Hình 3.. Quy trình nghiên cứu các yếu tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Bước 3: Nghiên cứu chính thức
Tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng với 350 đáp viên là các đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi chính thức
(thang đo chính thức) theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để kiểm định thang đo, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
tiến hành
Trước tiên, các thang đo này được kiểm định bằng phương pháp phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Các thang đo thỏa mãn điều kiện của 02 kiểm định trên sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thông qua mô hình
Hồi quy đa biến.
Toàn bộ
quy trình nghiên cứu của tác giả
được trình bày
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Quản Lý Thuế Và Tuân Thủ Thuế
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Bài Học Cho Việt Nam Về Quản Lý Thuế Để Thúc Đẩy Tuân Thủ Thuế
- Phương Pháp Nghiên Cứu Và Quy Trình Nghiên Cứu
- Nhân Tố “Quản Lý Đăng Ký, Kê Khai Và Thu Thuế” (Qlt)
- Nhân Tố “Ứng Dụng Công Nghệ Trong Quản Lý Thuế” (Cntt)
- Công Cụ Phân Tích Và Kiểm Định Mô Hình Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
trong Quy trình nghiên cứu các yếu tố thuế của doanh nghiệp.
quản lý thuế
tác động đến tuân thủ
3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
3.2.1. Thiết kế phương pháp nghiên cứu định tính
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định thực trạng quản lý
thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp và mức độ tuân thủ của doanh nghiệp đối với quy định pháp luật về thuế, tác giả tiến hành phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế và đại diện một số doanh
nghiệp (đối tượng khảo sát) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, dữ
liệu thứ
cấp liên quan quan đến quản lý thuế
và tuân thủ
thuế
của doanh
nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng được sử dụng để bổ phân tích thực trạng quản lý thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp và mức độ tuân thủ của doanh nghiệp đối với quy định pháp luật về thuế.
Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu chính là tuân thủ của các
doanh nghiệp đối với pháp luật về thuế. Tuy nhiên, ý kiến đánh giá, dữ liệu cung cấp từ phía các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế (chủ yếu là cán bộ, công chức thuế) là rất cần thiết, thể hiện quan điểm từ phía cơ quan quản lý thuế, vì nội dung nghiên cứu cũng liên quan đến công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Quan điểm, đánh giá từ góc độ các chuyên gia quản lý thuế cũng
là cơ sở để đối chiếu, so sánh với ý kiến đánh giá từ phía đối tượng doanh nghiệp.
Tác giả lần lượt phỏng vấn và thảo luận nhóm với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế (có kinh nghiệm làm việc trong ngành từ 05 năm trở lên) và đại diện một số doanh nghiệp (đối tượng khảo sát) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng câu hỏi mở được sử dụng để phỏng vấn và thảo luận, thông qua từng cuộc phỏng vấn và thảo luận để chỉnh sửa câu hỏi và nội dung phỏng vấn, thảo luận phù hợp.
3.2.2. Nội dung nghiên cứu định tính
Bước nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu:
(1) Đánh giá thực trạng quản lý thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh;
(2) Đánh giá thực trạng tuân thủ theo pháp luật về thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh;
(3) Nhận diện, điều chỉnh và xác nhận lại các nhân tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế doanh nghiệp. Đồng thời, các thang đo cũng được thảo luận, góp ý cho phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Các mục tiêu nghiên và nội dung nghiên cứu được giải quyết thông qua phương pháp định tính như sau:
3.2.2.1. Đánh giá thực trạng quản lý thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả lần lượt phỏng vấn và thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế để thu thập ý kiến đánh giá, gợi ý về nội dung thực trạng quản lý thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, thông qua thực trạng công tác quản lý thuế, các chuyên gia gợi ý những hạn chế, khó khăn trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng câu hỏi phỏng vấn ở Phụ Lục – Bảng câu hỏi Chuyên gia (Dành cho các chuyên gia và cán bộ quản lý thuế của cơ quan Thuế).
3.2.2.2. Đánh giá thực trạng tuân thủ nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
theo pháp luật về
thuế của
doanh
Tác giả lần lượt phỏng vấn và thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế để thu thập ý kiến đánh giá, gợi ý về nội dung thực trạng
tuân thủ
theo pháp luật về
thuế
của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ
Chí
Minh. Đồng thời, thông qua thực trạng này, các chuyên gia gợi ý những hạn chế, khó khăn trong việc nâng cao mức tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, tác giả tiến hành phỏng vấn, thảo luận nhóm với đại diện
của các doanh nghiệp về những hạn chế, khó khăn trong việc hoàn thành
nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng câu hỏi phỏng vấn ở Phụ Lục – Bảng câu hỏi Chuyên gia (Dành cho các chuyên gia và cán bộ quản lý thuế của cơ quan Thuế).
3.2.2.3. Xác định các
yếu tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ
thuế
của
doanh nghiệp và thang đo tương ứng
Để xác định các nhân tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế của
doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu định lượng, tác giả tổng kết, lược
khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan dưới góc độ nhận thức,
thái độ và hành vi của đối tượng nộp thuế. Thông qua đó, tác giả tổng kết
được danh sách các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Với mục tiêu nghiên cứu sâu về khía cạnh quản lý thuế, tác giả lựa chọn những nhân tố liên quan đến quản lý thuế có tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp để làm mục tiêu phỏng vấn và thảo luận. Đồng thời, tác giả căn cứ vào quy định pháp lý về quản lý thuế ở Việt Nam (Luật số 78/2006/QH11 về Quản lý thuế) để thêm vào một số nhân tố thuộc quản lý thuế có khả năng ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đó, tác giả phỏng vấn và thảo luận với các chuyên gia có kinh
nghiệm trong quản lý thuế, các đối tượng mục tiêu có nhiều năm kinh nghiệm
(05 năm kinh nghiệm trở lên) trong lĩnh vực quản lý thuế thuế và đại diện
một số doanh nghiệp (đối tượng khảo sát) tại Thành phố Hồ Chí Minh để
xác định lại các nhân tố quản lý thuế có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Song song đó, tác giả thông qua phỏng vấn và thảo luận nhóm để xác
định các thang đo tương ứng phù hợp với các nhân tố trên. Các nhân tố mới thêm vào mô hình, cùng với thang đo tương ứng, cũng được sự khẳng định của các chuyên gia và đối tượng mục tiêu trong khi phỏng vấn và thảo luận.
Sau khi xác định được các nhân tố và thang đo tương ứng, tác giả xây dựng bảng câu hỏi dựa trên kế thừa các nghiên cứu trước đó (đối với các nhân tố kế thừa) và căn cứ vào pháp luật về Quản lý thuế của Việt Nam (đối với các nhân tố mới thêm vào.
Bảng câu hỏi khảo sát này cũng được tham khảo ý kiến đóng góp của
các chuyên gia và đối tượng thảo luận mục tiêu để điều chỉnh câu từ, nội
dung cho phù hợp với mô hình nghiên cứu, đồng thời phù hợp với văn hóa, đặc điểm, đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu, bao gồm các nhân tố và thang đo tương ứng, để tiếp tục thực hiện bước nghiên cứu định lượng.
3.2.3. Thực hiện nghiên cứu định tính
Tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn các
chuyên gia và đại diện của doanh nghiệp với các hình thức gửi email, trao đổi qua điện thoại và gặp mặt trực tiếp trong thời gian từ tháng 07/2018 – 06/2019.
Với đối tượng chuyên gia, tác giả đã phỏng vấn, thảo luận, thu thập ý kiến đánh giá của 56 đối tượng cán bộ, quản lý thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những cán bộ, công chức thuế làm việc tại Cục thuế và các chi cục thuế trên địa bàn Thành phố, đang giữ chức vụ lãnh đạo và làm việc tại
các bộ phận (Tuyên truyền hỗ trợ; Quản lý kê khai và kế toán thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và một số bộ phận khác).
Với đối tượng đại diện doanh nghiệp, tác giả đã phỏng vấn, trao đổi ý kiến với 50 đối tượng. Đối tượng phỏng vấn bao gồm người lãnh đạo, chủ doanh nghiệp (Giám đốc/Phó giám đốc), Kế toán trưởng hoặc Kế toán thuế của doanh nghiệp.
3.2.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả ý kiến đánh giá được tổng hợp phân tích trong Chương 4 – Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.3.2. Đánh giá thực trạng tuân thủ nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
theo pháp luật về
thuế của
doanh
Kết quả ý kiến đánh giá được tổng hợp phân tích trong Chương 4 – Thực trạng tuân thủ theo pháp luật thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.3.3. Xác định các
yếu tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ
thuế
của
doanh nghiệp và thang đo tương ứng
Với công cụ sử dụng trong phỏng vấn và thảo luận là Bảng câu hỏi mở, thông qua từng cuộc phỏng vấn và thảo luận để chỉnh sửa câu hỏi và nội dung phỏng vấn, thảo luận phù hợp.
Với câu hỏi mở và gợi ý của tác giải dựa trên thống kê, tổng hợp các yếu tố quản lý thuế và đặc điểm tự thân của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp, kết quả phỏng vấn thảo luận được tóm tắt trong hình bên dưới.
Các chuyên gia và doanh nghiệp đưa ra ý kiến về 11 yếu tố quản lý thuế và đặc điểm của doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ
thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua tổng hợp ý
kiến đánh giá, có 09 yếu tố đạt ý kiến đồng thuận cao, và 02 yếu tố chỉ đạt ý
kiến đồng thuận dưới 50% (Quản lý thông tin doanh nghiệp nộp thuế và
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế). Do đó, tác giả sử dụng 09 yếu tố đạt ý kiến đồng thuận cao bởi các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, đồng thời
dựa trên cơ
sở lý thuyết liên quan, để
xây dựng mô hình nghiên cứu định
lượng về các yếu tố (quản lý thuế và đặc điểm doanh nghiệp) tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 3.. Xác định các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp
(Nguồn: Tổng hợp và thống kê của tác giả) Bước nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu nhận diện, điều chỉnh và xác nhận lại các nhân tố tuân thủ thuế ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
của đối tượng nộp thuế doanh nghiệp. Đồng thời, các thang đo cũng được
thảo luận, góp ý cho phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Sau khi xác định được các nhân tố và thang đo tương ứng, tác giả xây dựng bảng câu hỏi dựa trên kế thừa các nghiên cứu trước đó (đối với các nhân tố kế thừa) và căn cứ vào Luật số 78/2006/QH11 về Quản lý thuế của Việt Nam (đối với các nhân tố mới thêm vào.
Bảng câu hỏi khảo sát này cũng được tham khảo ý kiến đóng góp của
các chuyên gia và đối tượng thảo luận mục tiêu để điều chỉnh câu từ, nội
dung cho phù hợp với mô hình nghiên cứu, đồng thời phù hợp với văn hóa, đặc điểm, đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi khảo sát chi tiết được trình bày trong Phụ lục – Bảng câu hỏi khảo sát doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu, bao gồm các nhân tố và thang đo tương ứng, để tiếp tục thực hiện bước nghiên cứu định lượng.
3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
3.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Theo tổng quan nghiên cứu về
quản lý thuế
và tuân thủ
thuế
của đối
tượng doanh nghiệp, quản lý thuế đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống thuế và có nhiệm vụ trọng yếu nhất là đảm bảo đối tượng nộp thuế tuân thủ quy định pháp lý về thuế. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy có rất nhiều nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Tuy
nhiên không có mô hình lý thuyết nào có thể
bao quát tất cả
các khía cạnh
hoặc tất cả các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế. Dựa trên khía cạnh và mục tiêu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu chọn lựa mô hình và các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế phù hợp với nghiên cứu.
OECD (2004) đưa ra quan điểm tuân thủ
thuế
được phân tích tuần tự
thành các nhiệm vụ khác nhau: (i) đăng ký trong hệ thống thuế, (ii) nộp các thông tin về thuế đúng hạn, (iii) báo cáo thông tin đầy đủ và chính xác (kết
hợp lưu trữ
hồ sơ
đầy đủ), (iv) đóng các nghĩa vụ
thuế
đúng hạn [109].
Những nghĩa vụ thuế này được nêu rõ trong Luật số 78/2006/QH11 về Quản lý thuế của Việt Nam và được xem là những tiêu chí đánh giá hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Luật quản lý thuế được xem là cơ sở pháp lý cơ bản nhất để đánh giá hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ theo quy định về thuế của doanh nghiệp.
Trên cơ sở kế thừa các lý thuyết, các nghiên cứu thực nhiệm, kết quả phỏng vấn các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, và mục tiêu nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của quản lý thuế đối với hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu nhận diện hai nhóm nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Mô hình bao gồm các nhân tố thuộc về quản lý của cơ quan thuế dựa trên nội dung quản lý thuế
của Luật số
78/2006/QH11 về
Quản lý thuế của
Việt Nam và kế
thừa các
nghiên cứu trước đây ((1) Tuyên truyền hỗ trợ, (2) Quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế, (3) Thanh tra kiểm tra thuế, (4) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế, (5) Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế, (6) Chất lượng dịch vụ thuế, (7) Ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế) và các nhân tố đặc trưng thuộc về doanh