Giải Pháp Đối Với Quản Lý Thuế Của Cơ Quan Thuế

Thứ ba, chất lượng dịch vụ thuế: cung cấp dịch vụ càng tốt và hiệu quả

hơn cho các doanh nghiệp, xem đối tượng nộp thuế hàng”.

như

“đối tác”/“khách

Thứ tứ, tuyên truyền, hỗ trợ: hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm người nộp thuế và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế chủ yếu bằng hình thức

điện tử

trực tuyến, tập trung thống nhất; tự

động hóa trong việc cung cấp

thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên 24/24 giờ; và khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Thứ năm, thanh tra, kiểm tra thuế: công tác thanh tra, kiểm tra doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

nghiệp đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế; áp dụng hiệu quả các kỹ năng thanh tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn và

xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá, gian lận thuế, trốn thuế, giải quyết

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 21

chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo về thuế của người nộp thuế.

Thứ sáu, ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế: cần xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước; Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục

hành chính thuế

và áp dụng thuế

điện tử; xây dựng hạ

tầng kỹ

thuật công

nghệ thông tin, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ.

Thứ bảy, quản lý đăng ký, xác định, thu thuế và giải quyết khiếu nại, tố cáo: cần quản lý hồ sơ, thủ tục đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện; quản lý thống nhất bằng thông qua dữ liệu điện tử, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí quản lý của cơ quan thuế; tích hợp đăng ký thuế với đăng ký kinh doanh và các loại đăng ký hành chính khác.

Thứ tám, quản lý thông tin doanh nghiệp nộp thuế: nâng cấp, hoàn thiện bộ máy cơ sở vật chất để quản lý thông tin doanh nghiệp đầy đủ và cập nhật. Tăng cường bảo mật thông tin của doanh nghiệp.

Thứ chín, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ hiệu quả hơn. Cập nhật, kiểm tra hệ thống quản lý nợ để tránh sai sót, chênh lệch trong quản lý số thuế nợ của doanh nghiệp.

5.2.2. Giải pháp đối với Quản lý thuế của cơ quan thuế

5.2.2.1. Tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Nhân tố xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đóng góp 22,76% ảnh hưởng

đến mức tuân thủ

thuế

của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí

Minh. Đây là nhân tố có tỷ lệ ảnh hưởng lớn nhất trong mô hình nghiên cứu.

Nhân tố

này có

ảnh hưởng cùng chiều đối với tuân thủ

thuế

của doanh

nghiệp, có nghĩa là nếu việc quản lý xử phạt vi phạm pháp luật về thuế được tăng cường và cải thiện, mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp cũng được nâng cao tương ứng đáng kể. Công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế được các chuyên gia đánh giá ở mức trung bình 3,61/5 và doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình 3,59/5, cho thấy nhân tố này còn có nhiều khả năng được cải thiện. Để tăng cường công tác xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, cần lưu ý các nội dung sau:

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, đã có quy định về các mức phạt đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế, bao gồm (1) Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế: phạt tiền tối đa không quá 200 triệu đồng, (2) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; và (3)

Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế

trốn, gian lận. Đối với số tiền thuế chậm nộp, doanh nghiệp còn phải nộp

tiền chậm nộp tính trên số được nộp dần.

tiền thuế

được nộp dần theo mức 0,03%/ngày

Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.

Việc xác định các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ phụ thuộc vào đánh giá của cán bộ thuế. Tuy nhiên, trong thực tế, để tránh các trường hợp tranh cãi, cán bộ thuế thường áp dụng mức phạt trung bình mà không sử dụng, tham khảo thêm các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ.

Do đó, cơ quan thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh cần có hướng dẫn rõ ràng về việc đánh giá tình tiết để áp dụng mức phạt hợp lý. Đồng thời, cơ quan thuế có thể xây dựng tài liệu tham khảo nội bộ, các trường hợp đã xảy ra về các trường hợp tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để cán bộ thuế tham khảo áp dụng hiệu quả.

Thứ hai, về việc thực thi công tác xử lý vi phạm, Cục thuế và các chi cục thuế trên địa bàn phải công chính, liêm minh và đúng theo quy định. Công chức

thuế phải nắm rõ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật thuế để thực thi

theo đúng quy định. Cán bộ thuế luôn giữ vững nhận thức công chính, liêm minh, tăng cường khả năng tiếp cận và xử lý thông tin, về đảm bảo và phối hợp đảm bảo thực hiện các chức năng trong trách nhiệm công việc.

Đồng thời, khi phối hợp xử lý vi phạm về thuế giữa các cơ quan Thuế ­ Thanh tra – Kiểm toán Nhà nước, cần xử lý hoặc phối hợp xử lý dứt điểm và

toàn diện các vấn đề

về thuế

có liên quan, hạn chế

việc xử

lý nhiều lần,

nhiều lúc, không hiệu quả nghiệp.

và gây tâm lý và làm mất thời gian của doanh

Thứ ba, để tăng hiệu quả kiểm soát các hành vi phạm pháp luật thuế, cơ

quan thuế cần tận dụng

ứng dụng công nghệ

(phần mềm quản lý, dữ

liệu

thuế điện tử, …) để kịp thời phát hiện vi phạm và nâng cao tính khách quan trong xử lý vi phạm. Như vậy, hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế cần đồng

bộ từ khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, đồng thời liên kết với cơ quan quản lý thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng doanh nghiệp rất lớn (năm 2018 có khoảng 228 nghìn doanh nghiệp, chiếm khoảng 1/3 số lượng doanh nghiệp cả nước). Trong đó, số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ lại chiếm tỷ lệ

áp đảo (hơn 97%). Số lượng doanh nghiệp lớn là nguồn thu tiềm tàng cho

ngân sách nhà nước, đồng thời cũng là thách thức đối với sự quản lý của cơ quan thuế. Do đó, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp và cơ quan thuế. Hai hệ thống dữ liệu này cần liên thông với nhau, cập nhật kịp thời để cơ quan thuế kịp thời phát hiện các doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế và xử lý vi phạm thích hợp.

Thứ tư, để góp phần giảm công tác và tăng hiệu quả về quản lý xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, Cục thuế và các chi cục thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh cần tuyên truyền, thông báo rộng rãi cho các đối tượng nộp thuế về các hình thức và mức độ xử phạt vi phạm pháp luật về thuế. Cần đảm bảo doanh nghiệp hiểu rõ chi phí phải trả cho việc vi phạm để cố gắng tuân thủ, tránh trường hợp vi phạm không cố ý.

Thứ năm, về đánh giá hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm, cơ quan thuế có thể lưu ý theo dõi, thống kê tình hình tuân thủ của các doanh nghiệp đã từng bị xử phạt, khả năng tái phạm và mức độ tuân thủ về pháp luật thuế của doanh nghiệp để làm cơ sở tham khảo những bước quản lý tiếp theo cho

phù hợp (kiểm tra, thanh tra, hình thức xử phạt vi phạm nhiều lần, tuyên

truyền pháp luật thuế cho doanh nghiệp hiểu rõ, …). Đồng thời đây cũng là một phần tài liệu tham khảo để cơ quan thuế đề xuất điều chỉnh hình thức, mức xử phạt cho phù hợp tình hình thực tế trong quản lý thuế.

5.2.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ thuế

Nhân tố chất lượng dịch vụ thuế đóng góp 22,29% ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân tố này có tác động cùng chiều và ảnh hưởng lớn thứ 2 trong mô hình nghiên

cứu. Kết quả

khảo sát cho thấy các chuyên gia

(mức đánh giá trung bình

3,49/5) và doanh nghiệp (mức đánh giá trung bình 3,65/5) đánh giá chất lượng dịch vụ công của cơ quan thuế vẫn cần được cải thiện hơn nữa để giúp các doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế thuận lợi hơn. Khi chất lượng dịch vụ thuế được doanh nghiệp đánh giá cao hơn, mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp sẽ tăng lên tương ứng.

Quan điểm về xem hoạt động giao dịch với doanh nghiệp của cơ quan thuế là cung cấp dịch vụ cần được quan tâm và ứng dụng trong công tác thực tiễn. Chất lượng dịch vụ công của cơ quan thuế được doanh nghiệp đánh giá dựa trên phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, và sự đồng cảm. Cục thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh nên xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ rõ ràng, phù hợp, để làm căn cứ cho các cán bộ thuế thực hiện.

Về phương tiện hữu hình, cơ sở vật chất tại Cục thuế/chi cục thuế, cần tập trung xây dựng, cải tạo trụ sở, trang thiết bị làm việc của cơ quan thuế

tiên tiến, hiện đại, đồng bộ: Tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở

rộng trụ sở làm việc cho cơ quan thuế các cấp và các công trình trọng điểm của ngành. Hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật theo lĩnh vực, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm có tính đến đặc điểm của địa bàn và đơn vị sẽ được đầu tư; áp dụng các hình thức dịch vụ thuê ngoài đối với một số lĩnh vực đặc thù theo quy định của Nhà nước.

Về sự tin cậy, Cục thuế và các chi cục thuế cần xây dựng lòng tin của đối với doanh nghiệp trong công tác quản lý thuế trên địa bàn thành phố. Cơ

quan thuế

cần đảm bảo các giao dịch thuế, tính toán,

ấn định, quản lý, xử

phạt, … được thực hiện kịp thời và đúng theo quy định. Những vướng mắc về thủ tục hoặc chính sách cần được kịp thời quan tâm, nghiên cứu và giải quyết.

Về sự đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Cục thuế và các chi cục thuế cần có nghiên cứu cụ thể, thường xuyên khảo sát, trao đổi với doanh nghiệp để hiểu rõ nhu cầu của họ, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập. Cơ quan thuế nên lập một bộ phận công tác riêng biệt để theo dõi, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập, hướng dẫn họ đăng ký, kê khai, tính và nộp thuế theo đúng quy định. Cục Thuế cần hình thành bộ phận có nghiệp vụ về khai thuế qua mạng chuyên sâu hỗ trợ doanh nghiệp. Bộ phận này có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức những đợt hội thảo

để tuyên truyền, vận động các tổ

chức, cá nhân mạnh dạn chuyển từ

hình

thức kê khai nộp thuế bằng giấy sang kê khai nộp thuế điện tử. Bộ phận này sẽ là nơi giúp doanh nghiệp giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua nhiều hình thức như trả lời trực tiếp, điện thoại, hộp thư, email, tập huấn, đối thoại, niêm yết, đăng tải các trường

hợp vướng đã được giải đáp, các minh họa về

kê khai thuế

và sử

dụng

chương trình ứng dụng tin học của ngành để doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện.

Đồng thời, phương pháp/chiến lược quản lý nên tương ứng với các cấp độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp được phân nhóm cụ thể như sau:

­ Đối với nhóm doanh nghiệp sẵn sàng tuân thủ, còn gọi là nhóm tuân thủ tự nguyện: Chiến lược quản lý của cơ quan thuế được xây dựng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nhiều dịch vụ tốt nhất của cơ quan thuế; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ tối đa trong quá trình hoàn thành nghĩa vụ thuế thông qua cải thiện môi trường tuân thủ thuế một cách tự nguyện; tối thiểu hoá các khoản chi phí tuân thủ thuế của họ; tạo môi trường quản lý công bằng giữa những doanh nghiệp có sự tuân thủ khác nhau.

­ Đối với nhóm doanh nghiệp cố gắng tuân thủ: Nhóm này sẽ tuân thủ đầy đủ nếu họ được cơ quan thuế hỗ trợ thêm, khi đó chiến lược quản lý của

cơ quan thuế hướng đến việc khuyến khích sự tuân thủ, làm thay đổi hành vi của họ chuyển sang cấp độ sẵn sàng tuân thủ. Chiến lược quản lý phải tập trung giảm chi phí tuân thủ, tăng tính tự chủ của doanh nghiệp trong tuân thủ nghĩa vụ thuế; giúp doanh nghiệp tránh được những vi phạm luật thuế, tránh được những hình thức xử lý vi phạm của cơ quan thuế.

­ Đối với nhóm doanh nghiệp miễn cưỡng tuân thủ: Nhóm này có tư tưởng thường trực là không tuân thủ, nhưng nếu có giám sát, quản lý, xử lý kịp thời của cơ quan thuế, họ sẽ chuyển sang cấp độ tuân thủ hoặc cao hơn là tuân thủ tự nguyện. Do đó, chiến lược quản lý của cơ quan thuế là vừa phải

tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ

biến kiến thức để

thay đổi nhận

thức của họ, hỗ trợ họ trong quá trình tuân thủ, vừa phải tăng cường giám sát, kiểm tra, hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi không tuân thủ của họ.

­ Đối với nhóm doanh nghiệp không tuân thủ: Đây là nhóm có chỉ số rủi ro về thuế cao nhất, họ sẽ không tuân thủ thuế nếu không có sự cưỡng chế và xử lý vi phạm nghiêm khắc. Các hành vi không tuân thủ có thể là không đăng ký thuế, không nộp bản khai thuế, cố tình khai sai, trì hoãn nộp thuế, không nộp thuế lặp lại nhiều lần, thay đổi địa điểm, hoạt động sản xuất kinh doanh để trốn thuế, bỏ trốn, mất tích, tìm kẽ hở của luật để tránh thuế. Sự tuân thủ thuế của nhóm doanh nghiệp này rất khó thay đổi bằng các tác động khuyến khích kinh tế, tác động tâm lý hay ảnh hưởng xã hội. Hành vi tuân thủ của họ chủ yếu bị chi phối bởi các công cụ thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế hành chính và xử lý vi phạm của cơ quan thuế. Do vậy, chiến lược quản lý của cơ quan thuế đối với nhóm này là tập trung nguồn lực thanh tra, kiểm tra, giám sát và có nhiều biện pháp nghiêm minh để họ không thực hiện được các hành vi vi phạm pháp luật thuế, đồng thời kết hợp với các biện pháp giáo dục, tuyên

truyền, hỗ

trợ

để họ

hiểu và thay đổi tư

tưởng chống đối trong thực hiện

nghĩa vụ thuế.

Các chiến lược quản lý nêu trên được xây dựng nhằm xác định đối tượng, mục tiêu, phương pháp, thái độ quản lý khác nhau đối với các nhóm

doanh nghiệp khác nhau dựa vào các cấp độ tuân thủ thuế của họ. Các mục tiêu, phương pháp, thái độ quản lý này sẽ được thể hiện cụ thể thông qua các nội dung quản lý của cơ quan thuế như tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp; quản lý kê khai, nộp thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế thuế…

Năng lực phục vụ và sự đồng cảm trong dịch vụ công về thuế của Cục

thuế/các chi cục thuế

tại Thành phố

Hồ Chí Minh chủ

yếu phụ

thuộc vào

nguồn nhân lực và cơ sở

vật chất, phương tiện của cơ

quan thuế. Cán bộ

thuế

cần có chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc để

thực hiện công tác hiệu

quả. Đồng thời cán bộ thuế cần thấu hiểu quan điểm xem doanh nghiệp là khách hàng mà họ đang cung cấp dịch vụ, để thể hiện thái độ đúng đắn và cung cấp dịch vụ đạt tiêu chuẩn.

Đồng thời, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh nên chủ trương phát triển mạnh hệ thống các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ về thuế, đóng vai trò là “cánh tay nối dài” của cơ quan thuế trong việc hỗ trợ người nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ thuế đã phát huy tác dụng, sẽ góp phần giảm một phần gánh nặng công việc của cơ quan thuế trong việc kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

5.2.2.3. Tăng cường tuyên truyền hỗ trợ

Nhân tố tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp xếp thứ 3 trong các nhân tố, chiếm 13,03% ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát đánh giá trung bình của nội dung tuyên truyền hỗ, trợ doanh nghiệp đạt 3,12/5 (doanh nghiệp đánh giá) và 3,54/5 (các chuyên gia đánh giá) cho thấy nội dung quản lý thuế này có khả năng được cải thiện. Nhân tố này có ảnh hưởng cùng chiều với tuân thủ thuế của doanh nghiệp, nghĩa là khi tuyên truyền, hỗ trợ được tăng cường, tuân thủ thuế của doanh nghiệp cũng được nâng lên.

Tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp là một trong những chức năng quan trọng trong quản lý thuế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã nhận thức

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí