Nội Dung Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước


thợ thuyền và các nước chư hầu (nếu có). Quyền quyết định các khoản thu – chi của ngân sách chủ yếu là do người đứng đầu một nước (nhà vua) quyết định. Trong thời kỳ hiện nay (Nhà nước TBCN hoặc Nhà nước XHCN), ngân sách được dự toán, được thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết định là của toàn dân được thực hiện thông qua Quốc hội. NSNN được giới hạn thời gian sử dụng, được quy định nội dung thu - chi, được kiểm soát bởi hệ thống thể chế, báo chí và nhân dân.

Thứ sáu, công khai minh bạch luôn là yêu cầu đòi hỏi phải đáp ứng trong quá trình quản lý NSNN. Ở đâu làm tốt được công khai, minh bạch ngân sách thì ở đó công tác huy động nguồn thu ngân sách sẽ đạt tốt và chi tiêu ngân sách sẽ ít bị thất thoát,lãng phí.

1.1.2. Thu ngân sách nhà nước


KhiNhà nước ra đời, để có nguồn tài chính chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, Nhà nước đặt ra chế độ thuế khoá mà người dân phải có nghĩa vụ đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của Nhà nước. Lúc đầu, Nhà nước sử dụng nó để nuôi bộ máy Nhà nước; sau đó phạm vi sử dụng được mở rộng dần theo sự phát triển của các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngày nay, Nhà nước còn sử dụng ngân sách nhà nước để chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế. Do đó, thu ngân sách nhà nước đóng vai trò rất quan trọng.

Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Xét về hình thức, thu NSNN là một hoạt động, là quá trình của nhiều hành vi, hành động của Nhà nước. Xét về nội dung, thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các quyền lực có được của mình để động viên, phân phối một bộ phận của cải của xã hội dưới dạng tiền tệ về tay nhà nước nhằm hình thành nên quỹ NSNN.


Như vậy, Thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước.

Thu ngân sách bao gồm rất nhiều loại, ngoài các khoản thu chính cấp huyện, phí, lệ phí, còn có các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, từ các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, đóng góp của các cá nhân trong và ngoài nước, hay các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nguồn tài chính được tập trung vào ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Thu ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia là kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ.

Về mặt nội dung, thu ngân sách nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.

Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - 4

Một đặc điểm nữa của thu ngân sách nhà nước là gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu ngân sáchnhà nước.

1.1.3. Quản lý thu ngân sách nhà nước


Quản lý NSNN


Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với


quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải xác định đúng đắn. (Tô Thiện Hiền, 2012).

Quản lý NSNN là một nội dung trọng yếu của quản lý tài chính, do Nhà nước điều hành và là một mặt của quản lý kinh tế - xã hội quan trọng, do đó trong quản lý NSNN cần được nhận thức đầy đủ.

Chủ thể quản lý NSNN là Nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ NSNN. Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan nhà nước.

Đối tượng của quản lý NSNN là các hoạt động của NSNN. Nói cụ thể hơn đó là các hoạt động thu, chi bằng tiền của NSNN.

Trong quản lý NSNN, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau như:

- Phương pháp tổ chức: được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động của NSNN theo những khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó của quản lý NSNN.

- Phương pháp hành chính: được sử dụng khi các chủ thể quản lý NSNN muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện. Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính.

- Phương pháp kinh tế: được sử dụng thông qua việc dùng các đòn bẩy kinh tế để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động quản lý NSNN.

- Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý NSNN được sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động quản lý NSNN được xem như một loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng.


- Công cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính, các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê, các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN...

- Cùng với pháp luật, hàng loạt công cụ phổ biến khác được sử dụng trong quản lý NSNN như: các đòn bẩy kinh tế, tài chính; kiểm tra, thanh tra; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý NSNN.

Mỗi công cụ kể trên có đặc điểm khác nhau và được sử dụng khác nhau nhưng đều nhằm cùng một hướng là thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý NSNN.

Từ những phân tích trên, có thể khái niệm về quản lý NSNN như sau: Quản lý NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và triển khai hoạt động thu, chi NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

Quản lý thu NSNN


Quản lýNSNN thực chất là quản lý thu, chi NSNN và cân đối hệ thống NSNN. Do đó, từ khái niệm quản lý NSNN nêu trên có thể rút ra khái niệm về quản lý thu NSNN như sau: Quản lý thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.

Quản lý thu NSNN được hiểu là sự tác động của các cơ quan làm nhiệm vụ thu NSNN lên các khoản thu NSNN bằng cách hoạch định kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch thu và phối hợp, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu NSNN. Về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của xã hội. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ inh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu thuộc chức năng của Nhà nước. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.


Như vậy, quản lý thu NSNN là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc hoạch định kế hoạch thu, tổ chức thực hiện kế hoạch thu, kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu. Để thực hiện có kết quả hoạt động quản lý thu NSNN điều quan trọng là phải biết bố trí nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực sao chohợp lý.

Quản lý thu NSNN bao gồm quản lý thu NSNN trung ương và quản lý thu NSNN địa phương.

Quản lý thu NSNN cấp quận/huyện


Hệ thốngngân sách Nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách Nhà nước và được tổ chức theo một cơ cấu nhất định.

Ngân sách Nhà nước là một thể thống nhất gồm nhiều cấp ngân sách, mỗi cấp ngân sách chịu sự ràng buộc bởi các chế độ thể lệ chung vừa có tính độc lập tự chịu trách nhiệm thì phân cấp ngân sách Nhà nước được hiểu là phân định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của các cấp chính quyền Nhà nước trong quản lý ngân sách Nhà nước. (Đặng Văn Du, 2012)

Ngân sách cấp quận/huyện là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Vì vậy, việc quản lý NSNN cấp quận/huyện phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý chung trong quản lý ngân sách của Nhà nước và do các cơ quản lý Nhà nước thực hiện, trong đó các cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện đóng vai trò chủ đạo.

Quản lý thu NSNN cấp quận/huyện như sau: Quản lý thu NSNN cấp quận/huyện là sự tác động của các cơ quan làm nhiệm vụ thu NSNN cấp huyện/quận lên các khoản thu NSNN bằng cách lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm soát thu NSNN nhằm làm cho hoạt động quản lý thu NSNN cấp quận/huyện đạt được mục tiêu đã đề ra .

Quản lý thu NSNN cấp quận/huyện là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc hoạch định kế hoạch thu, tổ chức thực hiện kế hoạch thu, kiểm tra, giám


sát, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu. Để thực hiện có kết quả công việc quản lý thu NSNN điều quan trọng là phải biết bố trí nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực sao cho phù hợp.

1.2. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước


Nội dung quản lý thu NSNN cấp quận/huyện bao gồm 4 nội dung chính:

- Lập dự toán

- Tổ chức chấp hành dự toán

- Quyết toán

- Kiểm soát thu NSNN

Trong từng nội dung quản lý thu NSNN cấp quận/huyện sẽ có một số điểm riêng biệt so với quản lý thu NSNN cấp trung ương. Cụ thể như sau:

1.2.1. Lập dự toán


Lập dự toán thu NSNN thực chất là việc tính toán số thu NSNN sẽ được huy động vào NSNN trong tháng, quý, năm dựa trên những căn cứ, điều kiện nhất định và dự kiến những giải pháp sẽ được thực thi nhằm thực hiện dự toán thu NSNN đã được xác định.

Dự toán thu NSNN hàng năm được lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thu. Trong quá trình lập dự toán, có quy định cụ thể về thời gian thực hiện theo từng nội dung cụ thể.

Yêu cầu và căn cứ của lập dự toán thu ngân sách Nhà nước

- Yêu cầu của lập dự toán:

Các nội dung thu NSNN phải được tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết các nội dung thu, chi tiết theo các sắc thuế.

Dự toán phải được lập đúng theo quy định về biểu mẫu, nội dung và thời hạn đã quy định.

Dự toán phải có kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ tính toán các nội dung trong dự toán.


- Căn cứ lập dự toán:

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.

Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương từ quận đến phường hoặc từ huyện đến xã.

Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.

Số kiểm tra dự toán thu ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liênquan.

Quy trình lập dự toán thu ngân sách

Lập dự toán thu NSNN được thực hiện theo phương pháp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên. Lợi ích của việc sử dụng phương pháp này trong lập dự toán thu NSNN là có sự kết hợp hài hòa giữa yêu cầu quản lý vĩ mô và yêu cầu của quản lý vi mô trong việc điều hành các khoản thu NSNN. Người ta gọi phương pháp này là phương pháp hai xuống một lên.

Với phương pháp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên, quy trình lập dự toán thu NSNN phải tuân thủ theo trình tự như sau:

Bước 1: Xác lập và thông báo số kiểm tra


Sau khi nhận được số kiểm tra về dự toán NSNN từ cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện.

UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.

Bước 2: Lập và thảo luận dự toán thu ngân sách

Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kèm theo bản thuyết minh chi tiết.

Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán thu ngân sách với cơ quan, đơn vị cung cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp dưới; và cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc trong quá trình lập dự toán.

Như vậy, đối với lập và thảo luận dự toán thu ngân sách Nhà nước cấp huyện, cơ quan tài chính cấp huyện phải tổ chức để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc cấp xã, sau đó, tổng hợp dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc cấp xã để báo lên cơ quan tài chính cấp tỉnh.

Bước 3: Quyết định, phân bổ, giao dự toán thu NSNN

Căn cứ vào chủ trương chính sách của năm kế hoạch, đơn vị cấp trên có trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt dự toán thu của đơn vị cấp dưới. Sau khi thẩm tra, đơn vị dự toán cấp trên tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước cho từng đơn vị địa phương. Vào năm ngân sách kế tiếp, dự toán ngân sách nhà nước có giá trị thi hành.

Tại Việt Nam, quyết định, phân bổ và giao dự toán thu NSNN được thực hiện như sau:

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí