Thực Trạng Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Của Thành Phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.


và hai thôn Minh Tân, Cầu Lườn của xã Ỷ La (huyện Yên Sơn). Hình thành 5 khu phố là Minh Tân, Xã Tắc, Tam Cờ, Xuân Hòa, Quang Trung; dân số trên 7.500 người. Trong kháng chiến chống Pháp (1947-1954), có thêm cán bộ, nhân viên các cơ quan Trung ương từ Hà Nội di chuyển lên đóng tại địa bàn và nhân dân từ miền xuôi sơ tán lên. Sau năm 1954, thị xã Tuyên Quang được mở rộng, từ 01km2 (năm 1946), phát triển và mở rộng lên 43,7 km2 (năm 1968); dân số tăng lên đáng kể, trên 11.000 người, trong đó, đã tiếp nhận một lượng lớn đồng bào ở các tỉnh miền xuôi, v ng đồng bằng sông Hồng (Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây, Hưng Yên…), thực hiện chủ trương đi xây dựng kinh tế miền núi phía Bắc chuyển lên sinh sống. Tháng 7/1968, thị xã Tuyên Quang được mở rộng, sáp nhập thêm 4 xã: Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà thuộc huyện Yên Sơn. Dân số tăng thêm trên 8.500 người. Thời kỳ tỉnh Hà Tuyên, năm 1984 dân cư thị xã Tuyên Quang có

44.400 người. Năm 1991, Tuyên Quang tái lập tỉnh, thị xã Tuyên Quang trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh; số cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan hành chính nhà nước, công nhân, thương nhân, học sinh… gia tăng. Đến năm 1992, toàn thị xã có 52.400 người, so với năm 1990 tăng 2.900 người. Năm 2008, thị xã Tuyên Quang được điều chỉnh địa giới hành chính, nhập thêm 5 xã: An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội Cấn (thuộc huyện Yên Sơn); đồng thời, thành lập phường Ỷ La và phường Tân Hà trên cơ sở xã Ỷ La; nâng cấp hai xã Nông Tiến và Hưng Thành lên thành phường. Dân số thị xã đạt mức gần

100.000 người, tăng gần gấp 2 lần so với năm 1990. Năm 2010, thành phố Tuyên Quang được thành lập, gồm 7 phường nội thị (Tân Quang, Minh Xuân, Phan Thiết, Ỷ La, Tân Hà, Hưng Thành, Nông Tiến) và 6 xã ngoại thị (Tràng Đà, An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội Cấn). Dân số trên 110.000 người. Đến tháng 1/2020, thành phố tiếp tục được điều chỉnh địa giới hành chính , nhập thêm xã Kim Phú, Phú Lâm và thị trấn Tân Bình (thuộc huyện Yên Sơn) vào thành phố; thành lập phường Đội Cấn trên cơ sở xã Đội Cấn và thị trấn Tân Bình; thành lập phường Mỹ Lâm trên cơ sở xã Phú Lâm; thành lập phường An Tường trên cơ sở xã An Tường. Sau điều chỉnh, dân số thành phố có trên 191.000 người…Thành phố


Tuyên Quang có 19 dân tộc c ng sinh sống, trong đó có 3 dân tộc có số dân đông là dân tộc Kinh, dân tộc Tày và nhóm Cao Lan thuộc dân tộc Sán Chay. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm mạnh. Sự biến động dân số cơ học (số đi và số đến) trong những năm gần đây không có sự biến đổi lớn, nguyên nhân là do các khu công nghiệp trong thành phố và lân cận phát triển mạnh đáp ứng việc làm phần lớn cho lao động địa phương.

Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, vai trò của phát triển kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn bao gồm công nghiệp và dịch vụ là rất quan trọng. Sự phát triển đó có tác dụng tạo việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn; phát triển thị trường nông thôn, tăng giá trị gia tăng cho nông nghiệp.

Văn hóa, y tế, giáo dục: Môi trường văn hóa của thành phố ổn định, lành mạnh, có trên 90% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Mạng lưới y tế của thành phố đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của nhân dân, có 11 cơ sở y tế, trong đó 5 bệnh viện, 18 trạm y tế xã, phường; giảm tỷ lệ sinh 0,2‰, hạn chế dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%. Chất lượng dạy và học được nâng cao. Tỷ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi bậc tiểu học đạt 99,5%, bậc trung học cơ sở đạt 94%, trung học phổ thông trên 80%. Đội ngũ giáo viên từng bước bổ sung về số lượng và nâng dần về chất lượng. Mạng lưới đào tạo: thành phố có 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 06 trường THPT.

Bên cạnh lao động được đào tạo có tay nghề, là nguồn lao động tốt cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là trong các ngành có nhu cầu sử dụng lao động thì còn một lượng lớn lao động phổ thông chưa qua đào tạo, ít được hưởng các công trình phúc lợi xã hội, chưa được tiếp cận giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không có khả năng tích lũy, thiếu và mất việc làm buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ. Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm, khoảng cách thu nhập, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn rất lớn.

Tóm lại, trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt đến năm 2019 được chính phủ đưa vào


đô thị Loại I. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tăng với cơ cấu đầu tư, việc bố trí vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản tương đối hợp lý, hiệu quả theo các chương trình và dự án trong quy hoạch. Các hoạt động văn hoá, xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng cũng phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời ngày càng chú trọng khu vực nông thôn - thành thị. Tuy nhiên do thành phố địa hình không được bằng ph ng, có nơi độ dốc cao, có nơi thì bị thấp dễ ngập lụt nên công tác qui hoạch phát triển xây dựng đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng có nhiều khó khăn, tốn kém. Sự khắc nghiệt của khí hậu thời tiết ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất và giao lưu phát triển văn hoá của đô thị thành phố. Từ đó làm cho thành phố gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư.

Có thể nói thành phố Tuyên Quang trong những năm qua đã đạt được những thành tựu về kinh tế xã hội, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh thì kinh tế vẫn còn thấp. Tổng thu NSNN của thành phố còn thấp hàng năm vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách cấp trên để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của thành phố. Cơ sở hạ tầng tuy đã được chú trọng đầu tư trong những năm gần đây nhưng cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu do vậy vẫn cần rất nhiều nguồn lực tài chính để phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ bản. C ng với xu thế của cả nước nền kinh tế có nhiều biến động khiến một sô doanh nghiệp bị ảnh hưởng số doanh nghệp ngừng hoạt động kinh doanh và nợ đọng thuế cũng tăng lên ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước của thành phố.

2.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

2.2.1. Công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang

- Căn cứ lập dự toán

Dự toán thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang được lập chủ yếu dựa vào những văn bản pháp luật quan trọng có liên quan nhiều đến quản lý thu


NSNN của thành phố như: Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 26/5/2015, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH; Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế, Các luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân..., Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ về hướng dẫn thị hành luật NSNN, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí và các thông tư hướng dẫn của bộ tài chính khác quy định có liên quan đến các khoản thu ngân sách nhà nước…, Thông tư 342/2016/TT-BTC về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật ngân sách nhà nước, ngoài ra trong quá trình thực hiện còn có các luật nghị định và thông tư sửa đổi các văn bản trên. Việc lập dự toán và thực hiện dự toán và quyết toán thu NSNN của thành phố giai đoạn 2016- 2020 được thực hiện theo Nghị quyết số 42/2015/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về Ban hành Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về phân bổ và giao Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018; Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về phân bổ và giao dự phòng Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương năm 2019; Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân bổ 10% dự phòng Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 vốn ngân sách trung ương và Kế hoạch vốn đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2019, tỉnh Tuyên Quang.

Các quy định hiện hành của nhà nước và các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh Tuyên Quang nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn đều


được thành phố áp dụng và triển khai rất tốt, các thông tư hướng dẫn và quy trình thu về cơ bản ph hợp với thực tế tại địa phương. Tuy nhiên vẫn còn một số các bất cập báo cáo quyết toán thu ngân sách cần chi tiết hơn đến từng khoản thu hiện nay do mục lục ngân sách chưa chi tiết nên các khoản thu khác vẫn để chung vào nhau chưa thể hiện được thu chậm nộp từ khoản thuế nào.

- Quy trình lập dự toán

Bước 1: Hướng dẫn lập dự toán và giao số kiểm tra cho các xã, phường.

Hàng năm vào tháng 7 trên cơ sở số kiểm tra thu được giao và nội dung hướng dẫn của Sở Tài chính, UBND thành phố Tuyên Quang chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố làm việc với Chi cục Thuế thành phố để hướng dẫn và thông báo số kiểm tra thu cho các đơn vị các xã, phường lập dự toán thu ngân sách của đơn vị mình với từng lĩnh khoản thu theo nội dung, biểu mẫu trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và chức năng nhiệm vụ của đơn vị, gửi phòng Tài chính - Kế hoạch phân tích, tổng hợp.

Bước 2: Lập và tổng hợp dự toán

Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán thu ngân sách của thành phố. Chi cục Thuế chịu trách nhiệm lập dự toán thu ngân sách từ các loại thuế, phí và lệ phí và thu khác của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân được phân cấp giao cho thành phố quản lý trên cơ sở số kiểm tra tỉnh giao. Các xã, phường và các đơn vị căn cứ vào số kiểm tra thu và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn lập dự toán thu ngân sách của đơn vị mình. Trên cơ sở dự toán các đơn vị gửi lên phòng Tài chính - kế hoạch thành phố kiểm tra tổng hợp và tiến hành thảo luận với từng đơn vị để làm rõ các nội dung cơ sở pháp lý, chi tiết tính toán và giải trình cụ thể trong dự toán đã gửi, đồng thời căn cứ và tình hình tăng trưởng kinh tế, phân cấp của tỉnh, số thực hiện thu năm trước, các chỉ tiêu liên liên quan và số kiểm tra tỉnh giao cho thành phố tiến hành hoàn thiện xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Dự toán thu ngân sách thành phố sau khi lập xong báo cáo Thường trực HĐND thành phố đồng thời gửi Sở Tài chính thẩm định.

Dự toán thu hàng năm được xây dựng tích cực, vững chắc có tính khả thi cao,


xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành; tổng hợp đầy đủ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo quy định. Trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN năm hiện tại, dự báo tình hình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động thương mại xuất nhập khẩu năm kế hoạch, tính toán cụ thể các yếu tố tăng giảm thu do thực hiện các văn bản pháp luật về thuế mới sửa đổi, bổ sung và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế, yếu tố tăng thu từ tăng cường kiểm tra, thanh tra việc kê khai nộp thuế, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra kiểm tra việc kê khai nộp thuế của các tổ chức cá nhân, tăng thu từ chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, thu số thuế nợ đọng từ các năm trước, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi.

Dự toán thu tiền sử dụng đất trên địa bàn bảo đảm ph hợp với khả năng triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã đươc phê duyệt, kế hoạch tiến độ thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất và nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2013 và Luật đất đai năm 2018 sát với thực tế.

Dự toán thu thường xuyên của xã, phường: Khi xây dựng được dựa trên quyết toán năm trước, phân tích đánh giá đầy đủ các nguyên nhân tăng giảm và khả năng thu năm thực hiện để xây dựng dự toán năm kế hoạch cho ph hợp và chi tiết đến từng xã, phường.

T y theo điều kiện đặc điểm và ph hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đưa ra mục tiêu dự toán thu nội địa hàng năm phải tăng bình quân tối thiểu từ 10 - 12% so với đánh giá ước thực hiện thu năm hiện tại.


Bảng 2.1. Dự toán thu NSNN của thành phố giai đoạn 2017-2019


Đơn vị tính: triệu đồng



TT


Nội dung

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Thực hiện

2016

Dự toán

2017

%

DT/UTH

thực hiện

2017

Dự toán

2018

%

DT/UTH

thực hiện

2018

Dự toán

2019

%

DT/UTH

A

Tổng thu cân đối ngânsách (I+II+III)

122.839

82.574

67,22

142.162

133.276

93,75

200.787

178.810

89,05

I

Thu nội địa

122.939

82.574

67,22

142.162

133.276

93,75

200.787

178.810

89,05

1

Thu từ DNNN TW

2.368



13.015

13.015

100

20.071

16.021

79,82

2

Thu từ DNNN địa phương

109






120

12

10

3

Thu DN có vốn ĐT NN







27

27

100

4

Thu từ khu vực ngoài QD

19.300

18.879

99,82

31.739

38.361

120,86

48.495

48.630

100,28

5

Thuế sử dụng đất NN

209



200



213



6

Thuế sử dụng đất phi NN

2.200

1.800

81,82

2.068

2.000

96,71

2.088

1.800

86,21

7

Thu cấp quyền khai thác KS







49.535

40.000

80,75

8

Thuế thu nhập cá nhân

1.453

1.100

75,71

1.800

1.800

100

2.788

2.500

114,26

9

Lệ phí trước bạ

7.100

5.500

77,46

6.500

6.800

104,62

5.903

6.300

106,73

10

Thuế bảo vệ môi trường do










11

Thu các loại phí, lệ phí

3.500

3.295

94,14

4.600

4.800

104,35

8.472

8.120

95,85

12

Các khoản thu về nhà đất

71.600

46.000

64,25

66.300

58.000

87,48

50.333

47.500

94,37


- Thu tiền thuê mặt đất

6.600

6.000

90,91

6.300

8.000

126,98

10.333

7.500

72,58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang - 7



TT


Nội dung

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Thực hiện

2016

Dự toán

2017

%

DT/UTH

Thực hiện

2017

Dự toán

2018

%

DT/UTH

Thực hiện

2018

Dự toán

2019

%

DT/UTH


- Thu tiền sử dụng đất

65.000

40.000

61,54

60.000

50.000

83,33

40.000

40.000

100

13

Thu tại xã

14.600

5.600

38,36

14.355

7.000

48,76

12.506

6.500

51,98

14

Thu khác ngân sách

400

400

100

1.585

1.500

94,64

836

1.400

167,46

II

Thu kết dư NS










III

Thu chuyển nguôn










B

Thu để lại chi quản lýNSNN

10.777

5.433

50,41

5.341

5.295

99,14

22.065

6.026

27,31

1

Thu đền b khi nhà nướcthu hồi đất










2

Học phí

2.600

5.433


5.341

5.295



6.026


3

Thu sự nghiệp










(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch thành phố)

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 29/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí