Quản lý thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là công cụ quan trọng để tạo ra nguồn thu vào NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, khu vực hành chính công. Trong đó, thuế TNCN là một trong những loại thuế trực thu có tác động lớn nhất, trực tiếp nhất đến đời sống xã hội. Nó thể hiện rõ nét mối quan hệ trách nhiệm giữa nhà nước, công dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước.

Luật Thuế TNCN được chính thức ban hành ngày 21/11/2007 thay thế Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã thực sự đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, góp phần làm tăng nguồn thu cho NSNN. Sau nhiều năm thực hiện và hai lần sửa đổi, bổ sung, Luật Thuế TNCN đã cho thấy vai trò quan trọng của mình; tuy nhiên, nhìn từ thực tiễn, có thể thấy được không ít những vướng mắc, hạn chế nhất định dẫn đến tình trạng gian lận, trốn thuế, không đảm bảo công bằng xã hội do cào bằng mức thu trong khi điều kiện sống ở mỗi vùng, mỗi địa phương là khác nhau… Hơn nữa, pháp luật về quản lý thuế khá phức tạp, có những nội dung quy định vẫn còn lỗ hổng nhưng có nội dung lại quy định quá chồng chéo dẫn tới khó thực hiện, quản lý, kiểm tra và giám sát.

Để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay, việc hoàn thiện các chính sách tài chính trong đó có hệ thống chính sách thuế nói chung, thuế TNCN nói riêng là việc hết sức cần thiết, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, chính sách thuế phải phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ và phù hợp với thu nhập bình quân của mỗi người dân trong xã hội.

Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn có đặc điểm tự nhiên thuận lợi, lại là trung tâm hành chính – kinh tế của tỉnh nên ngày càng thu hút, tập trung đông dân

cư đổ về làm ăn, sinh sống. Vì vậy, tỷ trọng nguồn thu từ thuế TNCN của Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn là khá lớn so với tổng nguồn thu từ thuế TNCN của toàn tỉnh Bắc Kạn; cùng với sự phát triển nguồn thu đó thì việc thực hiện pháp luật về quản lý thuế TNCN trên địa bàn này cũng phát sinh nhiều vấn đề trên thực tiễn hơn so với những đơn vị hành chính cấp huyện khác của tỉnh, do có nhiều hơn về số lượng và đa dạng nhóm đối tượng nộp thuế. Trước thực tiễn đó, Chi Cục thuế Thành phố Bắc Kạn đã có biện pháp tích cực để tổ chức, triển khai thực hiện luật thuế TNCN; song một bộ phận NNT vẫn chưa có nhận thức đầy đủ, các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu tính đồng bộ, bộ máy quản lý thuế còn có hạn chế nhất định… đã dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố.

Với mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn về công tác quản lý thuế TNCN và hệ thống pháp luật điều chỉnh nó thông qua thực tiễn thi hành tại Chi Cục thuế Thành phố Bắc Kạn, góp phần nghiên cứu và tìm ra các giải pháp hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại trong quá trình hội nhập hiện nay. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Quản lý thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Qua khảo sát tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài nghiên cứu, thời gian qua lĩnh vực này đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau, từ giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ...

Nhìn chung, nội dung được nghiên cứu trong các giáo trình như: Giáo trình Quản lý thuế của TS. Nguyễn Thị Bất – TS. Vũ Huy Hào, Nhà xuất bản Thống kê (2002); Giáo trình Quản lý thuế của Học viện Tài chính (2016); Giáo trình Luật thuế Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân (2018)… chủ yếu về những vấn đề lý luận bao gồm: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò của quản lý thuế và pháp luật về quản lý thuế nói chung. Khái niệm quản

Quản lý thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 2

lý thuế được phân tích theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, từ đó các tác giả đưa ra những đặc điểm riêng của quản lý thuế so với các hoạt động quản lý hành chính khác của Nhà nước; bên cạnh đó làm rõ nguyên tắc, nội dung và vai trò của quản lý thuế làm cơ sở cho những nghiên cứu liên quan sau này. Tuy nhiên, quản lý thuế TNCN và pháp luật về quản lý thuế TNCN mới chỉ là một phần nhỏ chưa được đi sâu nghiên cứu, trong số những nội dung được đề cập trong những giáo trình này.

Ngoài ra, một số công trình cấp độ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng nghiên cứu về nội dung này. Có thể chia thành hai nhóm như sau:

- Nhóm thứ nhất là những luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi sâu phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật quản lý thuế cũng như luật thuế TNCN từ năm 2018 trở về trước, đây khoảng thời gian Luật Quản lý thuế năm 2019 chưa có hiệu lực thi hành và Luật thuế TNCN chưa được sửa đổi, bổ sung một số quy định mới như hiện nay. Kể từ năm 2018 đến nay, cả pháp luật thực định và thực tiễn thi hành công tác quản lý thuế TNCN đã có nhiều điểm mới hơn so với trước kia. Tuy nhiên, đây vẫn là những nguồn tài liệu hữu ích cung cấp cơ sở lý luận nền tảng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về nội dung pháp luật quản lý thuế TNCN trong tương lai, đồng thời kiến nghị được nhiều giải pháp hiệu quả áp dụng trong xây dựng pháp luật và công tác quản lý thuế. Nhóm công trình này bao gồm: Chung Phương Anh (2014), So sánh pháp luật quản lý thuế TNCN ở Việt Nam với một số nước trên thế giới, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Trần Thị Thu Huyền (2015), Pháp luật về quản lý thuế TNCN ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Hải Ninh (2016), Kiểm soát thu nhập của NNT trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Thị Mai Dung (2018), Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội – Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội...

- Nhóm thứ hai là những luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ thu hẹp phạm vi nghiên cứu bằng cách nghiên cứu quy định của pháp luật gắn liền với thực tiễn thi

hành công tác quản lý thuế TNCN ở một địa phương, cụ thể ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu thông qua thực tiễn ở Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể: Nguyễn Thị Hường (2015), Pháp luật về quản lý thuế TNCN qua thực tiễn thi hành tại Chi cục thuế quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Thị Thu (2016), Pháp luật về thuế TNCN từ thực tiễn tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội – Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội…

Ngoài ra, nhiều bài viết trên tạp chí khoa học chuyên ngành, báo điện tử cũng đề cập đến nội dung về pháp luật quản lý thuế TNCN với hệ thống các quy định liên quan; song các bài viết này chỉ đề cập đến từng khía cạnh nhỏ trong tổng thể của vấn đề, không còn mang tính cập nhật ở thời điểm hiện nay. Có thể kể ra một số bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành và báo điện tử của cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực thuế nói về thực tiễn thi hành pháp luật quản lý thuế TNCN và đưa ra hướng cải cách, hoàn thiện như: Lê Thị Thu Thủy (2009), Những vấn đề đặt ra khi thực hiện Luật Thuế TNCN ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 4; Nguyễn Thị Mai Dung (2015), Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam, Tạp chí Thanh tra số 11/2015, trang 71-73; Trương Bá Tuấn (2017), Cải cách chính sách thuế TNCN của Việt Nam hướng tới mục tiêu tái cấu trúc ngân sách nhà nước, Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính;... Một vài bài viết đề cập đến hạn chế, vướng mắc về giảm trừ gia cảnh trong thực tiễn như: Nguyễn Thị Mai Dung (2017), Một số vấn đề giảm trừ gia cảnh và kê khai giảm trừ gia cảnh trong pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2017, trang 11-15; Việt Dũng (2019), Tổng cục Thuế thông tin về mức giảm trừ gia cảnh tính thuế TNCN, Tạp chí tài chính – Bộ Tài chính...

Nói chung, các công trình, bài báo nêu trên đều nghiên cứu về quản lý thuế TNCN ở các mức độ và phạm vi khác nhau. Có công trình, bài báo nghiên cứu phân tích, bình luận một số khía cạnh pháp lý về quản lý thuế TNCN; cũng có những luận văn, luận án kết hợp đánh giá hệ thống pháp luật quản lý thuế TNCN trên cơ sở thực

tiễn thi hành tại địa phương; một số công trình khác nghiên cứu vấn đề này ở phạm vi rộng về chính sách thuế, trong đó có quản lý thuế TNCN. Về cơ bản, các công trình nghiên cứu nêu trên phần nào đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ thống pháp luật về quản lý thuế TNCN; tuy nhiên, nhiều nội dung không còn mang tính cập nhật, không phản ánh được những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn hiện nay. Hệ thống pháp luật về quản lý thuế nói chung và pháp luật về quản lý thuế TNCN nói riêng đã có những thay đổi để phù hợp với tình hình đất nước. Cho đến nay chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu hệ thống pháp luật về quản lý thuế TNCN trong bối cảnh Luật Quản lý thuế năm 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành, bên cạnh đó, cũng chưa có luận văn nào nghiên cứu về vấn đề này thông qua thực tiễn thi hành tại địa bàn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Chính vì thế, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu làm mới thêm về hệ thống pháp luật quản lý thuế TNCN ở Việt Nam kết hợp đánh giá thông qua thực tiễn thi hành pháp luật trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở kế thừa và phát huy những đóng góp của các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến pháp luật quản lý thuế TNCN.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu hệ thống pháp luật hiện hành về quản lý thuế TNCN và thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý thuế TNCN ở Việt Nam, được minh chứng bởi một địa phương cụ thể là Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Luận văn làm rõ được cơ sở lý luận của pháp luật quản lý thuế TNCN hiện nay; tìm hiểu, đánh giá thực trạng của các quy định và quá trình thực hiện pháp luật quản lý thuế TNCN trên địa bàn nghiên cứu; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý thuế TNCN có hiệu quả hơn.

Mục tiêu cụ thể

- Tìm đọc, tham khảo các tài liệu chuyên ngành về quản lý thuế TNCN để làm rõ cơ sở lý luận, những vấn đề liên quan đến công tác quản lý thuế TNCN nói chung và đặc biệt là về pháp luật về quản lý thuế TNCN suốt thời gian qua. Trong đó chú trọng đến các quy định của Luật thuế TNCN năm 2014 sửa đổi, bổ sung và

Luật quản lý thuế năm 2019 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật được ban hành đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra cũng có sự so sánh các quy định mới và cũ nhằm thấy được sự tiến bộ của pháp luật, đánh giá sự ảnh hưởng của Luật quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.

- Khảo sát, thu thập những dữ liệu, thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu tại Chi Cục thuế Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở phân tích thực trạng quy định về quản lý thuế TNCN đang có vướng mắc gì, ở khâu nào? Gắn với việc nghiên cứu pháp luật về quản lý thuế TNCN trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn là nghiên cứu khả năng thực hiện pháp luật ở mọi mặt để chỉ ra ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Trên cơ sở những đánh giá trên, luận văn đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về quản lý thuế TNCN, nâng cao trách nhiệm của CQT cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về quản lý thuế TNCN sao cho phù hợp với thực tế khách quan, nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi quản lý thuế TNCN.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về thuế và pháp luật đối với quản lý thuế thu nhập cá nhân.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu pháp luật thuế về quản lý thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Bắc Kạn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp thống kê... Những phương pháp này sẽ được lồng ghép sử dụng sao cho phù hợp với từng nội dung nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, cụ thể như sau:

- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin được sử dụng trong chương 1 và chương 2 để thu thập dữ liệu từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, dự án khoa học, báo cáo tổng kết đã công bố nhằm đưa ra nhận định khách quan về nội dung nghiên cứu. Những vấn đề đã được nghiên cứu trước đây được tác giả tiếp tục kế thừa; với các nội dung mới, vẫn còn bị bỏ ngỏ hay chưa được đào sâu sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu thêm.

- Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 để đối chiếu các quy định cũ và mới của pháp luật về quản lý thuế TNCN nhằm tìm ra điểm bất cập, chưa thống nhất; sự tiến bộ trong hệ thống pháp luật về quản lý thuế TNCN sau khi được sửa đổi, bổ sung; điểm chưa phù hợp giữa quy định pháp luật với thực tiễn thực hiện; những vướng mắc khi đưa pháp luật áp dụng vào thực tế.

- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3. Phương pháp này giúp nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật về quản lý thuế TNCN và thực tiễn thực hiện công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn từ những dữ liệu, thông tin thu thập được trước đó. Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế TNCN.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được thiết kế thành 3 chương như sau:

• Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý thuế TNCN và pháp luật về quản lý thuế TNCN.

• Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý thuế TNCN ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

• Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế TNCN nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN


1.1. Những vấn đề lý luận về quản lý thuế TNCN

1.1.1. Vài nét về thuế TNCN

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế TNCN Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN là sắc thuế có lịch sử lâu đời và được áp dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, mặc dù vậy chính sách thuế TNCN của mỗi quốc gia lại có những điểm đặc thù riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng nước.

Theo Từ điển Tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên giải thích danh từ thu nhập là “các khoản thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định tính theo tháng năm”, khái niệm này được đưa ra khá chung chung, chưa đề cập đến các chi phí, khoản không tính vào thu nhập nhận được cuối cùng. Bên cạnh đó, cũng trong cuốn Từ điển này động từ thu nhập có nghĩa là “nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó” [38, tr.984], định nghĩa này tuy đã chỉ ra rõ hơn nhưng vẫn chưa thực sự bao quát được đầy đủ tất cả các trường hợp vì có những loại thu nhập phát sinh không phải do họ thực hiện “một hoạt động nào đó” mà được người khác biếu, tặng hoặc được thừa kế, trúng thưởng. Những khoản thu nhập này tuy không mang tính chất thường xuyên nhưng cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo Paul.A.Samuelson - Nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng: “Thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong một khoảng thời gian nhất định”. Đây là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hay hiện vật được tính thành tiền, nó bao gồm cả phần sản xuất để tự tiêu dùng, nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ lao động hoặc không từ lao động, từ quyền sở hữu về tài sản mà có hoặc tiêu dùng các dịch vụ không phải thanh toán [11, tr.33].

Với cách tiếp cận của hai nhà kinh tế người Anh là R.M.Hais và H.C. Simons đưa ra từ đầu thế kỷ XX thì: Thu nhập của một cá nhân được xem là sự gia

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí