Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu ngân sách cho Cơ quan Trung Ương theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP.
HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán thu ngân sách địa phương. Căn cứ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu NSĐP và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấpmình.
Như vậy, đối với quyết định, phân bổ, giao dự toán thu NSNN cấp huyện, sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu NSNN của UBND tỉnh, UBND huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán thu NSNN huyện và phương án phân bổ dự toán thu NSNN cho từng xã trực thuộc huyện quản lý.
1.2.2. Tổ chức chấp hành dự toán
Để tổ chức chấp hành dự toán thu NSNN, trước tiên, cần tổ chức bộ máy thu ngân sách nhà nước:
Cơ quan thu ngân sách cấp huyện là Phòng tài chính – kế hoạch quận/huyện, Chi cục thuế quận/huyện, Chi cục Hải quan quận/huyện và cơ quan khác thuộc quận/huyện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
Chỉ cơ quan thu ngân sách được tổ chức thu ngân sách. Cơ quan thu ngân sách có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - 2
- Phương Pháp Phân Tích Và Xử Lý Thông Tin
- Nội Dung Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước
- Khái Quát Tình Hình Thu Ngân Sách Nhà Nước Của Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2017 – 2019
- Dự Toán Thu Nsnn Trên Địa Bàn Quận Ba Đình Giai Đoạn 2017-2019
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, Ủy ban nhân dân huyện và sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc huyện và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật NSNN và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước huyện. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước huyện theo quy định của Bộ Tài chính;
Kho bạc Nhà nước huyện được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của ngân sách nhà nước; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định.
a, Các yêu cầu của chấp hành dự toán
Các yêu cầu của chấp hành dự toán bao gồm:
+ Thu đúng: Thu đúng pháp luật là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong chấp hành thu ngân sách nhà nước. Đặt trong mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể trong quản lý thu NSNN, thì thu đúng bao hàm: đúng đối tượng, đúng mức mà mỗi đối tượng phải nộp vào các khoản thu vào NSNN theo quy định của pháp luật, đúng quy trình tổ chức thu đã được công bố và áp dụng cho từng giai đoạn.
Đúng đối tượng, đúng mức mà mỗi đối tượng phải nộp là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cá nhân và tổ chức có phát sinh các quan hệ tài chính thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật thu NSNN hiện hành. Muốn vậy, đòi hỏi cả hai chủ thể có phát sinh quan hệ thu - nộp đều phải tự giác thực hiện trách nhiệm của mình. Người nộp phải tự xác định được số thu mà họ phải nộp và lựa chọn áp dụng phương thức thanh toán thu nộp vào NSNN một cách hiệu quả. Người thu vừa phải có khả năng tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thu NSNN một cách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, vừa phải có khả năng kiểm soát, hỗ trợ người nộp thực hiện đúng các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về thu.
Đúng quy trình tổ chức thu đã được công bố và áp dụng cho từng giai đoạn đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước về quản lý thu với các đối tượng nộp. Trong quá trình huy động các khoản thu vào NSNN có liên quan đến trách nhiệm của các bên: Các cơ quan chuyên thu như thuế, hải quan; cơ quan quản lý quỹ NSNN - Kho bạc nhà nước; Ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác; Cơ quan tài chính và các đối tượng nộp. Một nghiệp vụ thu NSNN thực tế phát sinh và hoàn thành ít nhất cũng có quan hệ tới 4 chủ thể nói trên.
Từ quan hệ đa phương giữa các chủ thể trong thanh toán thu nộp NSNN như trên, đòi hỏi Nhà nước phải thiết lập được các quy trình thu ngân sách nhà nước phù hợp. Trên cơ sở đó mà công khai, phổ biến, hướng dẫn cho các chủ thể có phát sinh các quan hệ thanh toán thu - nộp NSNN cùng hiệu thống nhất, cùng tự giác thực hiện trách nhiệm của mình. Chỉ có như vậy mới tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong quản lý thu NSNN. Quy trình tổ chức thu đã được công bố và áp dụng trong mỗi giai đoạn còn là căn cứ để các bên có quan hệ thu NSNN đặt ra yêu cầu đối với nhau, kiểm soát lẫn nhau, và đánh giá trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến quy trình quản lý thu này.
+ Thu kịp thời: thu kịp thời được hiểu là khi phát sinh các khoản thu NSNN thì phải được động viên tập trung kịp thời vào quỹ NSNN theo quy định của pháp luật.
Quá trình chấp hành dự toán thu NSNN phải đáp ứng yêu cầu này vì:
Thứ nhất, mất cân đối quỹ NSNN thường hay xảy ra theo hướng nhu cầu chi đã được duyệt lớn hơn khả năng đáp ứng của quỹ NSNN ở nhiều thời điểm khác nhau. Hiện tượng này thường xảy ra đối với NSNN ở các quốc gia còn lệ thuộc vào khoản thu mang tính mùa vụ, và thường xảy ra ở mức cao hơn khi nền kinh tế bị rơi vào tình trạng ngưng trệ hoặc suy thoái.
Thứ hai, cách ghi nhận số thu NSNN thực tế phát sinh và hoàn thành ở KBNN. Một số khoản thu chỉ được ghi nhận là thu NSNN sau khi KBNN đã kiểm soát và ghi thu.
Do vậy, muốn đáp ứng yêu cầu thu kịp thời cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như xác lập các quy định về thời điểm thanh toán thu nộp NSNN trong các văn bản quy phạm pháp luật về thu NSNN phải có tính khoa học và thực tiễn; xây dựng quy chế phối hợp thu giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước về quản lý thu NSNN với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian khác một cách hợp lý, đồng bộ; duy trì thường xuyên hoạt động kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan chức năng của Nhà nước về quản lý thu đối với tất cả các đối tượng nộp.
b, Các nội dung chấp hành thu ngân sách Nhà nước
Căn cứ vào nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu ngân sách huyện lập dự toán thu ngân sách quý, chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu. Các khoản thu nội địa như thuế, phí và lệ phí thường do Chi cục thuế huyện thực hiện; Chi cục Hải quan huyện tổ chức thu từ XNK; Phòng Tài chính – kế hoạch huyện và các cơ quan thu khác được uỷ quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN.
Các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc thì toàn bộ các khoản thu của NSNN phải nộp trực tiếp vào KBNN huyện, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào KBNN huyện theo quy định.
Theo quy định hiện hành, quy trình tập trung quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN huyện bao gồm:
- Thu bằng chuyển khoản
+ Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại Ngân hàng, Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản của KBNN huyện để ghi thu NSNN.
+ Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại KBNN huyện, KBNN huyện thực hiện trích tài khoản của người nộp để ghi thu NSNN.
+ Thời điểm xác định khoản thu NSNN được thực hiện là thời điểm Ngân hàng, KBNN huyện thực hiện trích tiền trên tài khoản của người nộp để chuyển vào NSNN.
+ Thời điểm xác định người nộp đã thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN là thời điểm KBNN huyện, Ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản.
- Thu bằng tiền mặt
+ Thu bằng tiền mặt trực tiếp vào KBNN huyện;
+ Thu bằng tiền mặt vào Ngân hàng nơi KBNN huyện mở tài khoản. Hình thức này áp dụng đối với các Ngân hàng có thỏa thuận với KBNN huyện về việc thu tiền mặt vào tài khoản của KBNN huyện mở tại Ngân hàng.
+ Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu. Hình thức này được áp dụng đối với các khoản thuế, phí, lệ phí của các hộ kinh doanh không cố định, không thường xuyên, không có tài khoản tại KBNN huyện hoặc ngân hàng và có khó khăn trong việc nộp tiền vào KBNN huyện do ở xa điểm thu của KBNN huyện hoặc xa Ngân hàng được KBNN huyện ủy nhiệm thu. Cơ quan thu có trách nhiệm thu tiền từ người nộp, sau đó nộp toàn bộ số tiền thu được vào KBNN huyện hoặc Ngân hàng nơi KBNN huyện mở tài khoản;
+ Thu bằng tiền mặt qua các cơ quan được ủy nhiệm thu.
Có thể nói mỗi một nội dung quản lý thu NSNN đều có thể xác lập một quy trình quản lý thích hợp. Quy trình quản lý thu không phải là một quy trình bất di, bất dịch mà nó luôn có sự thay đổi khi mà các nhân tố ảnh hưởng đến chúng thay đổi. Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện dự toán thu NSNN cần thiết phải có sự rà soát, sửa đổi các quy trình quản lý thu sao cho thích ứng với những thay đổi của các nhân tố tác động đến quy trình. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy trình quản lý thu NSNN là cần thiết; song cần thiết hơn là phải tổ chức triển khai quy trình vào thực tế sao cho có hiệu quả. Để triển khai thực hiện quy trình quản lý thu NSNN vào thực tiễn đòi hỏi trước hết phải hiểu rõ quy trình và biết vận dụng năng động
sáng tạo, không được dập khuôn, máy móc; bởi lẽ quy trình không thể lường hết những tình huống diễn ra trongthực tiễn.
1.2.3. Quyết toán
Cuối năm ngân sách, cơ quan thu (KBNN quận/huyện, Chi cục thuế quận/huyện,…) có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thu NSNN cấp huyện gửi cơ quan thu cấp tỉnh và Phòng tài chính – kế hoạch quận/huyện để tổng hợp vào báo cáo quyết toán NSNN. Quyết toán thu NSNN cấp huyện được lập cùng với quyết toán NSNN cấp huyện. Quyết toán thu NSNN cấp huyện là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện dự toán thu NSNN huyện và các chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thu NSNN huyện, trách nhiệm pháp lý của các cơ quan quản lý thu NSNN huyện khi thực hiện chính sách động viên của Nhà nước.
Quyết toán thu NSNN thực hiện các việc sau:
- Soát xét, kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu NSNN huyện thông qua số liệu kế toán, báo cáo kế toán tài chính của các đơn vị dự toán.
- Phê duyệt quyết toán và tổng quyết toán thu NSNN huyện theo báo cáo đã được cơ quan kiểm toán Nhà nước kiểm toán.
Báo cáo, quyết toán thu NSNN huyện: Việc báo cáo định kỳ tình hình thu NSNN huyện, báo cáo kế toán, quyết toán thu NSNN huyện được lập theo đúng mẫu biểu, mục lục NSNN và thời hạn quy định của Bộ Tài chính.
Quyết toán thu NSNN huyện và báo cáo quyết toán thu ngân sách huyện phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
+ Số liệu quyết toán thu NSNN: Số quyết toán thu NSNN huyện là số liệu thu đã thực hạch toán thu qua Kho bạc nhà nước huyện.
+ Số liệu trong báo cáo quyết toán thu ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ.
+ Báo cáo quyết toán năm gửi cấp có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước huyện về tổng số và chi tiết.
+ Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi Phòng Tài chính huyện để lập báo cáo quyết toán.
1.2.4. Kiểm soát thu NSNN
Kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thu, nộp NSNN huyện là một nội dung quan trọng triển khai thực hiện dự toán thu NSNN cấp huyện. Các nội dung kiểm soát thu NSNN bao gồm:
Cơ quan thu có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu phải nộp vào ngân sách nhà nước; Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kê khai, thu, nộp ngân sách và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí,... Trong đó, thuế đóng vai trò rất quan trọng trong nguồn thu NSNN. Mỗi một loại thuế mà Nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho NSNN. Trong nền kinh tế thị trường vai trò này của thuế càng nổi bật bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Xác định công tác thanh tra, giảm sát, kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và là công việc thường xuyên của cơ quan thuế các cấp. Vì vậy, nâng cao hiệu quả thanh tra thuế sẽ góp phần tăng thu NSNN. Việc thanh tra, kiểm tra tập trung các lĩnh vực hoạt động sản xuất khai thác tài nguyên khoáng sản, khai thác đất, đá, cát, sỏi, các đơn vị xây dựng cơ bản ngoài tỉnh, các ngành có rủi ro về kê khai thất thu thuế như: kinh doanh vận tải, dịch vụ ăn uống, khách sạn, vật liệu xây dựng, thu mua các mặt hàng nông, lâm, thủy sản... Qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế, thực hiện kiến nghị xử lý truy thu về thuế, xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, góp phần tích cực trong việc chống thất thu thuế, khai thác nguồn thu và kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật thuế, nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế, góp phần tăng nguồn thu cho NSNN.
Các cách thức kiểm soát thu NSNN như sau:
Kiểm tra, giám sát quá trình thu là một trong những nội dung quan trọng
của công tác quản lý thu nhằm bảo đảm các đối tượng nộp thuế, phí, lệ phí tuân thủ đúng pháp luật.
HĐND sẽ giám sát việc thực hiện dự toán thu do HĐND quyết định.
HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương thực hiện sự giám sát quá trình thu NS ở địa phương, giám sát sự tuân thủ thực thi pháp luật trong quá trình tổ chức thu NS, giám sát sự tuân thủ dự toán thu đã được HĐND quyết định.
Giám sát còn được thực hiện bởi các tổ chức, đoàn thể và cá nhân.
Kiểm tra được thực hiện bởi các cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, cơ quan thanh tra nhà nước.
Về nguyên tắccông tác kiểm tra, giám sát các khoản thu nộp của NSNN huyện phải được tiến hành trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN huyện; đánh giá việc chấp hành các chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thu NSNN huyện; xác minh, thu thập chứng cứ về hành vi vi phạm của các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN huyện. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát các khoản thu nộp NSNN không gây trở ngại cho hoạt động bình thường của các tổ chức và cá nhân làm nghĩa vụ đối với NSNN huyện, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về thu NSNN; kịp thời có biện pháp xử lý kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát theo đúng thẩm quyền và các quy định của pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm, kết quả kiểm tra, giám sát mà có hình thức xử lý khác nhau và cao nhất có thể truy tố trước pháp luật.
Kiểm tra, giám sát thu nộp các khoản thu NSNN huyện có thể tiến hành tại cơ quan quản lý thu NSNN huyện hoặc tại trụ sở của các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN huyện. Kiểm tra, giám sát tiến hành tại các cơ quan quản lý thu là sự kiểm tra, giám sát thường xuyên chủ yếu dựa vào hồ sơ, tài liệu của tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN gửi đến. Kiểm tra, giám sát các khoản thu nộp của NSNN huyện tại trụ sở của tổ chức và cá nhân không mang tính chất thường xuyên.
Cho dù kiểm tra, giám sát các khoản thu NSNN huyện tại cơ quan quản lý thu hay tại trụ sở của các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN đều được