Tổ Chức Bộ Máy Cơ Quan Quản Lý Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Thị Xã


Tổng chi ngân sách nhà nước giao động quanh mức từ 1.089 tỷ đồng đến 1.163 tỷ đồng. Trong đó, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất bình quân khoảng 51% tổng chi ngân sách thị xã bao gồm các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội, hoạt động bộ máy quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh (chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên gồm chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và sự nghiệp xã hội, quản lý nhà nước). Chi thường xuyên tăng dần từ 545 tỷ đồng năm 2017 lên 612 tỷ đồng năm 2020, tỷ trọng tăng lên từ 48% lên 55%.

Chi đầu tư phát triển giai đoạn 2017-2020 tăng từ 291 tỷ đồng lên 344 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng chi ngân sách tăng từ 27%-30%, từng bước đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện đại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, từ đó gia tăng nguồn thu cho ngân sách thị xã. Chi đầu tư phát triển bao gồm chủ yếu đầu tư các công trình giáo dục, giao thông, thuỷ lợi nội đồng, điện chiếu sáng, văn hoá, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội thị xã Sơn Tây.

Chi chuyển nguồn sang năm sau giai đoạn 2017-2020 có xu hướng giảm dần cả về giá trị và tỷ trọng từ 17% xuống còn 10%, bình quân cả giai đoạn là 13,8%. Điều này cho thấy công tác điều hành ngân sách thị xã đã có những chuyển biến tích cực. Các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau chủ yếu là chi đầu tư xây dựng cơ bản, nguyên nhân do công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, bất cập, năng lực quản lý của một số chủ đầu tư còn hạn chế, quy trình triển khai đầu tư còn chậm, sự phối hợp chưa thực sự đồng bộ của các cơ quan chuyên môn.

2.1.4. Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã

Sơn Tây

Để có thể quản lý NSNN nói chung và thu NSNN nói riêng trên địa bàn thị xã Sơn Tây, bộ máy quản lý ngân sách nhà nước là một hệ thống gồm các tổ chức, ban ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau gồm: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Sơn Tây, Chi cục thuế thị xã Sơn Tây và Kho bạc nhà nước thị xã Sơn Tây. Bộ máy quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây được tổ chức theo sơ đồ như sau:


HĐND Thị xã Sơn Tây


Chi cục thuế Sơn Tây

KBNN Sơn Tây




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 7


UBND Thị xã Sơn Tây

Phòng Tài chính-Kế

Sơ đồ 2. 1: Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN thị xã Sơn Tây

Đội kiểm tra thuế

Ban tài chính xã, phường

Các đơn vị dự toán

Đội kiểm tra nội bộ

Đội quản lý nợ và cưỡng

Đội QL Lệ phí trước bạ và

Đội HCNS - tài vụ - ấn chỉ

Đội quản lý thuế TNCN

Đội nghiệp vụ và dự toán

Đội kê khai - kế toán thuế

Đội tuyên truyền, hỗ trợ

Đội liên xã, phường

2.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị

HĐND thị xã Sơn Tây: Thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân bổ dự toán ngân sách thị xã; phê chuẩn quyết toán ngân sách thị xã; quyết định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách thị xã; quyết định điều chỉnh bổ sung ngân sách thị xã trong các trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND thị xã quyết định.

UBND thị xã Sơn Tây: Tổ chức quản lý thống nhất ngân sách thị xã và các hoạt động tài chính khác của thị xã gồm: Lập dự toán ngân sách thị xã, phương án phân bổ ngân sách thị xã.

Chi cục thuế thị xã Sơn Tây: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế, các luật thuế và các quy định hiện hành. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy định về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn thị xã Sơn Tây; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã trong việc tham mưu UBND thị xã Sơn Tây về lập và thực hiện dự toán thu NSNN; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý thuế đối với các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý; đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ kê


khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế…; tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện đúng theo quy định; kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế…; xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết các trường hợp khiếu nại, tố cáo về thuế.

Kho bạc nhà nước thị xã Sơn Tây: Là tổ chức trực thuộc Kho bạc nhà nước Hà Nội, có chức năng tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn thị xã, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây; quản lý, điều hòa tồn ngân quỹ Kho bạc nhà nước theo hướng dẫn của KBNN cấp trên, thực hiện tạm ứng tồn quỹ Kho bạc nhà nước cho ngân sách địa phương theo quy định; quản lý các quỹ ngân sách được giao quản lý, quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký quỹ, ký cược thế chấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền; mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN thị xã Sơn Tây; thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu NSNN, các quỹ do KBNN quản lý; thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu NSNN và các quỹ tài chính do KBNN thị xã Sơn Tây quản lý, xác nhận số liệu thu NSNN phát sinh qua KBNN thị xã Sơn Tây; quyết toán các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN và trên toàn địa bàn thị xã Sơn Tây và thực hiện các nhiệm vụ khác.

Phòng Tài chính - Kế hoạch Thị xã: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây, có chức năng tham mưu giúp UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật. Trong đó, tham mưu trực tiếp cho UBND thị xã trong quản lý và điều hành ngân sách, xây dựng dự toán NSNN trình HĐND thị xã phê chuẩn, thẩm định dự toán của các cơ quan, đơn vị, điều hành thu - chi ngân sách, đồng thời kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị theo đúng quy định, phối hợp chặt chẽ với Chi cục thuế thị xã, Kho bạc nhà nước thị xã trong quản lý và điều hành ngân sách.


2.2.1.2. Nguồn lực con người

Nguồn lực con người tại các đơn vị quản lý thu ngân sách giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Trong giai đoạn từ năm 2017-2020, số lượng biên chế của phòng Tài chính - Kế hoạch, chi cục thuế, Kho bạc nhà nước tương đối ổn định; trình độ chuyên môn, độ tuổi của cán bộ, công chức có sự phân hoá rõ ràng cụ thể như sau:

Bảng 2. 7: Cơ cấu độ tuổi, trình độ chuyên môn cán bộ, công chức



Số TT


Đối tượng


Số người

Độ tuổi

Trình độ chuyên

môn

Dưới 30

tuổi

Từ 30 -

40

tuổi

Từ 41-

50

tuổi

Trên 51

tuổi

Cao đẳng, Trung cấp


Đại học


Thạc sỹ

I

Phòng Tài chính

- Kế hoạch

14

1

8

4

1

1

6

7

1

Trưởng phòng

1



1




1

2

Phó trưởng phòng

3



2

1


1

2

3

Chuyên viên

9

1

7

1



5

4

4

Lao động hợp

đồng

1


1



1



II

Chi cục thuế

47

4

20

11

12

8

28

11

1

Chi cục trưởng

1




1



1

2

Phó chi cục

trưởng

3



1

2


3


3

Chuyên viên

38

4

17

8

9

3

25

10

4

Cán sự

5


3

2


5



III

Kho bạc nhà

nước

13

0

4

6

3

3

9

1

1

Giám đốc

1



1




1

2

Phó giám đốc

2



1

1


2


3

Chuyên viên

9


3

4

2

2

7


4

Cán sự

1


1



1



Qua bảng 2.7 cho thấy:

Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã: Đội ngũ cán bộ công chức có độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm khoảng 64,3% tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành ngân sách. Tuy nhiên, đội ngũ cán


bộ công chức còn trẻ chưa tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong công tác điều hành ngân sách. Trình độ chuyên môn của độ ngũ cán bộ công chức trình độ Đại học, Thạc sỹ chiếm khoảng 92,8%. Trình độ Trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 7,2%.

Chi cục thuế thị xã Sơn Tây: Đội ngũ cán bộ, công chức ở độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm khoảng 51,1%, độ tuổi trên 40 chiếm khoảng 48,9%. Trình độ chuyên môn đại học chiếm Đại học, Thạc sỹ chiếm khoảng 83%. Trình độ chuyên môn Trung cấp, Cao đẳng chiếm 17%. Do cán bộ, công chức có độ tuổi 51 tuổi trở lên chiếm tương đối cao, trình độ chuyên môn còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng CNTT chưa thành thạo.

Kho bạc nhà nước thị xã Sơn Tây: Đội ngũ cán bộ công chức dưới 40 tuổi chiếm khoảng 30,7%, độ tuổi từ 41 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 69,1%. Trình độ chuyên môn đại học, thạc sĩ chiếm khoảng 76,9%; trung cấp, cao đẳng chiếm 23,1%. Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức kho bạc có độ tuổi trung bình tương đối cao, trình độ chuyên môn và kỹ năng sử dụng CNTT của một số cán bộ, công chức. Từ đó, dẫn đến tiến độ công việc nhiều lúc còn chậm trễ, chất lượng công việc không đảm bảo theo quy định.

2.1.5. Phân cấp quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây

Thực hiện Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây phân cấp các nguồn thu như sau:

Các khoản thu ngân sách thị xã Sơn Tây được hưởng 100% bao gồm: Lệ phí môn bài thu từ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; thuế tài nguyên từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất, tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô nhỏ, lẻ, xen kẹt có diện tích dưới 5000 m2 không tiếp giáp mặt đường phố; tiền đấu giá quyền sử dụng đất và tiền đất khác; tiền thuê đất; các khoản phí, lệ phí do các cơ quan thuộc thị xã quản lý thu; thu kết dư và các khoản thu khác theo quy định.

Các khoản thu của ngân sách thị xã Sơn Tây được hưởng theo điều tiết:

Một là, các khoản thu được điều tiết 35% bao gồm: Thuế GTGT thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không kể thuế GTGT hàng nhập khẩu); Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí); thuế tiêu thụ


đặc biệt hàng hóa, dịch vụ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế TTĐB hàng nhập khẩu); thuế thu nhập cá nhân giao thị xã quản lý thu; lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác.

Hai là, các khoản thu được điều tiết 60% đối với tiền sử dụng đất các dự án giao đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở lên hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường, phố.

Ba là, Lệ phí trước bạ nhà đất thu trên địa bàn phường thì ngân sách thị xã được hưởng 70%, ngân sách phường hưởng 30%.

Ngân sách xã hưởng 100% các khoản thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, lệ phí trước bạ trên địa bàn xã.

Bảng 2. 8: Thu điều tiết ngân sách thị xã Sơn Tây 2017-2020

Đơn vị: Triệu đồng


Nội dung

Các khoản thu điều tiết

2017

2018

2019

2020

Thu NSNN trên địa bàn

215.064

175.288

323.395

239.627

1. Thuế CTN ngoài quốc doanh

32.969

37.901

41.544

39.924

2. Thu tiền sử dụng đất

113.616

51.583

192.468

116.176

3. Thuế thu nhập cá nhân

7.620

9.062

9.441

9.355

4. Thuế sử dụng đất phi nông

nghiệp

3.350

4.650

4.852

4.720

5. Tiền thuê đất

24.392

32.238

31.152

26.744

6. Lệ phí trước bạ

19.003

23.530

26.450

26.055

7. Thu phí, lệ phí

2.436

2.301

2.415

2.352

8. Thu khác

10.510

13.250

14.221

13.545

9. Thu từ quỹ đất công ích và hoa

lợi công sản

1.168

773

852

756

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN thị xã Sơn Tây giai đoạn 2017-2020)

Qua bảng 2.8 cho thấy việc hạch toán các khoản thu điều tiết của thị xã Sơn Tây đảm bảo đúng theo quy định của Luật ngân sách, Nghị định và Thông tư hướng dẫn và Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội.

Các khoản thu thuế từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất là các khoản thu chủ yếu của ngân sách thị xã nhưng tỷ lệ điều tiết đối với các khoản thu này cho ngân sách thị xã chưa cao. Cụ thể, số


thu thuế từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh chỉ được điều tiết về ngân sách thị xã 35%, số thu tiền sử dụng đất (tiền sử dụng đất các dự án giao đất và đấu giá quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở lên hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường, phố) chỉ được điều tiết về ngân sách thị xã 60%, từ đó làm giảm sự chủ động trong điều hành ngân sách thị xã Sơn Tây, làm giảm nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội của thị xã.

2.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

2.2.1. Thực trạng lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây

Căn cứ lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây:

Thứ nhất, căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh của thị xã trong thời gian qua và tình hình thu ngân sách năm trước. Thị xã Sơn Tây là đơn vị hành chính đặc thù, thị xã duy nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội, điều kiện về kinh tế - xã hội có nhiều đặc trưng riêng biệt về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển kinh tế giữa các xã, phường có sự phân loại khác nhau… Do vậy, việc lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn thị xã Sơn Tây cần phải phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng đơn vị xã, phường để có thể đưa ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch phản ánh được quy mô, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng xã, phường để lập dự toán thu ngân sách.

Thứ hai, căn cứ vào các quy định của pháp luật của thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước. Đó là các quy phạm pháp luật được định ra để các cơ quan thuế, các đơn vị có liên quan và UBND các xã, phường triển khai các khoản thu phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thứ ba, căn cứ vào phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ % phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách thành phố cho ngân sách thị xã, ngân sách xã, phường.

Thứ tư, căn cứ vào chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; số kiểm tra về thu NSNN của UBND thành phố do Sở Tài chính đề xuất.


Quy trình lập dự toán thu ngân sách thị xã Sơn Tây:

Hàng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và Sở Tài chính Hà Nội và các quy định về quản lý NSNN. Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã yêu cầu các xã, phường và các đơn vị tiến hành lập dự toán thu ngân sách. Sau đó chủ trì, phối hợp với Chi cục thuế, phòng, ban, ngành thị xã tổ chức đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách năm trước, thảo luận dự toán với UBND các xã, phường, phòng, ban, ngành thuộc thị xã về dự toán ngân sách năm sau.

Sau khi thảo luận dự toán với các đơn vị thuộc thị xã, căn cứ các tiêu chuẩn, định mức hiện hành, tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách, dự kiến nguồn thu ngân sách quận năm sau, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã tổng hợp dự toán ngân sách thị xã (bao gồm dự toán thu ngân sách các xã, phường và các đơn vị) báo cáo UBND thị xã để tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính.

Căn cứ dự toán ngân sách thị xã lập và gửi hàng năm, Sở Tài chính tổ chức thảo luận dự toán với thị xã để thống nhất dự toán ngân sách do thị xã lập theo quy định hiện hành, báo cáo UBND thành phố để trình HĐND thành phố phê chuẩn và giao dự toán cho các quận, huyện, thị xã để thực hiện.

Sau khi quận nhận được Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách của UBND thành phố cho thị xã. Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã tham mưu báo cáo, phương án phân bổ dự toán ngân sách cho UBND thị xã để Ban kinh tế - xã hội, Ban pháp chế của HĐND thị xã thẩm định trình HĐND thị xã thảo luận và quyết nghị.

Căn cứ Nghị quyết của HĐND thị xã, UBND thị xã ban hành Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách chi tiết đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và UBND các xã, phường đảm bảo thời gian theo quy định. Sau đó, UBND thị xã Sơn Tây công khai dự toán thu, chi ngân sách theo quy định. Có thể tóm tắt quy trình lập dự toán thu ngân sách thị xã như sau:

Bước 1: Sau khi nhận được hướng dẫn, kế hoạch lập dự toán của Sở Tài chính Hà Nội, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã gửi yêu cầu lập dự toán cho các cơ quan, đơn vị.

Bước 2: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã tổng hợp, lập dự toán thu NSNN của thị xã Sơn Tây gửi về Sở Tài chính Hà Nội.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí