Tiêu Chí Đánh Giá Quản Lý Thu Ngân Sách Cấp Huyện


công tác quản lý thu NSNN để kiến nghị cấp có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục đảm bảo các khoản thu NSNN được thu đúng, thu đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

1.2.4. Các công cụ quản lý thu ngân sách cấp huyện

Các công cụ quản lý thu ngân sách bao gồm công cụ pháp luật, công cụ kế hoạch hoá và công cụ chính sách.

Thứ nhất, công cụ pháp luật là công cụ quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý thu ngân sách. Đó là việc thực hiện quyền lực bằng các văn bản quy phạm pháp luật để tác động lên ý chí và điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện.

Quản lý thu ngân sách nhà nước gắn liền với lợi ích vật chất của các đối tượng nên trong thực tiễn triển khai thu ngân sách phát sinh những mâu thuẫn cần phải xử lý bằng văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần được xem xét cẩn thận, quy định rõ ràng và phù hợp với thực tiễn góp phần công tác quản lý thu ngân sách nhà nước đạt hiệu quả tối ưu.

Thứ hai, công cụ kế hoạch hoá là công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước. Kế hoạch thu ngân sách đảm bảo cho việc lãnh đạo của chính quyền địa phương có sự thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lý thu ngân sách. Đây là cơ sở pháp lý để quyết định các khoản thu và mức thu của từng khoản thu ngân sách. Việc xây dựng kế hoạch thu ngân sách hiệu quả cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban ngành có liên quan giúp cho các UBND các cấp kiểm soát được diễn biễn tình hình thu ngân sách trên địa bàn và hạn chế được tình trạng thất thu ngân sách. Kế hoạch thu ngân sách được lập chi tiết theo từng khoản thu, ngành nghề kinh doanh và các vùng lãnh thổ.

Kế hoạch thu theo từng khoản thu là kế hoạch thu được lập chi tiết theo các khoản thu về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác…

Kế hoạch thu theo ngành nghề kinh doanh như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…

Kế hoạch thu theo vùng lãnh thổ là kế hoạch thu được lập theo địa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


giới hành chính như kế hoạch thu ngân sách tỉnh, kế hoạch thu ngân sách huyện, kế hoạch thu ngân sách xã.

Quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 5

Thứ ba, công cụ chính sách là một trong những công cụ quan trọng đề chính quyền địa phương thực hiện quản lý thu NSNN đạt hiệu quả cao vì chính sách có tác động nhanh, kịp thời đến nhận thức và hành vi của các đối tượng quản lý thu ngân sách. Các chính sách quản lý thu NSNN được các cơ quan quản lý thu ngân sách trên địa bàn cấp huyện áp dụng bao gồm chính sách về thuế, phí, lệ phí, giá đất. Đối với cấp huyện, các chính sách chủ yếu ban hành để tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý thu ngân sách nhằm thực hiện tốt hơn công tác thu ngân sách, huy động, nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn đạt hiệu quả cao.

1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách cấp huyện

1.2.5.1. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành thu NSNN

Tỷ lệ thu thực tế so với thu dự toán là tỷ lệ giữa thu thực tế/thu dự toán và được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ thực hiện thu so với dự toán (%) = Tổng thu NSNN thực hiện x 100%

Tổng dự toán thu NSNN

Tỷ lệ này >100% phản ánh số thu NSNN thực tế cao hơn so với thu dự toán. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt. Phần chênh lệch giữa thu thực tế và thu dự toán là khoản tăng thu NSNN trong năm thực hiện, 50% khoản tăng thu NSNN sẽ được chuyển nguồn thực hiện cải cách tiền lương cho năm sau còn 50% tăng thu NSNN sẽ được sử dụng cho chi đầu tư xây dựng cơ bản. Khoản tăng thu này góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật của địa phương, góp thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế tại địa phương. Kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy các khoản tăng nguồn thu cho NSNN, từng bước cho các huyện có thể tự cân đối ngân sách cấp mình, giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.

Tỷ lệ này <100% phản ánh số thu NSNN thực tế thấp hơn so với thu dự toán. Phần chênh lệch này thể hiện sự hụt thu NSNN. Để có thể bù đắp khoản hụt thu NSNN có thể giảm chi NSNN tương ứng, tìm kiếm các nguồn thu để bù đắp hoặc đề nghị sự bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.


1.2.5.2. Tiêu chí đánh giá tốc độ tăng trưởng thu NSNN

Tỷ lệ gia tăng thu NSNN so với năm trước phản ánh tốc độ tăng trưởng thu NSNN và được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ gia tăng thu NSNN (%) = Thu NSNN năm nay−Thu NSNN năm trước x 100 %

Thu NSNN năm trước

Tỷ lệ gia tăng thu NSNN luôn biến động và phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ thu NSNN thực tế so với thu dự toán. Tỷ lệ này >100% phản ánh tốc độ tăng trưởng thu NSNN năm sau cao hơn năm trước góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương cũng tăng lên. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt, cho thấy dấu hiệu kinh tế địa phương phát triển. Tỷ lệ tăng thu NSNN cũng chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi nguồn thu trong năm: các khoản thu NSNN cấp huyện bị cắt giảm nguồn thu lướn trong năm chuyển cho nguồn thu cấp tỉnh sẽ ảnh hưởng lớn đến thu thực tế trong năm. Đây là do nguyên nhân khách quan mang lại nên không thể đánh giá là tỷ lệ gia tăng thu NSNN bị giảm.

Tỷ lệ gia tăng thu NSNN <100% phản ánh số thu NSNN năm nay thấp hơn so với năm trước, thể hiện sự thụt lùi của nền kinh tế của địa phương, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai. Cần phải tìm giải pháp để tìm kiếm các khoản thu, nguồn thu mới thúc đẩy tỷ lệ gia tăng thu NSNN năm sau cao hơn năm trước.

1.2.5.3. Tiêu chí đánh giá tỷ trọng các khoản thu NSNN

Để đánh giá tỷ trọng các khoản thu NSNN cần xem xét, đánh giá cơ cấu các khoản thu NSNN cấp huyện gồm:

Một là, Thu thuế từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên)

Hai là, phí, lệ phí.

Ba là, lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài.

Bốn là, các khoản thu từ đất (tiền sử dụng đất, đấu giá đất…) Năm là, thuế thu nhập cá nhân giao cấp huyện quản lý thu.

Sáu là, thu kết dư.

Bảy là, thu từ bán tài sản. Tám là, thu khác.


Cơ cấu thu NSNN đảm bảo nguyên tắc căn bản về cân đối ngân sách thu thường xuyên lớn hơn chi thường xuyên và góp phần tích luỹ cho chi đầu tư phát triển. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Cơ cấu thu NSNN hợp lý, bền vững hơn với sự tăng trưởng các khoản thu từ sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào thu từ tài nguyên và các khoản thu từ đất như tiền sử dụng đất và đấu giá đất. Cơ cấu thu NSNN bền vững khi các khoản thu từ thuế được cải thiện theo hướng hợp lý hơn. Thuế gián thu (thuế GTGT, thuế TTĐB) ngày càng đóng vai trò quan trọng, tỷ trọng các khoản thuế trực thu (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) giảm dần trong tổng thu NSNN nhằm thực hiện chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.

Cơ cấu thu NSNN hợp lý và bền vững khi các khoản thu thường xuyên chiếm tỷ trọng cao, các khoản thu không thường xuyên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu NSNN.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước

1.3.1. Về cơ chế chính sách, quy định của nhà nước

Cơ chế chính sách, quy định của nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thu NSNN. Sự phù hợp với thực tế của Luật và các quy định trong chính sách của Nhà nước, chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu NSNN có tác động đến kết quả, hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN ở địa phương. Nếu cơ chế, chính sách phù hợp, linh hoạt sẽ góp phần đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời các nguồn thu NSNN, đồng thời nuôi dưỡng nguồn thu, tăng thu NSNN. Những cơ chế, chính sách và quy định không phù hợp gây khó khăn trong công tác quản lý thu NSNN, gây khó khăn cho các doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Các quy định không rõ ràng dẫn đến việc vận dụng ở các địa phương khác nhau dẫn đến tình trạng không minh bạch trong công tác quản lý thu NSNN kéo theo tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng tại các địa phương. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế, chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tế của địa phương thì công tác quản lý thu NSNN mới đảm bảo hiệu quả.


1.3.2. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm điều kiện tự nhiên là nhân tố khách quan tác động đến quản lý thu NSNN. Đặc điểm điều kiện tự nhiên là nhân tố tác động đến kết quả thu NSNN cấp huyện. Đối với các địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú thì nguồn thu từ việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất lớn, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Ngược lại, đối với các địa phương không có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì việc phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn, cần phải rà soát, mở rộng các khoản thu NSNN để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì đất đai là nguồn tài nguyên rất quan trọng, là yếu tố quan trọng để phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc sử dụng đất đai hiệu quả, hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Đánh giá đúng tiềm năng của đất đai là căn cứ xác định mức độ thích nghi của đất đai đối với loại hình nào đó, từ đó đưa ra phân tích khoa học để sử dụng đất hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường. Ngược lại nếu không đánh giá đúng tiềm năng của đất đai sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí, không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường…

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là nhân tố tác động lên thu NSNN tại địa phương. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, kinh tế - xã hội của các địa phương nếu phát triển sẽ tạo môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương cũng như tăng trưởng các nguồn lực tài chính, nguồn thu nhập cho các tổ chức, cá nhân. Các địa phương có hạ tầng kỹ thuật phát triển, có vị trí chiến lược sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội, các cá nhân, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp ngày càng phát triển từ đó đóng góp nguồn thu lớn cho NSNN.

Ngược lại, các địa phương có hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế xã hội kém sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh không thuận lợi, việc thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chậm, khả năng tạo ra nguồn thu cho


NSNN thấp. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương dành ra nguồn thu để đầu tư phát triển hạ tầng ảnh hưởng khả năng cân đối thu - chi ngân sách.

1.3.3. Tổ chức bộ máy và trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC trong bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước

Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý thu NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN là mô hình tổ chức bộ máy và các cán bộ quản lý quản lý thu NSNN, các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quản lý quá trình quản lý thu NSNN. Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN có vai trò quan trọng đến công tác quản lý thu NSNN. Bộ máy quản lý thu NSNN được tổ chức hợp lý, khoa học, phân công nhiệm vụ các bộ phận rõ ràng sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác thu NSNN. Nếu việc phân định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp, giữa các bộ phận trong tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN không rõ ràng, khoa học sẽ dẫn đến sự chống chéo về chức năng, nhiệm vụ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy né tránh trách nhiệm hoặc là lạm quyền trong quản lý thu NSNN.

Năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo quản lý công tác thu NSNN rất quan trọng gồm khả năng hoạch định chiến lược ngân sách, phác thảo ra kế hoạch triển khai công việc rõ ràng, khoa học, hợp lý giúp cho điều hành công tác quản lý thu NSNN đạt hiệu quả. Nếu năng lực quản lý của lãnh đạo có trình độ thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức quản lý thu NSNN.

Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý thu NSNN tại các địa phương là yếu tố quyết định đến hiệu quả trong công tác quản lý thu NSNN. Đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin giúp quản lý thu ngân sách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đảm bảo các khoản thu NSNN kịp thời, thu đúng, thu đủ góp phần tăng quy mô thu NSNN tại địa phương. Ngược lại, trình độ cán bộ yếu kém dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách, bội chi dẫn đến mất cân đối ngân sách.

Vì vậy, tổ chức bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý thu NSNN có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến


quá trình tổ chức quản lý thu NSNN. Việc đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy quản lý thu NSNN và đổi mới cơ chế quản lý thu NSNN là rất cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, trong đó việc hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách và tăng cường sự tự chủ, tự quyết của ngân sách cấp dưới trong hệ thống ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đổi mới để việc quản lý thu NSNN đạt hiệu quả cao.

1.3.4. Các nhân tố về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ - thông tin

Các nhân tố về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin có ý nghĩa rất lớn đến công tác quản lý thu ngân sách. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp giải quyết công việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, độ chính xác cao về mặt xử lý dữ liệu trong quản lý thu ngân sách. Việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác quản lý thu NSNN sẽ tạo điều kiện giảm chi phí hành thu, cung cấp các thông tin về thu NSNN một cách kịp thời, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, từng bước hiện đại hoá công tác quản lý thu NSNN. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý thu ngân sách, từng bước nâng cao mức độ hài lòng của các cá nhân, tổ chức đối với các dịch vụ công liên quan đến công tác thu ngân sách. Vì vậy, yếu tố hạ tầng kỹ thuật, CNTT có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý thu ngân sách nhà nước.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và tổng quan thu – chi ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên thị xã Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây nằm phía tây bắc của thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ phía tây thủ đô, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35km về phía tây bắc dọc theo Quốc lộ 32, có vị trí địa lý, phía đông giáp với huyện Phúc Thọ, phí a tây giáp với huyện Ba Vì, phía nam giáp với huyện Thạch Thất và phía bắc giáp với huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo quy hoạch chung của thành phố, thị xã Sơn Tây là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên 113,5 km2, dân số khoảng 230.570 người (kể cả quân số của lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn thị xã) được chia làm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 phường, 6 xã có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đóng trên địa bàn.

Thị xã Sơn Tây nằm ở vị trí địa lý tương đối thuận lợi với hai tuyến đường chạy qua là Quốc lộ 21, Quốc lộ 32, tỉnh lộ 413, tỉnh lộ 414… thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch - thương mại, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng. Vị trí địa lý thuận lợi này của thị xã là tiền đề để mở rộng giao lưu, lưu thông hàng hoá dịch vụ, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của thị xã Sơn Tây trong tương lai.

2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây

2.1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, an ninh chính trị thế giới phức tạp, tình hình thiên tai, dịch bệnh bùng phát (đặc biệt là dịch tả lợn châu phi, dịch Covid-19) đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, tình hình kinh tế thị xã tiếp tục phát triển chuyển dịch cơ cấu cơ bản theo đúng hướng mục tiêu đề ra, chất lượng và hiệu quả kinh tế được cải thiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022