa bàn tỉnh 2015 - 2019 ...52 Bảng 2.8: Kế hoạch vốn và thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2015 - 2019 68

Bảng 2.9: Tình hình quyết toán dự án hoàn thành từ NSNN các dự án thuộc các cơ quan cấp Tỉnh quản lý được Sở Tài chính thẩm định giai đoạn 2015 - 2019 71

Bảng 2.10: Tổng hợp công tác thanh tra trong lĩnh vực đầu tư XDCB của cơ quan Thanh tra Tài chính 72

Bảng 2.11: Tổng hợp các dự án hoàn thành được quyết toán và chậm quyết toán trên địa bàn toàn tỉnh 81


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận văn.

Đầu tư XDCB luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, cơ sở vật chất, nghĩa là có những đầu tư nhất định cho xây dựng cơ bản. Trong những năm qua, đầu tư XDCB đã góp phần không nhỏ đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của nước ta. Rất nhiều công trình về các lĩnh vực như: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ, công nghiệp khai thác, chế biến, nông, lâm nghiệp được đầu tư xây dựng làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, quản lý đầu tư XDCB ở nước ta là một hoạt động đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện cơ chế chính sách quản lý kinh tế xã hội nói chung, quản lý XDCB nói riêng có nhiều thay đổi, môi trường pháp lý còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, vẫn còn sự chồng chéo trong các văn bản hướng dẫn. Trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là hiệu quả của đầu tư XDCB còn thấp do một số cán bộ quản lý chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư XDCB, đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện, xã còn thiếu và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ; thất thoát và lãng phí trong đầu tư XDCB còn nhiều và diễn ra ở tất cả các khâu như: Chủ trương đầu tư; lập dự án, thiết kế; thi công xây dựng; quản lý khai thác…Đây là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bộ máy chính trị và toàn thể nhân dân cần phải đồng bộ thực hiện.

Mặt khác tình trạng nợ công lớn, phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng nguồn lực hiện có, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra nhiều năm, dẫn đến đầu tư dàn trải, các dự án bị giãn hoãn tiến độ, kéo dài thời gian thi công, nợ XDCB lớn, gây lãng phí, thất thoát, phân tán nguồn lực làm giảm hiệu quả đầu tư.

Bắc Giang là một tỉnh miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ. Lợi thế kinh tế của tỉnh là nông, lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; là một tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp nhưng Bắc Giang cũng được quan tâm của các


chương trình, dự án đầu tư để thúc đẩy phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng. Trong một số năm vừa qua Bắc Giang đã đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp đổi mới tổng thể về kinh tế, văn hoá, xã hội. Đóng góp vào sự thành công đó phải kể đến vai trò của các công cụ tài chính trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực và vai trò của các giải pháp kinh tế tài chính, góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, khối lượng vốn đầu tư được huy động rất hạn hẹp so với nhu cầu vốn đầu tư. Mặt khác, tình trạng thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư XDCB còn diễn ra khá phổ biến, giải ngân chậm, nợ đọng XDCB cao, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đây là một vấn đề ngày càng trở nên bức xúc và là điều đáng lo ngại cần được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nói chung và các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ở Bắc Giang là một yêu cầu vừa có tính thời sự vừa có ý nghĩa thực tiễn, trong đó vai trò quản lý nhà nước (QLNN) của Đảng bộ, chính quyền địa phương và các sở, ban ngành đối với đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Từ tình trạng trạng trên cùng với những kiến thức lý luận được đào tạo và xuất phát từ thực tiễn công tác tại Văn phòng - Sở Tài Chính Bắc Giang, em xin chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN; những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn nói chung và vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, đề xuất các giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có một số công trình khoa học tiêu biểu ở phạm vi toàn quốc như sau:

Luận văn tiến sĩ kinh tế chính trị, của tác giả Bùi Mạnh Cường (2012) Trường Đại học kinh tế quốc dân: “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam”; Đề tài đã làm rõ những vấn đề về cơ sở lý


luận và cơ sở thực tiễn của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Đề xuất định hướng, hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020.

Ths. Nguyễn Văn Tuấn (2013): “Về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước”. Báo điện tử tạp chí Tài chính. Bài viết nêu ra thực tế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hiện nay quá phức tập, thủ tục còn rườm rà, do có quá nhiều cấp, nhiều ngành tham gia quản lý, nhưng sự chồng chéo đó lại không đảm bảo có hiệu quả và chặt chẽ trong quản lý. Đây cũng chính là rào cản lớn đối với hiệu quả đầu tư, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng.

TS. Nguyễn Thanh Bình (2013) - Học viện Ngân hàng “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước cho đầu tư kết cấu hạ tầng” . Bài viết nêu ra việc sử dụng nguồn vốn nhà nước vào đầu tư kết cấu hạ tầng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ hiệu quả sử dụng vốn thấp, không những lãng phí các nguồn lực lớn của đất nước, mà còn gây mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng, lạm phát cao kéo dài. Nêu ra các vấn đề như hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhà nước, những mặt hạn chế, tình hình sử dụng nguồn vốn nhà nước, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nguyên Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (2013) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước. Bài viết đã đặt ra cách tiếp cận toàn diện và bao quát để xem xét, đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước. Nêu ra các vấn đề tình hình sử dụng nguồn vốn nhà nước, hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhà nước, Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nhà nước, Để thực hiện tái cấu trúc đầu tư, với trọng tâm là tái cấu trúc đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước, một trong những nhiệm vụ then chốt là cần nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước bằng những biện pháp đồng bộ.


Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN đã được xây dựng, áp dụng để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở cả nước hoặc tại địa phương, chỉ ra nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN của cả nước hoặc tại địa phương, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nhà nước, để thực hiện tái cấu trúc đầu tư, với trọng tâm là tái cấu trúc đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước.

Còn có nhiều công trình nghiên cứu khác, tuy nhiên đến thời điểm này, chưa có luận văn, luận án nào nghiên cứu về "Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang". Do vậy đề tài không trùng lặp với các nghiên cứu khác.

3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại tỉnh Bắc Giang.

* Mục tiêu chung:

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại tỉnh Bắc Giang trong những năm qua, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.

* Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Phân tính, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN giai đoạn từ 2015 – 2019, rút ra những nhận xét về thành công, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để áp dụng trong thời gian tới.

* Nhiệm vụ của nghiên cứu


- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý về vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2019, chỉ ra những mặt đạt được, những mặt chưa đạt được và nguyên nhân của nó.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.

4. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của tỉnh Bắc Giang và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước bao gồm hai cấp quản lý là quản lý nhà nước ở trung ương và quản lý nhà nước ở cấp địa phương. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp địa phương.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tập trung nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ quản lý của sở Tài chính Bắc Giang để các giải pháp .

- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang khoảng thời gian từ 2015 - 2019 và đề xuất một số giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

a) Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công và phương pháp duy vật biện chứng, tập trung vào phân tích chính sách, đặc biệt ở giai đoạn thực hiện chính sách. Phương pháp nghiên cứu chính sách công sẽ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc ban hành và thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cũng như việc đánh giá và hoàn thiện chính sách hiện nay.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí