Về Quản Lý Kê Khai Thuế, Nộp Thuế, Ấn Định Thuế Tncn

khi thuộc trường hợp: Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh; Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương; Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất; Bị CQT ra thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng; Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

Nhìn chung, nội dung về quản lý MST trong Luật Quản lý thuế năm 2019 được đưa vào những quy định hoàn toàn mới nhưng khá chặt chẽ, dễ áp dụng mang lại hiệu quả tích cực cho công tác quản lý thuế TNCN. Những quy định hiện nay cộng với việc ứng dụng CNTT trong cấp, quản lý, sử dụng MST sẽ giúp ngành thuế tăng hiệu suất quản lý lên gấp nhiều lần và cũng giảm bớt đáng kể lượng thời gian giành cho hoạt động này so với trước đây.

2.1.3. Về quản lý kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế TNCN

2.1.3.1. Quy định về kê khai và nộp thuế TNCN Đối với hoạt động kê khai thuế TNCN

Điều 42 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định chi tiết sáu nguyên tắc khai thuế và tính thuế trong đó có nguyên tắc liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là hoàn toàn mới. Mặc dù nguyên tắc này chỉ mang tính chất định hướng, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế hiện đại, tiếp cận tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cả NNT và cơ quan quản lý thuế; tích cực phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Cụ thể như sau:

4. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trước đây, theo tinh thần của Luật Quản lý thuế năm 2016 sửa đổi, bổ sung tại Điều 32 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN “chậm nhất là ngày thứ ba

mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý”. Như vậy, Luật Quản lý thuế năm 2019 đã có sự điều chỉnh đối với NNT nộp hồ sơ khai thuế TNCN theo quý, Khoản 1 Điều 44 quy định thời hạn nộp “chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế” để thuận tiện cho NNT và CQT trong việc xác định ngày cuối cùng được nộp hồ sơ khai thuế TNCN.

Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực ngày từ 01/07/2020 nhưng cho đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành đối với các quy định liên quan đến nội dung mới về hoạt động quản lý kê khai thuế. Mặc dù vậy, những quy định này vẫn tương đối phù hợp với bối cảnh thực tiễn, tạm thời không gây ra mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định khác hiện đang có hiệu lực pháp luật nên CQT vẫn có thể áp dụng trong thời gian chờ đợi hệ thống Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới được ban hành.

Ngoài ra, vấn đề kê khai giá chuyển nhượng bất động sản vẫn còn vướng mắc khi giá chuyển nhượng thực tế thường có sự chênh lệch khá lớn so với giá kê khai tính thuế TNCN. Nguyên nhân của bất cập này chủ yếu xuất phát từ quy định bảng giá đất của UBND quá thấp, mà CQT không có quyền xác minh tính chính xác về thông tin NNT kê khai. Nếu một mảnh đất giá thực tế chuyển nhượng là 1 tỷ đồng, nhưng áp vào bảng giá đất của UBND mảnh đất đó chỉ có giá 500 triệu đồng thì NNT nghiễm nhiên lựa chọn mức giá 500 triệu đồng để kê khai, tính nộp thuế TNCN, điều này không hề trái với quy định của pháp luật. Có thể thấy trong trường hợp này, thực trạng UBND xác định giá thuế không sát với thực tế cùng với việc CQT bị giới hạn quyền lực làm giảm đáng kể hiệu quả quản lý việc kê khai đối với tài sản là bất động sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Đối với hoạt động nộp thuế TNCN

Luật Quản lý thuế năm 2019 tạo ra hành lang pháp lý giúp NNT chủ động, tự giác trong việc tính thuế và nộp thuế, đẩy mạnh ứng dụng CNTT bằng cách khuyến khích thực hiện nộp thuế TNCN điện tử trên toàn quốc. Cơ chế này đề cao trách nhiệm của NNT trong việc chủ động xác định đúng số thuế phải nộp, các khoản

Quản lý thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 7

giảm trừ được hưởng và tiến hành nộp thuế đầy đủ, đúng hạn; CQT không can thiệp vào quá trình kê khai, tự tính và nộp thuế của NNT. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến CQT chưa kiểm soát được một cách chính xác đối tượng có nhiều nguồn thu nhập khác nhau.

Về cơ bản, không có sự thay đổi trong quy trình liên quan đến hoạt động nộp thuế TNCN bởi hầu hết các quy định này vẫn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, đảm bảo được tính khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Luật chỉ bổ sung thêm một vài nội dung cần thiết phù hợp với tình hình thực tiễn như sau:

Khoản 2 Điều 56 Luật Quản lý thuế năm 2019 nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thuế bằng cách quy định: “Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, công chức, nhân viên thu tiền thuế bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế nộp tiền thuế kịp thời vào NSNN”. Như vậy, những đơn vị này phải sắp xếp, tạo điều kiện phù hợp để phục vụ công tác quản lý thu thuế hiệu quả, nhanh gọn khiến NNT cảm thấy hài lòng, xây dựng tâm lý thoải mái về sau mỗi khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, từ đó hoạt động thu nộp thuế được thực hiện một cách thuận tiện hơn.

2.1.3.2. Quy định về ấn định thuế TNCN

Việc ấn định thuế TNCN được CQT thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu CQT thu thập được từ việc kiểm soát doanh thu, hoạt động thanh tra, kiểm tra và căn cứ vào những thông tin khác có liên quan. Vấn đề về ấn định thuế được bổ sung thêm một số nội dung hoàn toàn mới trong Luật Quản lý thuế năm 2019 nhằm mục tiêu loại bỏ các kẽ hở bị NNT lợi dụng, chống thất thu nguồn thuế từ TNCN vào NSNN.

Nguyên tắc ấn định thuế TNCN không còn được quy định một cách “hời hợt” như Điều 36 Luật Quản lý thuế năm 2016 sửa đổi, bổ sung: “việc ấn định thuế phải đảm bảo khách quan, công bằng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế”. Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế năm 2019 ghi nhận việc CQT khi tiến hành ấn định thuế TNCN phải dựa trên các tiêu chí cụ thể như nguyên tắc quản lý thuế, căn

cứ tính thuế, phương pháp tính thuế theo quy định pháp luật về thuế; bên cạnh đó, cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp. Điều này giúp cho CQT có cơ sở pháp lý chắc chắn để xác định được một cách nhanh chóng, chính xác số thuế TNCN phải nộp trong trường hợp buộc phải ấn định thuế dựa trên những tiêu chí rõ ràng; chứ không phải chỉ ấn định theo nguyên tắc chung chung khó áp dụng trên thực tế. Từ đó, làm giảm thiểu tình trạng thông đồng giữa cán bộ quản lý thuế với NNT gian lận số thuế TNCN phải nộp nhằm mục đích trục lợi; đồng thời, tăng sự tín nhiệm của NNT đối với CQT.

Luật Quản lý thuế năm 2019 bổ sung thêm bốn trường hợp NNT sẽ bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế TNCN phải nộp theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 với mục đích quản lý rủi ro, chống gian lận, hạn chế tình trạng thất thu khi xét thấy NNT có dấu hiệu không trung thực hoặc CQT không thể xác định được căn cứ tính số thuế TNCN phải nộp. Cụ thể như sau:

- Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, CQT có căn cứ cho rằng NNT khai chưa đầy đủ, chính xác các yếu tố làm cơ sở xác định số tiền thuế phải nộp, đã yêu cầu NNT khai bổ sung nhưng NNT không khai bổ sung theo yêu cầu của CQT;

- Qua kiểm tra sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, CQT có cơ sở chứng minh NNT hạch toán không chính xác, không trung thực các yếu tố liên quan đến xác định số tiền thuế phải nộp;

- Hạch toán giá bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với giá thực tế thanh toán làm giảm doanh thu tính thuế hoặc hạch toán giá mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm tăng chi phí, tăng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, giảm nghĩa vụ thuế phải nộp;

- NNT nộp hồ sơ khai thuế nhưng không xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế hoặc có xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế nhưng không tự tính được số tiền thuế phải nộp.

Đối với việc xác định mức thuế của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương

pháp khoán Luật Quản lý thuế năm 2019 cho phép CQT xác định số tiền thuế phải nộp theo mức thuế khoán trong trường hợp cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ nhằm hỗ trợ tối đa NNT nhưng không làm mất đi nguồn thu vào ngân sách.

2.1.4. Về quản lý quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN

2.1.4.1. Quy định về quyết toán thuế TNCN

Sau khi kết thúc một năm dương lịch mỗi NNT phải thực hiện hoạt động quyết toán thuế để xác định nghĩa vụ thuế TNCN trong năm của mình, việc quyết toán thuế được xác định theo nơi nhận thu nhập và mức độ thường xuyên của thu nhập. Nội dung quy định về quyết toán thuế nằm rải rác trong Luật Quản lý thuế năm 2019, thực trạng các quy định về quyết toán thuế hiện nay là tương đối đồng bộ, phù hợp và khả thi trong quá trình thực hiện.

Theo Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/06/2015 về Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, người phải quyết toán thuế TNCN bao gồm: tổ chức, cá nhân trả thu nhập (người sử dụng lao động) và cá nhân có thu nhập chịu thuế. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải quyết toán phần thu nhập đã trả cho nhân viên trong năm, việc quyết toán phải do người lao động ủy quyền. Cá nhân có thu nhập chịu thuế có thể lựa chọn tự quyết toán đối với phần thu nhập mình nhận được trong năm hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay nếu đủ điều kiện ủy quyền.

Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 32 Luật Quản lý thuế năm 2016 sửa đổi, bổ sung thì ngày 31/03 hàng năm là thời hạn chậm nhất để cá nhân hoàn thành hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm liền kề trước đó, trùng với thời hạn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế theo điểm b Khoản 2 Điều 44 “chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch”. Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đối với

cá nhân chậm nhất là ngày thứ 120 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, tức là sẽ được kéo dài thêm 1 tháng so với thời hạn quyết toán của doanh nghiệp [48]. Việc lùi thời hạn quyết toán thuế TNCN về sau thời hạn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện những ưu điểm sau:

Thứ nhất, làm giảm áp lực cho NNT khi vào mùa quyết toán, tạo điều kiện cho NNT được chủ động hơn về mặt thời gian (do nghỉ Tết vào tháng 2 dương lịch

– thông thường mất khoảng 10 ngày kể cả thứ bảy và chủ nhật, việc này vô hình đã giảm quỹ thời gian để NNT có thể đi làm thủ tục quyết toán thuế).

Thứ hai, CQT giảm thiểu được lượng công việc trong giai đoạn này, tập trung giải quyết hồ sơ quyết toán với từng loại thuế ở mỗi giai đoạn, tăng hiệu quả và năng suất làm việc của đội ngũ công chức trong thời điểm này.

Thứ ba, ngành thuế đang thay đổi theo hướng dịch vụ hóa khi mà có thể thấy rõ NNT ngày càng được tôn trọng hơn, được CQT tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.

2.1.4.2. Quy định về hoàn thuế TNCN

Hoàn thuế TNCN là việc cá nhân được Nhà nước hoàn lại phần tiền thuế đã nộp hoặc tạm nộp. Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế TNCN năm 2014 sửa đổi, bổ sung quy định cá nhân được hoàn thuế TNCN trong các trường hợp sau:

a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế

c) Các trường hợp khác theo quyết định của CQNN có thẩm quyền.

Cá nhân được xem xét hoàn thuế TNCN sau khi nộp hồ sơ hoàn thuế gửi đến CQT. Cơ quan thuế sẽ ra quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý do không hoàn thuế sau khi nhận hồ sơ. Xử lý hoàn thuế tiêu tốn nguồn lực đáng kể của CQT trong việc tiếp nhận, phân loại hồ sơ nhưng nhờ có hệ thống xử lý dữ liệu điện tử như hiện nay nên công tác xử lý, kiểm tra hồ sơ được thực hiện nhanh chóng, kịp thời hơn.

Điều 60 tại Luật Quản lý thuế năm 2016 sửa đổi, bổ sung gộp chung nội

dung quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế vào cùng một điều luật. Nhưng Luật Quản lý thuế 2019 đã tách hai nội dung này ra thành hai điều luật riêng biệt tại Điều 74, Điều 75, điều này giúp cho việc tra cứu pháp luật và tìm hiểu thông tin được nhanh chóng, dễ chiếu nội dung điều luật áp vào từng trường hợp.

Đặc biệt, Luật Quản lý thuế năm 2019 bổ sung thêm quy định mức phạt CQT phải chịu do chậm ban hành quyết định hoàn thuế TNCN tại Khoản 3 Điều 75 là nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Như vậy, ngoài số tiền thuế TNCN phải hoàn lại, luật bổ sung mức tiền lãi cụ thể mà CQT phải trả cho NNT nếu chậm ban hành quyết định hoàn thuế là 0,03%/ngày dựa trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Quy định này nhằm tăng cường trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế của CQT, đồng thời đảm bảo công bằng trong cả hai trường hợp: NNT nộp chậm và CQT giải quyết hồ sơ hoàn chậm.

Luật Quản lý thuế năm 2019 ấn định rõ thẩm quyền quyết định hoàn thuế của lãnh đạo cơ quan quản lý thuế tại Điều 76 để bảo đảm minh bạch về thẩm quyền, tăng tính trách nhiệm của thủ trưởng CQT các cấp trong công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế và đề cao việc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước theo nguyên tắc rủi ro trong quản lý thuế tại Điều 77.

2.1.5. Về quản lý miễn thuế, giảm thuế TNCN, giảm trừ gia cảnh

2.1.5.1. Quy định về miễn thuế, giảm thuế TNCN

Tùy theo đặc thù phát triển kinh tế - xã hội, tình hình chính trị của mỗi quốc gia mà chính sách miễn, giảm thuế sẽ được quy định khác nhau. Các khoản thu nhập được miễn, giảm thuế TNCN thường được quy định trong những điều luật riêng biệt nhằm mục đích nhân văn hướng tới hỗ trợ đời sống nhân dân, giảm bớt khó khăn cho NNT.

Đối với quy định về miễn thuế TNCN

Luật Thuế TNCN năm 2014 sửa đổi, bổ sung quy định về các khoản TNCN

được miễn thuế tại Điều 4, sau một khoảng thời gian dài áp dụng xảy ra nhiều vướng mắc thì có thể rút ra một số vấn đề cần được xem xét như sau:

Một là, các khoản thu nhập miễn thuế mang tính đãi ngộ, hỗ trợ và thực hiện chính sách xã hội, điển hình trong trường hợp này là quy định miễn thuế với “thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất” tại Khoản 2 Điều 4 Luật thuế TNCN. Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng phải tự kê khai, cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác với thông tin mà mình kê khai. Có nghĩa là, tính xác thực của việc chứng minh tài sản duy nhất này dựa trên sự chủ động của cá nhân NNT là chủ yếu. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì người chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất khi chuyển nhượng sẽ phải làm bản cam kết về việc chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. Tờ khai cam kết này phải chữ ký của người khai và nộp cho CCT nơi có bất động sản sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì đối tượng nộp thuế sẽ không được miễn thuế và bị xử lý bằng cách truy thu thuế, xử phạt đối với hành vi gian lận thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Ngoài ra, trong bối cảnh hệ thống thông tin quản lý cá nhân của cơ quan quản lý nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu kiểm soát thông tin; công tác kiểm tra, đối chiếu mất nhiều thời gian dẫn đến việc cơ quan chức năng rất khó kiểm soát được mỗi cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở trên phạm vi toàn quốc. Đây là kẽ hở để không ít người sở hữu từ hai nhà ở, đất ở ở nhiều địa phương sẵn sàng kê khai tài sản duy nhất để không phải nộp thuế khi chuyển nhượng. Thực tế này diễn ra khá phổ biến, gây thất thu tương đối cho NSNN.

Hai là, miễn thuế cho các khoản thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho tài sản giữa các cá nhân trong gia đình theo Khoản 1, 4 Điều 4 Luật thuế TNCN cũng gây thất thu cho ngân sách do quy định chưa chặt chẽ, chưa đưa ra được biện pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu tình trạng chuyển nhượng bắc cầu.

- Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế TNCN quy định thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024