và kiến thức. Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực mà càng cao thì những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi lao động đã qua đào tạo, có tay nghề càng cao có điều kiện phát triển. Trong các nhân tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực thì trình độ tay nghề, kỹ năng lao động và kiến thức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mà thành tố này là chất lượng nguồn nhân lực là sản phẩm của quá trình giáo dục đào tạo. Đây cũng chính là lý do để nhiều nhà kinh tế cho rằng đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư không chỉ cho sự phát triển xã hội mà là đầu tư cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.
Xu hướng thay đổi của nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, sự biến động này không phải lúc nào cũng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Ở các nước phát triển, xu hướng lão hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ, còn ở các nước đang phát triển đang ở vào thời kỳ có mức tăng trưởng dân số cao, nhưng trình độ của nguồn nhân lực lại chưa cao. Ở mỗi nước cần có các biện pháp nhằm điều chỉnh xu hướng thay đổi nhân khẩu sao cho phù hợp với sự phát triển.
Dân số lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, nó có tác động mạnh tới quá trình hình thành và phát triển quan hệ công nghiệp – nông nghiêp – dịch vụ. Trong đó, lao động là một yếu tố sản xuất trực tiếp trong quá trình sản xuất. Tăng trưởng dân số thường được xem là nhân tố tích cực trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Một lực lượng lao động dồi dào có nghĩa là nguồn nhân lực sản xuất nhiều hơn trong khi đó dân số làm tăng tiềm năng của thị trường nội địa. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số có thể làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, gây áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và nếu khu vực nông nghiệp không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm do dân số tăng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì
vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có tác dụng kích thích tăng trưởng các ngành, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có ý nghĩa nâng cao chất lượng cơ cấu của nền kinh tế.
Sự tác động của nhân tố dân số và lao động lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, kết cấu dân cư và trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ mới… là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh trong các ngành hoạt động, là nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất.
Thứ hai, quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của họ có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu nhu cầu thị trường. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng.
Thứ ba, sự phát triển các ngành nghề truyền thống trong công nghiệp cũng như trong các ngành kinh tế khác thường gắn liền với tập quán, truyền thống, phong tục cuả một địa phương. Sự phát triển và chuyển hóa các nghề này gắn chặt với đội ngũ nghệ nhân. Sản phẩm của các ngành nghề này hầu hết là các sản phẩm độc đáo, có ưu thế và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.
Nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người ở từng khác nhau sẽ có những tác động khác nhau lên CDCCKT ngành của địa phương đó.
* Nguồn vốn
Vốn là chìa khóa cho mọi sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Quy mô vốn đầu tư luôn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, phát triển giáo dục, đầu tư cho sản xuất trong các ngành kinh tế… giúp cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khi vốn đầu tư được tăng cường sẽ có tác dụng chuyển dịch lao động
giữa các ngành. Tuy nhiên, đối với các nước đang và kém phát triển, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, lượng vốn đầu tư nhỏ là rào cản ngăn trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Nguồn vốn phục vụ quá trình chuyển dịch quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ được huy động từ trong nước mà còn được huy động từ nước ngoài. Trong điều kiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp thì các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài là động lực mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Vậy để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần phải huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
* Tiến bộ khoa học công nghệ và kết cấu hạ tầng
Nhân tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế chỉ có thể chuyển dịch theo hướng hiện đại một cách nhanh chóng khi nền kinh tế đã có một tiềm lực khoa học công nghệ nhất định, có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất sẽ có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng xuất, chất lượng hiệu quả của các ngành. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin tạo nên những bước nhảy vọt trong mọi kĩnh vực sản xuất, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước vì thông tin nhanh chóng làm cho sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ cấu sản xuất được thay đổi phù hợp hơn với thị trường và lợi ích của từng nước. Tiến bộ khoa học, công nghệ không những chỉ tạo ra khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế mà còn tạo ra những nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện của một số ngành công nghiệp công nghệ tiên tiến như: Dầu khí, điện tử… Do đó, có triển
vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, tiến bộ khoa học – công nghệ cho phép tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao, chi phí kinh doanh hạ. Vì vậy, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo hướng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới.
Kết cấu hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Muốn công nghiệp và dịch vụ phát triển thì đầu tiên phải có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Kinh nghiệm của hầu hết các tỉnh có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh ở Việt Nam đều cho thấy, cần có một kết cấu hạ tầng đồng bộ. Vậy muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
1.2.3.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất
Nếu như nhóm các yếu tố đầu vào phản ánh sự tác động của nguồn lực có thể huy động cho sản xuất và sự phân bổ của chúng vào những lĩnh vự kinh doanh khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản phẩm quyết định xu hướng vận động của thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các luồng vốn đầu tư cũng như các nguồn lực sản xuất khác được quyết định phân bố vào những lĩnh vực sản xuất nào và với quy mô bao nhiêu. Những nhân tố này bao gồm: Dung lượng thị trường, thói quen tiêu dùng, mức độ sẵn có và các khả năng thay thế của các loại sản phẩm, giá cả và chất lượng hàng hóa, dịch vụ…
* Dung lượng thị trường
Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu ngành. Bởi lẽ, thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất – kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường để định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh
của mình. Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với điều kiện thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vậy, sự hình thành và phát triển đồng bộ các các loại thị trường trong nước (thị trường hàng hóa – dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học – công nghệ…) có tác động mạnh đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Độ lớn của dung lượng thị trường và xu hướng tiêu dùng là một trong những nhân tố có ý nghĩa lớn đối với sự di chuyển các nguồn lực được phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các nhà kinh doanh là những người phân tích rất kỹ quy mô và xu hướng vận động của thị trường khi quyết định đầu tư kinh doanh một loại sản phẩm nào đó. Thông thường, dung lượng thị trường (lượng cầu) được quyết định bởi quy mô dân số và mức thu nhập. Khi mức thu nhập của dân cư còn thấp, hầu hết nguồn thu nhập chỉ được dùng cho những mặt hàng thiết yếu, trước hết là lương thực, thực phẩm. Nhưng khi mức thu nhập của dân cư tăng lên, cơ cấu tiêu dùng của dân cư cũng bắt đầu có sự thay đổi theo hướng tỷ lệ chi tiêu cho mặt hàng tiêu dùng thiết yếu giảm đi tương đối, trong khi tỷ lệ chi tiêu cho những sản phẩm cao cấp hơn tăng lên. Chẳng hạn, theo quan sát của các nhà kinh tế, khi GDP/người đạt mức trên 1000USD/năm, những nhu cầu mua sắm các phương tiện đắt tiền như xe hơi, phương tiện nghe nhìn, trang bị nội thất nhà ở, du lịch, ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn… bắt đầu xuất hiện, làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng vốn trước đó tập trung cho những mặt hàng thiết yếu. Dấu hiệu chuyển dịch cơ cấu cầu có khả năng thanh toán có tác động dẫn dắt hướng đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư và vì thế, tác động không nhỏ đến sự hình thành cơ cấu kinh tế.
* Thói quen tiêu dùng
Đây là một nhân tố đầu ra quan trọng bởi nó là căn cứ giúp các nhà đầu tư hoạch định đưa ra chiến lược đầu tư có hiệu quả. Mỗi vùng hay địa phương
tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt, tập quán hay thói quen sẽ có những nhu cầu về sản phẩm khác nhau. Nó như là đơn đặt hàng để các nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh hoạt động phù hợp và có hiệu quả. Vì vậy, sự thỏa mãn của người tiêu dùng trở thành một trong những chỉ tiêu hình thành cơ cấu của nền kinh tế.
1.2.3.3. Các nhân tố thuộc cơ chế chính sách và vai trò quản lý kinh tế của nhà nước
Cùng với các nhân tố đầu vào và đầu ra của sản xuất thì nhân tố về cơ chế chính sách có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động mạnh đến xu hướng vận động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Nó có thể là rào cản nếu như không phù hợp hoặc là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nếu như đó là cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho người tham gia sản xuất kinh doanh được lựa chọn sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại địa bàn đó.
Nhà nước đóng vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế, là nhân tố quan trọng của quá trình phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành nói riêng. Nhà nước đề ra phương hướng, mục tiêu cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổ chức thực hiện các biện pháp để nền kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng đã định. Các chính sách của nhà nước như chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách đối ngoại… có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của các phân ngành kinh tế nhất định. Chẳng hạn nhà nước có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển đối với một số phân ngành hình thành nên một cơ cấu kinh tế theo hướng của Nhà nước.
Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Như chúng ta đã thấy các nhân tố luôn luôn vận động và thay đổi. Do đó, để có những đánh giá đúng mức về tác động của các nhân tố này
thì cần đặt chúng trong hoàn cảnh hiện tại để xem xét xu hướng tác động. Mỗi nhân tố có vai trò nhất định và có những tác động khác nhau lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó vốn đầu tư là nhân tố trung tâm và quyết định nhất.
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH VĨNH PHÚC
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn kết với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, ở nước ta có nhiều tỉnh xuất phát từ nông nghiệp nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. Ở miền Bắc có thể nói tới như Bắc Ninh, Hưng Yên…; ở Miền Nam như Đồng Nai, Bình Dương… Tuy nhiên, cũng có những tỉnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Sự thành công vượt trội hay sự trì trệ, hạn chế của các tỉnh đều có những căn nguyên nhất định. Dù là thành tựu hay hạn chế đều là những bài học kinh nghiệm quý giá cho tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mình.
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, nằm trong vùng quy hoạch Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tam giác kinh tế phát triển năng động Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Từ năm 2006 tới nay, Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng bình quân là 14,1%/năm, gấp 1,8 lần so với mức bình quân của cả nước. Trong đó, nông nghiệp tăng lên 5,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 19,5% (công nghiệp tăng 22%), dịch vụ tăng 14,8%.
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2014
(Đơn vị %)
2006 - 2008 | 2008 | 2010 | 2011 | 2012 | 2014 | |
Toàn bộ GDP | 15% | 16,2% | 17,86% | 16,2% | 11,3% | 13,8% |
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - 2
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành
- Những Tiêu Chí Chủ Yếu Phản Ánh Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành
- Hiện Trạng Cơ Cấu Và Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2006 – 2014
- Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Vào Các Khu Vực Kinh Tế Của Tỉnh Hưng Yên Giai Đoạn 2007 - 2010
- Phương Pháp Phân Tích - Tổng Hợp Và So Sánh - Đối Chiếu
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô kinh tế của toàn tỉnh đã được nâng cao. Cơ cấu ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2008, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng vọt chiếm 56,45%, dịch vụ chiếm 28,3% và nông – lâm – thuỷ sản chiếm 15,3% trong GDP. Năm 2010, tăng trưởng tới 17.86%, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay của tỉnh. Đặc biệt, với mức tăng trưởng 16,2% năm 2011- là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.
Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh GDP đạt trên 13,607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng), tương đương với tăng trưởng đạt 11,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) và nằm trong tốp thu nhập bình quân cao nhất cả nước.
Bước sang năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 2010 ước đạt 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng