Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 11

Xét theo nghề nghiệp, có 44 người nông dân chiếm 97,7% số học viên bỏ học. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do hầu hết các học viên đều bị ảnh hưởng bởi thời kỳ cao điểm của vụ mùa - thời điểm từ tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, người làm nông phải tập trung nhiều công sức cho việc gieo trồng. Chỉ có công chức là không bỏ học, còn đủ 10/10 người theo học.

Đây cũng là điều để các nhà quản lý giáo dục suy nghĩ tìm biện pháp cho việc vận động học viên cố gắng ra lớp học và lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức lớp học hay có thể cho học viên nghỉ học trong một thời hạn nhất định khi gặp phải các thời kỳ cao điểm như ở vụ mùa hoặc dịp lễ Tết… 2.6.5. Về chất lượng học chữ Chăm của người lớn tuổi

BẢNG 2.16: THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG LỚP HỌC CHỮ CHĂM NGƯỜI LỚN TUỔI (Đến 05/5/2007) 

STTĐƠN VỊGiỏiKháT.bìnhYếuCộng
SL%SL%SL%SL%SL
01Ma Lâm853.4533.3213.30015
02Hàm Phú1453.81246.2000026
03Hàm Trí517103315500030
Cộng2738.02738.01724.00071

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

( Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc)[20]

BIỂU ĐỒ 2.14: CHẤT LƯỢNG LỚP HỌC CHỮ CHĂM (ĐẾN 05/5/2007)

Nhận xét về chất lượng học Qua số liệu ở bảng 3 16 cho thấy tỉ lệ học 1

Nhận xét về chất lượng học:

Qua số liệu ở bảng 3.16 cho thấy tỉ lệ học viên loại trung bình chỉ chiếm 24%, loại khá và giỏi đạt 76%. Nguyên nhân chủ yếu để đạt được kết quả khá cao như trên là do sự nổ lực của người học, sự nhiệt tình của người dạy. Mặt khác, người học chỉ tập trung vào một môn học nên có thời gian để học. Một số người đã bỏ học, ngoài nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng vụ mùa, thường là họ chưa thật sự ham học, có thể là do họ học chưa tốt nên chưa cảm thấy thích thú trong học tập.

Ngành Giáo dục cần nghiên cứu, quy định cụ thể việc đánh giá kết quả học tập của người học. Qua đó, giáo viên nhìn nhận kết quả học tập của học viên và khả năng giảng dạy của mình, đây cũng là cơ sở để các cấp quản lý giáo dục xem xét hoạt động dạy học và đánh giá hiệu quả của việc tổ chức lớp học chữ Chăm. 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Trình độ chữ Chăm trong cộng đồng người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc còn rất thấp, có hơn 90% người Chăm mù chữ Chăm, nhất là trong những người có trình độ học vấn phổ thông thấp thuộc tầng lớp làm nghề nông, nữ giới và ở độ tuổi trên 35 tuổi.

- Phần lớn người Chăm có nhu cầu cao về việc học chữ Chăm, nhất là ở độ tuổi 21 - 30, sự suy nghĩ của họ khá chín chắn. Họ bắt đầu ý thức sâu sắc hơn về sự cần thiết và ý nghĩa của việc học chữ Chăm. Như vậy, Nhu cầu học tập chữ Chăm của người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc là một thực tế, thể hiện nguyện vọng chính đáng của số đông đồng bào dân tộc Chăm.

- Mục đích học chữ Chăm của người Chăm đã được khẳng định một cách rõ ràng, trước tiên, nhằm để bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc Chăm, qua đó tìm hiểu phong tục tập quán của người Chăm góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Những người Chăm có quyết tâm học chữ Chăm đã đề nghị các hình thức học chữ Chăm phù hợp với điều kiện sống của từng địa bàn cư trú; mong muốn được nhà nước cung cấp dụng cụ học tập và hỗ trợ sách giáo khoa chữ Chăm để họ có điều kiện tốt hơn trong học tập. Ngoài ra, họ còn tình nguyện tham gia dạy chữ Chăm hay giới thiệu những người trình độ chữ Chăm và tư cách đạo đức để tham gia giảng dạy chữ Chăm cho họ.

- Tuy đã có chủ trương chung của Nhà nước về việc dạy chữ dân tộc thiểu số cho người dân tộc thiểu số, nhưng việc dạy chữ Chăm chưa được cụ thể hoá, chưa được xem là một vấn đề cần phải quản lý một cách khoa học. 

- Việc Quản lý dạy chữ Chăm cho người Chăm trình bày trong luận văn này bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận, phù hợp với thực tiễn chính thực tiễn của địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc.

- Việc giảng dạy chữ Chăm bước đầu đã được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, được đa số tầng lớp tham gia học tập, tạo nên sự tin tưởng trong cộng đồng người Chăm về khả năng quản lý của ngành giáo dục.

- Qua gần một năm học chữ Chăm, những người tham gia học tập đã gần kết thúc khoá học xoá mù chữ Chăm. Hy vọng từ đây người dân Chăm có thể tìm hiểu tốt hơn về phong tục tập quán qua các văn bản cổ và tiếp thu những thông tin cần thiết qua tiếng nói và chữ viết của người Chăm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Phần kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức biên soạn chương trình, sách Giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy phục vụ việc giảng dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi ở tỉnh Bình Thuận (Có thể dùng cho cả tỉnh Ninh Thuận).

2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

- Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chương trình học chữ Chăm, sách giáo khoa học chữ Chăm cho người lớn tuổi trong giai đoạn hiện nay trong khi chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chính thức chương trình học chữ Chăm cho người lớn tuổi.

- Quy định chế độ làm việc, việc trả lương, tiền bồi dưỡng cho các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi. Tiếp tục nghiên cứu việc chi kinh phí về công tác tổ chức lớp xoá mù chữ Chăm cho người lớn tuổi như là một lớp xoá mù chữ phổ thông, để tạo điều kiện cho  người Chăm học tập, góp phần thực hiện tốt chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận:

* Tiếp tục trình Uỷ ban nhân dân tỉnh duyệt cấp kinh phí hằng năm về việc mở lớp giảng dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi như là một lớp xoá mù chữ phổ thông.

* Trình UBND tỉnh quy định chế độ làm việc, trả lương, tiền bồi dưỡng cho các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.

* Chỉ đạo việc mở lớp học chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi, xem đây là một việc làm thường xuyên trong công tác xoá mù chữ nói chung, xoá mù chữ Chăm nói riêng.

* Bên cạnh kế hoạch đào tạo giáo viên dạy tiếng Chăm cho các em học sinh trong trường tiểu học, cần kết hợp để đào tạo đủ số giáo viên giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.

* Quy định và hướng dẫn thực hiện các vấn đề về chuyên môn trong quản lý giảng dạy chữ Chăm như:

- Về hồ sơ sổ sách: Giáo án, sổ điểm, sổ đầu bài, sổ chủ nhiệm… - Về cách đánh giá kết quả học tập của học viên: số con điểm cần kiểm tra, cách tính điểm, cách xếp loại học tập, điều kiện được lên lớp… - Việc cấp giấy chứng nhận khi học hết lớp, hết cấp học.

- Chế độ thông tin báo cáo về tình hình tổ chức, giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.

* Quy định trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của trường tiểu học trong các khâu quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.

Quy định chế độ trách nhiệm của giáo viên đứng lớp giảng dạy chữ Chăm,  giáo viên chuyên trách xoá mù chữ và cán bộ quản lý trường học khi tổ chức mở lớp giảng dạy chữ Chăm.

2.4. Với Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc

* Chỉ đạo việc bổ sung Quy định trách nhiệm, quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý Nhà nước về giáo dục, đó là nhiệm vụ quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.

* Quan tâm tốt hơn đến việc xây dựng phòng học, trang bị bàn ghế cho các lớp học chữ Chăm của người Chăm lớn tuổi.

2.5. Phòng giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc

* Tiếp tục thử nghiệm quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi để tìm giải pháp tốt nhất, có hiệu quả nhất cho hoạt động này.

* Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận về các vần đề liên quan đến chế độ chính sách của người dạy, người học; bổ sung các quy định về chuyên môn trong quản lý hoạt động giảng dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.

۞ Hướng phát triển của đề tài

Đề tài sẽ được tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc để hoàn thiện. Tác giả luận văn mong muốn các cấp quản lý giáo dục ở tỉnh, huyện nơi có đông đồng bào Chăm sinh sống bổ sung nhiệm vụ quản lý giáo dục, nhiệm vụ quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đức Anh (2006), “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Chăm”, Báo Nhân dân, (ngày 12-11-2006), trang 5.

2. Bộ Giáo dục (1972), “Thông tư 19/TT ngày 18/02/1972 hướng dẫn thực hiện quyết định số 53/CP của chính phủ về dạy chữ dân tộc trong ngành giáo dục”.

3. Bộ Giáo dục - Đào tạo (1997), “Thông tư số 01/GDĐT ngày 03/02/1997 hướng dẫn dạy tiếng nói chữ viết dân tộc thiểu số”.

4. Bộ Giáo dục - Đào tạo (1997), “Thông tư số 14/GDĐT ngày 05/08/1997 hướng dẫn tiêu chuẩn và thể thức kiểm tra, đánh giá kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học”.

5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2000), “Điều lệ Trường Tiểu học”(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2006), “Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học”, Nxb Giáo dục.

7. Nông Quốc Chấn, Huỳnh Ái Vinh (2002), “Văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Hoàng Thị Châu (2007), “Tình hình và chính sách xây dựng và phổ cập chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

9. Chính phủ (1962), “Nghị định 206/CP về dạy chữ dân tộc trong trường lớp phổ thông và xóa mù chữ”.

10. Chính phủ (1980), “Quyết định số 53/CP về chủ trương chữ viết đối với các dân tộc thiểu số”.

11. Chính phủ (2001), “Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09/07/2001 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn”.

12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1940), “Nghị quyết trung ương năm 1940”, Văn kiện Đảng, Nxb Sự Thật, Hà Nội -1963.

13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1941), “Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông dương”, Văn kiện Đảng, Nxb Sự Thật, Hà Nội-1963.

14. Hội đồng Bộ trưởng (1990), “Chỉ thị 01/HĐBT ngày 02/01/1990 của về công tác xóa nạn mù chữ”.

15. Inrasara (1994), “Văn học Chăm: Khái luận, văn tuyển”, Nxb Văn hóa Dân tộc.

16. Inrasara (2003), “Tự học tiếng Chăm, Nxb văn hóa Dân tộc.

17. Inrasara (2003), “Văn hóa – xã hội Chăm”, Nxb Văn học.

18. Hoàng Văn Ma (2002), “Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam - Một số vấn đề quan hệ cội nguồn và loại hình học”. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc (2006), “Báo cáo thống kê tình hình cán bộ công chức viên chức năm học 2006-2007”, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo kí ngày 01/10/2006.

20. Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc (2007), “Báo cáo tình hình hoạt động lớp học chữ Chăm của người lớn tuổi đến tháng 5/2007”, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo kí ngày 01/6/2007.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), “Luật  giáo dục”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), “ Luật phổ cập giáo dục tiểu học”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận (2001), “Về việc mở lớp dạy tiếng Chăm”, Công văn số 877/TH do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kí ngày 17/10/2001.

24. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận (2006), “Về việc trả lời tờ trình số 294/PGD”, Công văn số 462/SGDĐT-KHTC do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kí ngày 10/11/2006.

25. Sở Tài chính Bình Thuận (2007), “Về kinh phí công tác tổ chức dạy chữ Chăm cho đồng bào Chăm”, Công văn số 3108/STC-HCSN do Giám đốc Sở tài chính kí ngày 19/6/2007.

26. Bùi Khánh Thế (1996), “Ngữ pháp tiếng Chăm”, Nxb Giáo dục.

27. Thôn Lâm Thuận thuộc xã Hàm Phú huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận (2004), “Tờ trình về việc đề nghị mở lớp dạy chữ Chăm”, Thôn trưởng thôn Lâm Thuận kí ngày 05/01/2004.

28. Vương Toàn (2002), “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số phía Nam trong những năm 1990”, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Đức Trí (2002),“Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường”, Nxb Hà Nội.

30. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (2002), “Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo - Giáo trình đào tạo phần III”.

31. Hoàng Tuệ (1984), “Ngôn ngữ các dân tộc thiểu Việt Nam và chính sách ngôn ngữ”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

32. Hoàng Tuệ (1993), “Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa các  dân tộc thiểu số phía Nam”, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Uỷ Ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc (2006), “Kế hoạch tiếp tục thực hiện các mục tiêu về xây dựng, phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010 theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy”, Công văn số 1008/KH-UBND do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện kí ngày 08/9/2006.

34. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2007), “Bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc Chăm”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG CHĂM CỔ (AKHAR THRAH) 

a b c d e f

g h i j k l m

n o p q r s t u v w x y z

[ ] ; ' . , /  } { : " < > ? Z   ^ % & * ( ) ~  ! @ # $ 

PHỤ LỤC 2: BẢN ĐỒ RANH GIỚI HÀNH CHÍNH BÌNH THUẬN

PHỤ LỤC 3 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN HÀM THUẬN BẮC PHỤ LỤC 4 PHIẾU ĐIỀU 2

PHỤ LỤC 3: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN HÀM THUẬN BẮC

PHỤ LỤC 4 PHIẾU ĐIỀU TRA Thực trạng trình độ và nhu cầu học chữ Chăm Xin 3

PHỤ LỤC 4: PHIẾU ĐIỀU TRA

Thực trạng trình độ và nhu cầu học chữ Chăm.

----------------------

Xin anh (chị) vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách: Nếu thích hợp thì đánh dấu “ X ” vào trong ô □ ; và ghi các điều cần thiết vào chỗ trống có dấu chấm (………………………………..):

1. Năm sinh của anh (chị):………………; Nam □ ; nữ □

2. Dân tộc: Chăm □ ; khác □

3. Nghề nghiệp :……………………………………..

4. Hiện cư trú tại thôn……………………….xã…………………………

5. Trình độ văn hóa (phổ thông, bổ túc) lớp:……….

6. Trình độ chữ Chăm:

- Không biết chữ Chăm (chưa học) □

- Đã học lớp …………………

- Đã học nhưng bị tái mù chữ □

7. Anh (chị) đã học chữ Chăm bằng cách nào:

- Tự học □

- Trường Tiểu học dạy □

- Học qua lớp bổ túc □

- Cách khác □

8. Theo anh (chị), hiện nay có cần dạy chữ Chăm cho các anh (chị) không: Rất cần □; Cần □ ; Có cũng được, không cũng được □; không cần □

9. Anh (chị) học chữ Chăm để làm gì:

- Tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hoá người Chăm □

- Giữ gìn tiếng nói, chữ viết của người Chăm □

- Lí do khác…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10. Nếu anh ( chị ) học chữ Chăm thì học bằng cách nào cho thuận tiện:

- Tự học □ ; Cần có thầy dạy □

- Học tại nhà □ ; Học tại trường □

- Học theo nhóm (dưới 10 người) □

- Học theo lớp (từ 10 người trở lên) □

- Thời điểm học : ban ngày □ ; ban đêm □

- Đề nghị khác………………………………………………………..……………………………………………………………………………….

11. Anh (chị) có đề nghị gì cho việc học chữ Chăm:

- Về dụng cụ học tập (vở, viết):

+ Người học tự lo (tự mình mua) □

+ Nhà nước hỗ trợ một phần □

+ Nhà nước cấp đầy đủ cho người học □

+ Đề nghị khác…………………………………………………

- Về sách giáo khoa

+ Người học tự lo (tự mình mua) □

+ Nhà nước hỗ trợ một phần □

+ Nhà nước cho mượn □

+ Nhà nước cấp cho người học □

+ Đề nghị khác……………………………………………………

12. Anh (chị) có thể tham gia giảng dạy chữ Chăm:

- Được □ ; nếu được, dạy lớp mấy………

- không □

13. Anh (chị) sẽ đề cử người giảng dạy chữ Chăm là ông (bà)…………………………………………………………, người đó hiện ở thôn………………………; xã………………………………………… Xin chân thành cảm ơn anh (chị) !

--------------------------------------------

PHỤ LỤC 5: PHIẾU PHỎNG VẤN
Nhu cầu tổ chức dạy chữ Chăm.

----------------------

Xin anh (chị) vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách: Nếu thích hợp thì đánh dấu “ X ” vào trong ô □ ; và ghi các điều cần thiết vào chỗ trống có dấu chấm (...................................):

1. Họ và tên của anh (chị):....................................................................

2. Năm sinh:.........................; Nam □ ; nữ □

3. Dân tộc: Chăm □ ; khác □

4. Nghề nghiệp :.........................................................

5. Chức sắc tôn giáo hiện nay: .............................................................

6. Hiện cư trú tại thôn..................................; xã..................................

7. Trình độ văn hóa (phổ thông, bổ túc) lớp:.........

8. Trình độ tiếng Chăm:

- Không biết chữ Chăm (chưa học) □

- Đã học lớp ................

- Đã học nhưng bị tái mù chữ□

9. Theo anh (chị), hiện nay có cần thiết phải dạy chữ Chăm cho người Chăm không:

Rất cần □; Cần □; Có cũng được, không cũng được □; không cần □

10. Nếu tổ chức dạy chữ Chăm thì đối tượng cần phải học chữ Chăm là:

- Ở độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi □

- Ở độ tuổi từ 20 đến 25 tuổi □

- Ở độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi □

- Ở độ tuổi từ 30 đến 35 tuổi □

- Hơn 35 tuổi □

11. Cần dạy chữ Chăm bằng loại chữ Chăm:

- Cổ (Akhar thrah) chưa sửa đổi □

- Cổ (Akhar thrah) đã được sửa đổi và đang được dạy trong trường tiểu học □

- Chữ Chăm theo kiểu dùng kí tự La tinh ghi lại âm tiếng Chăm □

12. Làm thế nào để tạo điều kiện thuận tiện cho người học chữ Chăm:

- Hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập □

- Mở nhiều loại lớp học chữ Chăm □

- Luôn động viên, khích lệ tinh thần học tập của người học □

- Người lớn tuổi luôn gương mẫu trong việc học chữ Chăm □

- Tìm thầy giỏi để dạy chữ Chăm □

- Tất cả các biện pháp trên □

- Cách khác là........................................................................................................................................................................................

13. Người thầy giáo dạy chữ Chăm cần có những yếu tố nào:

- Giỏi chữ Chăm □

- Đã học qua khóa đào tạo sư phạm □

- Có tư cách đạo đức tốt □

- Sẵn sàng tham gia dạy chữ Chăm □

- Tất cả các điều trên □

- Yếu tố khác:...............................................................................

14. Việc học chữ Chăm có ảnh hưởng đến sinh hoạt của người học không: Rất ảnh hưởng □; ảnh hưởng □; không đáng kể □; không ảnh hưởng □

15. Việc tổ chức học chữ Chăm sẽ thành công hay không:

- Thành công □, lí do.....................................................................

....................................................................................................................

- Không thành công □, lído............................................................

....................................................................................................................

Xin chân thành cám ơn quí anh chị !

-----------------------

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí