Quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2. 1: Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN thị xã Sơn Tây 40

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Cụm từ viết tắt

Cụm từ viết đầy đủ

CNTT:

Công nghệ thông tin

GTGT:

Giá trị gia tăng

HĐND:

Hội đồng nhân dân

KBNN:

Kho bạc nhà nước

NHNN:

Ngân hàng nhà nước

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NSNN:

Ngân sách nhà nước

TNCN:

Thu nhập cá nhân

TNDN:

Thu nhập doanh nghiệp

TTĐB:

Tiêu thụ đặc biệt

UBND:

Uỷ ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho đất nước ta. Việt Nam đã có những bước phát triển vững chắc để hội nhập kinh tế toàn cầu. Để có thể thực hiện tốt hội nhập kinh tế thế giới thì hệ thống tài chính quốc gia phải thực sự vững mạnh. Trong hệ thống tài chính quốc gia, ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong phát triển kinh tế xã hội. Quản lý thu ngân sách nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia.

Trong những năm qua, thị xã Sơn Tây đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, từng bước đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng nhờ có sự đóng góp quan trọng của ngân sách nhà nước. Thu ngân sách thị xã Sơn Tây tương đối ổn định, trong vài năm trở lại đây nguồn thu tiền sử dụng đất (thu đất các dự án, thu đấu giá quyền sử dụng đất, thu khác) chiếm tỷ trọng lớn song đây là nguồn thu không mang tính chất bền vững. Do đó, để thực hiện các nhiệm vụ ngân sách cần có các giải pháp quản lý thu ngân sách thị xã, tạo nguồn thu ổn định, bền vững tránh phụ thuộc vào các nguồn thu từ tài nguyên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đặt ra.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Từ công tác quản lý đất đấu giá đến công tác thanh tra, kiểm tra các nguồn thu thuế của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thu khác chưa đảm bảo chặt chẽ. Từ đó dẫn đến tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, thu ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Vì vậy, muốn thu ngân sách nhà nước đạt hiệu quả cao cần có sự tổng hợp, phân tích, đánh giá khách quan, đầy đủ các khoản thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây để tìm ra các giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây ngày một vững mạnh.


Từ những nội dung đã trình bày ở trên, với những kiến thức lý luận được trang bị trong quá trình học tập và với kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân trong lĩnh vực quản lý và điều hành NSNN tại địa phương, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

2. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Việc nghiên cứu công tác quản lý thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Mỗi công trình đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về ngân sách nhà nước như sau:

- Nguyễn Thị Hoa (2011), Tăng cường quản lý và sử dụng NSNN có hiệu quả trên địa bàn thị xã Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn đã đưa ra sơ bộ khung lý thuyết về quản lý thu, chi NSNN cấp huyện bao gồm: lập dự toán thu, chi ngân sách; chấp hành dự toán thu, chi ngân sách; kiểm soát thu, chi ngân sách. Luận văn đã khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội thị xã Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh, đánh giá thực trạng quản lý thu, chi NSNN tại thị xã Từ Sơn. Từ thực trạng quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại thị xã Từ Sơn, tác giả đã đưa ra giải pháp để hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại thị xã Từ Sơn. Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả chủ yếu đi sâu vào đánh giá thực trạng thu, chi ngân sách cấp huyện tại thị xã Từ Sơn mà chưa đưa ra được giải pháp tối ưu về hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại thị xã Từ Sơn.

- Lê Toàn Thắng (2013), Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án nêu lên các vấn đề cơ bản về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, phân tích và đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam.

- Lê Thanh Hà (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thăng Long. Luận văn nêu lý thuyết các ngân sách nhà nước, những vấn đề cơ bản


về thuế, quản lý thu thuế. Luận văn tập trung phân tích nguồn thu ngân sách từ thuế tại huyện Ba Vì gồm: công tác lập kế hoạch, tổ chức thu thuế (Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, quy trình nộp thuế, quản lý người nộp thuế, kê khai và quyết toán thuế, kiểm tra, giám sát chống thất thu thuế, quản lý nợ thuế). Luận văn nêu ra các giải pháp tăng cường quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Ba Vì.

- Lê Hải Ngọc Châu (2016), Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia. Luận văn đã khái quát hóa tổng quan thu, chi ngân sách nhà nước và đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Can Lộc. Đồng thời, tác giả đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Can Lộc.

- Nguyễn Hồng Đức (2017), Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chí nh Quốc gia. Luận văn đã hệ thống hóa được lý luận cơ bản về quản lý thu ngân sách nhà nước, đánh giá và phân tích thực trạng thu thuế, phí, lệ phí, lập dự toán thu ngân sách, chấp hành dự toán thu ngân sách và quyết toán thu ngân sách tại thành phố Nha Trang. Đồng thời, đưa ra các giải pháp chung để hoàn thiện quản lý thu ngân sách tại thành phố Nha Trang.

- Nguyễn Văn Long (2019), Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thương mại Hà Nội. Luận văn này trình bày được tổng quan về thu ngân sách nhà nước cấp huyện, các nguyên tắc, nội dung quản lý thu ngân sách và các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước. Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước gồm: công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, kế toán, kiểm toán và tranh tra, kiểm tra nhưng chưa đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên được hoàn thiện hơn.

- Trần Thị Xuân (2020), Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương mại Hà Nội. Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn


thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên còn có rất nhiều các tài liệu tham khảo, các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành có giá trị tham khảo rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Quản lý thu ngân sách nhà nước được rất nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập đến. Mỗi đề tài có cách tiếp cận khác nhau xuất phát từ thực tiễn khách quan từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị đề xuất nhưng có rất ít giải pháp có giá trị thiết thực với thực tiễn hiện nay.

Tại thị xã Sơn Tây trong giai đoạn từ 2017 đến nay chưa có thêm công trình nào nghiên cứu về công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là một vấn đề mới đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu những điều kiện đặc thù của thị xã Sơn Tây để công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã hiệu quả hơn. Để phục vụ công trình nghiên cứu và viết luận văn, tác giả sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc các thành quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trên.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá tổng quát công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát những vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà, quản lý thu ngân sách nhà nước.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Từ đó đánh giá những thành tựu đạt được, hạn chế và rút ra các nguyên nhân hạn chế.

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây trong thời gian tới.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về thu ngân sách và nội dung quản lý thu ngân sách cấp thị xã Sơn Tây từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán thu NSNN.

- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội, cấp ngân sách là cấp Huyện.

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây đến năm 2025 và các năm tiếp theo.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp nghiên cứu xuyên suốt cả đề tài. Các khoản thu ngân sách nhà nước được xem như luôn biến đổi nên cần được quan tâm đổi mới. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu.

Đề tài luận văn chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo báo, kết quả nghiên cứu, thông tin đáng tin cậy từ các nguồn: Các báo cáo tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước từ UBND thị xã Sơn Tây, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Sơn Tây, Chi cục Thuế Sơn Tây, Kho bạc nhà nước Sơn Tây.

- Báo cáo kinh tế - xã hội từ năm 2017-2020 của Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây.

- Báo cáo thu, chi ngân sách thị xã Sơn Tây từ 2017 - 2020 của phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Sơn Tây.

- Báo cáo quyết toán ngân sách thị xã Sơn Tây giai đoạn 2017 - 2020 của phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Sơn Tây.


- Các văn bản luật: Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước và các Thông tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan…

- Các thông tin liên quan đến đề tài thu thập từ sách, báo, tạp chí, trang web chuyên ngành…

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan để làm rõ hơn cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Góp phần khái quát, hệ thống lại những vấn đề cwo bản về quản lý thu ngân sách nhà nước.

- Phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây từ đó đánh giá thành tựu, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của hạn chế.

- Về thực tiễn, Kết quả nghiên cứu khoa học sẽ đưa ra góc nhìn về công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây trong những năm gần đây. Những kết quả đạt được, hạn chế cần rút kinh nghiệm để từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách thị xã Sơn Tây trong những năm tới được tốt hơn.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Sơn Tây.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở bài và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện Chương 2: Thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây,

thành phố Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí