Phương Pháp Phân Tích Và Xử Lý Thông Tin


- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đến năm 2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý thu ngân sách nhà nước nói chung và trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội nói riêng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Về không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Trong đó, đề tài chủ yếu nghiên cứu tại KBNN quận Ba Đình, Chi cục thuế quận, Ngân hàng thương mại nơi Kho Bạc Nhà nước Quận Ba Đình mở tài khoản và phòng Tài chính - Kế hoạch quận Ba Đình. Đây là các cơ quan thu NSNN chủ yếu trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trong 3 năm gần đây, từ năm 2017 đến năm 2019 và đề xuất một số giải pháp đến năm 2025.

Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - 3

Về nội dung: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Trong nghiên cứu về quản lý thu NSNN, thường bao gồm: nguyên tắc quản lý thu NSNN, công cụ quản lý thu NSNN, phương pháp quản lý thu NSNN, nội dung quản lý thu NSNN. Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung quản lý thu NSNN.

Có 2 cấp quản lý thu NSNN: cấp trung ương và cấp địa phương. Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung quản lý thu NSNNN cấp địa phương và thực tế tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.


5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài


5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu


5.1.1. Nguồn thông tin phục vụ phân tích


Nguồn thông tin phục vụ phân tích trong đề tài được thu thập từ hai nguồn gồm: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Cụ thể như sau:

Nguồn thông tin thứ cấp


Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập như sau:

- Nhữngdữ liệu thứ cấp từ các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

- Các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan như: các phòng, ban chuyên môn của quận Ba Đình; của các phường theo từng địa bàn, từng mốc thời gian, từng giai đoạn, từng nguồn thu...

- Báo cáo quyết toán hàng năm của quận Ba Đình và của các đơn vị: KBNN quận Ba Đình, Chi cục thuế quận và cơ quan tổng hợp là phòng Tài chính - Kế hoạch quận Ba Đình; bao gồm:

+ Tổng hợp chung quyết toán Ngân sách Nhà nước quận Ba Đình năm 2018, 2018 và 2019.

+ Các loại Báo cáo: Tổng hợp, chi tiết, thuyết minh báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước của UBND quận Ba Đình năm 2017, 2018 và 2019.


Nguồn thông tin sơ cấp


Thông tin sơ cấp sử dụng trong đề tài bao gồm các thông tin liên quan đến quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Ba Đình, kết quả thực hiện thu NSNN trên địa bàn quận Ba Đình từ năm 2017 đến năm 2019. Các thông tin này được thu thập từ lãnh đạo, quản lý các cơ quan liên quan đến quản lý thu NSNN như phòng TC-KH, chi cục Thuế, KBNN quận và lãnh đạo các xã, thị trấn trực thuộc; tham vấn ý kiến các chuyên gia...

5.1.2. Cách thức thu thập thông tin


Đối với thông tin thứ cấp


Việc thu thập các thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thực hiện bằng việc sử dụng:

- Từ các phòng, ban liên quan của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội: các văn kiện, nghị quyết; các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Ba Đình; Các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan; Báo cáo quyết toán hàng năm của quận Ba Đình và của các đơn vị, các phường từ các cơ quan.

- Dữ liệu từ trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Thương Mại: đối với các công trình khoa học đã được công bố tại Trường Đại học Thương Mại như luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

- Từ Internet: đối với các thông tin từ sách, báo tạp chí được đăng tải trên các Website, tác giả sử dụng công cụ Internet để tìm hiểu, tổng hợp phục vụ nghiên cứu.

Đối với thông tin sơ cấp


- Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn với các thông tin gắn với nội dung quản lý thu NSNN được thể hiện trong Phụ lục 01 và


Phụ lục 02. Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

+ Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. (Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 1)

Phiếu điều tra được gửi đến cán bộ cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc quận Ba Đình, cán bộ làm công tác thu tại phường trên địa bàn quận, các đơn vị, phòng ban chuyên môn thuộc quận như Chi cục thuế, Phòng tài chính kế hoạch, UBND quận Ba Đình, các đơn vị sự nghiệp có thu như Ban quản lý chợ,…

Số lượng phiếu phát ra là 150 phiếu, số lượng phiếu thu về là 130 phiếu, trong đó có 1 phiếu không hợp lệ và 129 phiếu hợp lệ.

Các phường được khảo sát bao gồm: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.

+ Đối tượng điều tra là đối tượng nộp NSNN bao gồm doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. (Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 2)

Phiếu điều tra được gửi trực tiếp đến các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Số lượng phiếu phát ra là 150 phiếu, số lượng phiếu thu về là 125 phiếu, trong đó có 5 phiếu không hợp lệ và 120 phiếu hợp lệ.

5.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin


Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu


Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh đảm bảo đạt được các yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và logic.

Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản thu theo cấp quản lý (TW, thành phố, quận) và theo năm.

Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: máy tính, phần mềm Excel.


Phương pháp phân tích


Cácphương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

- Phương pháp mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển để phân tích mức độ và biến động NSNN. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh tổng thu NSNN giữa các năm; mức độ hoàn thành kế hoạch thu NSNN so với dự toán, so sánh tỷ lệ tăng trưởng số thu NSNN năm nay với năm trước; cơ cấu thu NSNN theo nội dung, theo ngành, theo từng sắc thuế...

- So sánh cân đối tài chính Ngân sách: Dựa trên các cân đối về tài chính để đánh giá cơ cấu các khoản thu NSNN trên địa bàn quận Ba Đình.

- Phương pháp tổng hợp kết quả điều tra: Phương pháp này được sử dụng để thống kê câu trả lời của các đối tượng điều tra khác nhau trong phiếu điều tra. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp tỷ lệ % để tính tỷ lệ đánh giá cho mỗi tiêu chí, từ đó đưa ra một số kết luận về thực trạng quản lý thu ngân sách tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tác giả sử dụng phần mềm excel để tổng hợp kết quả điều tra.

6. Kết cấu luận văn


Ngoài mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách Nhà nước

Chương 2: Thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN

1.1. Một số khái niệm cơ bản


1.1.1. Ngân sách nhà nước


Ngân sách nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Liên quan đến khái niệm NSNN, đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau:

Theo Dương Đăng Chinh (2009) thì: Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền quá trình tạo lập, phân phối và sửdụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định .

Theo từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng (1996) của Viện Nghiên cứu Tài chính cho rằng: Ngân sách được hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu nhập (tiền thu vào) và chi tiêu (tiền xuất ra) của bất kỳ một cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ chín thông qua ngày 25/06/2016 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2018, cho rằng: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước . Đây là khái niệm có thể coi là cơ bản nhất trong các khái niệm về NSNN.

Ngoài ra còn nhiều quan điểm khác nhau về NSNN, có thể tổng hợp các quan điểm đó thuộc 3 nhóm sau đây:


Theo nhóm thứ nhất thì NSNN là một bản dự toán thu chi trong năm của Nhà nước. Cách quan niệm đó đúng về hình thức, nhưng đó chỉ là một giai đoạn của quá trình ngân sách và cũng chưa thể hiện được vị trí của NSNN.

Nhóm thứ hai cho rằng NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Cách quan niệm đó đúng ở chỗ, người ta đã thực thể hóa được NSNN và cũng nêu lên được vị trí của NSNN so với các quỹ tiền tệ khác. Vì thực tế cũng thường thấy, thu của Nhà nước đưa vào một quỹ tiền tệ và chi của Nhà nước cũng xuất từ quỹ tiền tệ ấy. Nhưng các quan điểm này chưa phản ánh được vị trí cân đối vĩ mô của NSNN trong nền kinh tế quốc dân.

Quan điểm thuộc nhóm thứ ba thì cho rằng NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và phân phối các nguồn tài chính. Chỗ đúng của quan niệm này là nói lên được NSNN chứa đựng các quan hệ kinh tế, nhưng nó lại không nói lên được thực thể NSNN là gì? Quan hệ kinh tế đó có phải là quan hệ tài chính - ngân sách không?

Từ các quan điểm trên, có thể rút ra khái niệm chung nhất về NSNN như sau: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước, vừa là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội nên có những đặc điểm chính sau:

Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. NSNN là một bộ luật tài chính đặc biệt, bởi lẽ trong NSNN, các chủ thể của nó được thiết lập dựa vào hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan như hiến pháp, các luật thuế… nhưng mặt khác, bản thân NSNN cũng là một bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế - xã hội có liên quan phải tuân thủ.


Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi của NSNN và hoạt động thu – chi này nhằm mục tiêu giúp Nhà nước giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cư...

Thứ ba, NSNN là một bản dự toán thu chi. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Thu, chi NSNN là cơ sở để thực hiện các chính sách của Chính phủ. Chính sách nào mà không được dự kiến trong NSNN thì sẽ không được thực hiện. Chính vì như vậy mà, việc thông qua NSNN là một sự kiện chính trị quan trọng, nó biểu hiện sự nhất trí trong Quốc hội về chính sách của Nhà nước. Quốc hội mà không thông qua NSNN thì điều đó thể hiện sự thất bại của Chính phủ trong việc đề xuất chính sách đó, và có thể gây ra mâu thuẫn về chính trị.

Thứ tư, NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính nhà nước tác động đến sự hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Tài chính nhà nước thực hiện huy động và tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính từ các định chế tài chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế. Trên cơ sở nguồn lực huy động được, Chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc khu vực công nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, đặc điểm của NSNN luôn gắn liền với tính giai cấp. Trong thời kỳ phong kiến, mô hình ngân sách sơ khai và tuỳ tiện, lẫn lộn giữa ngân khố của Nhà vua với ngân sách của Nhà nước phong kiến. Hoạt động thu – chi lúc này mang tính cống nạp – ban phát giữa Nhà vua và các tầng lớp dân cư, quan lại, thương nhân,

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí