Khái Quát Về Quận Cầu Giấy Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội.


phát triển KT-XH của địa phương, tạo tiền đề cho các bước tiếp theo trong quy trình quản lý NSNN.

- Về trình tự lập dự toán: Cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan thuế, Chi cục Thuế, các ban ngành tổ chức căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và chế độ định mức tiêu chuẩn thu và lập dự toán thu khi cân đối ngân sách cần trình lên UBND thành phố báo cáo cho người đứng đầu ban ngành xem xét. Phòng Tài chính

– kế hoạch làm việc với UBND về dự toán ngân sách khi có yêu cầu. Khi quyết định giao nhiệm vụ thu phải hoàn chỉnh phương án phân bổ công khai tài chính về thu ngân sách nhà nước. Điều chỉnh dự toán ngân sách hàng năm trong trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên bảo đảm với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu.

Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, phí, lệ phí tới các cấp, các ngành, người nộp thuế, phí, lệ phí đã được các cấp chính quyền từ quận đến phường quan tâm thực hiện. Qua đó góp phần cho các đối tượng nộp thuế hiểu được quyền và nghĩa vụ với nhà nước.

Kinh nghiệm này được tiếp thu từ nghiên cứu quy trình lập dự toán được thực hiện tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam: xem xét kế hoạch ngân sách giao của cấp trên và kế hoạch của cấp cơ sở, ưu tiên phối hợp thảo luận cùng các cơ quan trong bộ máy quản lý NSNN để thống nhất, quyết định đưa ra dự toán phù hợp.”

- Đối với chấp hành dự toán: Để chấp hành tốt thu ngân sách, các địa phương căn cứ vào dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán đã được UBND và HĐND thông qua, Chi cục thuế phối hợp với Ban Tài chính thực hiện thu đúng, thu đủ từ các tổ chức, cá nhân và cần phải có biên lai thu tiền. Đối các khoản thu bổ sung thì Phòng Tài chính – Kế hoạch dựa vào dự toán thu bổ sung đã giao cho xã, phường để cân đối ngân sách thông báo số thu bổ sung cho các đơn vị giao dự toán.

Bài học này được rút ra từ phân tích kinh nghiệm quản lý thu NSNN của cả 3 địa phương trên. Tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam, huyện Tiền Hải tỉnh Thái


Bình, và thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cơ quan quản lý thu NSNN tại các địa phương này đều nhận thức và xác định rõ thuế là nguồn thu chính, từ đó tập trung chỉ đạo công tác thu thuế đầy đủ, phù hợp, tránh thất thoát, đồng thời tuyên truyền đến các đối tượng nộp thuế hiểu và nắm rõ các quy định về thuế để chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN, từ đó giúp cho công tác chấp hành dự toán được thực hiện nhanh chóng, đúng mục tiêu, đúng đối tượng và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Tổ chức thực hiện định mức thu hợp lý và công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng trong quản lý thu ngân sách nhà nước: Các tổ chức cá nhân đã thực hiện thu đúng dự toán được giao, đúng định mức, đúng mục đích các khoản tiền đã nộp vào KBNN thông qua cơ quan thuế và Phòng tài chính - kế hoạch quận, chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về kế toán thống kê và quyết toán thu ngân sách. Chi cục thuế tiến hành kiểm tra số thu của các tổ chức có nộp đầy đủ kịp thời có đúng quy định hay không các khoản nộp sai chế độ. Ngoài ra cần chú trọng công tác phân tích phục vụ cho việc hoạch định các chính sách liên quan đến thu ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vị quản lý thu ngân sách nhà nước nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tập trung quản lý chặt chẽ công tác quản lý thu ngân sách trên tất cả các khâu của chu trình ngân sách, từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và công tác thanh tra, kiểm tra. Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, đẩy mạnh thực hiện việc tuyên truyền, vận động. Đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả đối với người dân thực hiện việc đóng góp các khoản thu theo quy định của nhà nước.

Kinh nghiệm này có thể được nhìn nhận rõ ràng qua phân tích công tác quản lý thu NSNN tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây, cơ quan quản lý thu NSNN đã làm rất tốt công tác tổ chức thu, kiểm tra và giám sát thu NSNN nhờ vào ứng dụng CNTT – áp dụng hệ thống TABMIS vào quản lý và điều hành ngân sách. Đặc biệt, thông qua giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và

Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - 7


kinh phí quản lý hành chính, đã góp phần nâng cao năng lực quản lý NSNN để sử dụng hiệu quả, quản lý chặt chẽ trong từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng NS. Sau cùng, nhờ chủ động phân bổ kết dư ngân sách để thực hiện cải cách, đầu tư phát triển cho thành phố mà hiệu quả sử dụng ngân sách càng được nâng cao; nhờ được hưởng lợi ích chung từ nguồn ngân sách nên người dân cũng nâng cao ý thức đối với việc đóng góp các khoản thu vào NSNN.


Kết luận chương 1


Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về quản lý thu NSNN cấp quận cụ thể: đối với cơ sở lý luận luận văn trình bày những khái niệm cơ bản như NSNN, thu NSNN, quản lý thu NSNN và đặc điểm, vai trò quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp quận; tiếp theo, luận văn trình bày những nội dung quản lý thu NSNN, các công cụ, nguyên tắc quản lý thu NSNN và thực tiễn quản lý thu NSNN của một số địa phương như thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc để từ đó rút ra kinh nghiệm quản lý thu NSNN cho quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Những lý luận cơ bản và thực tế của một số địa phương sẽ là căn cứ đ ể học viên phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy tại chương 2 của luận văn.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về quận Cầu Giấy và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định số 74-CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1997; phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Tây giáp hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Khi mới thành lập Quận Cầu Giấy có 7 đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc quận Nam Từ Liêm; diện tích đất tự nhiên của Quận là 1.210,07ha, với 82.900 người.

Ngày 05/01/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân số của hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng, từ ngày 01/4/2005, phường Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay quận có 8 phường: Phường Dịch Vọng, phường Mai Dịch, phường Nghĩa Đô, phường Nghĩa Tân, phường Quan Hoa, phường Trung Hòa, phường Yên Hòa, phường Dịch Vọng Hậu.

Khí hậu: Quận Cầu Giấy có vị trí thuộc vùng châu thổ sông Hồng với thời tiết khí hậu bốn mùa (Xuân, hạ, thu, đông), thuận tiện cho phát triển kinh tế cả về các lĩnh vực du lịch.

Địa hình, địa chất: tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Phần đất phía Bắc của quận và khu dân cư hữu ngạn sông Tô Lịch có cao độ 6,4 – 7,2 m, Phía Tây và Nam quận. Phần lớn là đất canh tác cao từ


4,8 – 5,4m. Nhìn chung địa hình quận Cầu Giấy thuận lợi cho việc xây dựng nhà cao tầng, Vị trí quận đem lại lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tính đến tháng 01/2020 diện tích quận là 12,04 km2, dân số của Quận là 269.637 người.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng không tốt của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các yếu tố bất lợi khác và nhất là đại dịch Covid – 19 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của đất nước trong đó có quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, đến hết năm 2020 UBND quận đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch 13/15 chỉ tiêu. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 167.904 tỷ đồng tăng 5,3% (trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ước đạt 58.943 tỷ đồng tăng 4,7%; giá trị ngành thương mại – dịch vụ ước đạt 108.961 tỷ đồng tăng 5,6%). Công tác thu ngân sách quận đạt 6.696,602 tỷ đồng, đạt 99,26% dự toán. Chi ngân sách thực hiện 1.085,362 tỷ đồng, đạt 85% dự toán đầu năm (trong đó Chi đầu tư thực hiện 337,707 tỷ đồng đạt 97% dự toán, chi thường xuyên thực hiện 687,514 tỷ đồng, đạt 92% dự toán).

Cuối năm 2020 trên địa bàn quận có 19.041 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,44% so với năm 2019. Quận tích cực thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19.

Về lĩnh vực văn hoá - xã hội, công tác giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển quy mô và chất lượng.

Công tác y tế; dân số; chữ thập đỏ cũng được chú trọng. Quận duy trì tốt các chương trình quốc gia về y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

An sinh xã hội được đảm bảo, UBND quận đã chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh như điện, nước, chiếu sáng và thoát nước; thăm và tặng quà Tết tới các đối tượng chính sách.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

2.1.2.1. Nhân tố chủ quan

a. Tổ chức bộ máy cấp quận về quản lý thu NSNN


Khoản 1 Điều 55 Luật NSNN năm 2015 quy định: Cơ quan thu NSNN là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.

Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN tại địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương có tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước.

Tại quận Cầu Giấy bộ máy quản lý thu NSNN bao gồm: Phòng tài chính – kế hoạch; Chi cục thuế quận, KBNN quận chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên; UBND quận đứng đầu là Chủ tịch UBND quận và chịu sự giám sát của HĐND về công tác thu NSNN tại quận; UBND các phường trong quận; phối hợp với mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên truyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân t hực hiện nhiệm nghĩa vụ nộp NSNN theo quy định của pháp luật. Bộ máy tổ chức quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy được thể hiện theo sơ đồ sau:

HĐND

Q uận Cầu Giấy


KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Q uận Cầu Giấy

PHÒ NG TC – KH

Q uận Cầu Giấy

C HI C ỤC THUẾ

Q uận Cầu Giấy

UBND

Q uận Cầu Giấy


UBND

C ÁC PHƯỜNG

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức trong quản lý thu ngân sách quận Cầu Giấy

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy

UBND quận có nghĩa vụ chấp hành triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND quận, chịu trách nhiệm báo cáo trước HĐND quận. Hàng năm sau khi được


HĐND quận phê chuẩn kế hoạch dự toán thu, chi ngân sách năm sau, UBND quận ban hành quyết định giao dự toán thu, chi cho các cơ quan chuyên môn và UBND các phường. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các phường thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.

Phòng Tài chính – kế hoạch quận Cầu Giấy

Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiêm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trong công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn, phòng Tài chính – kế hoạch trực tiếp tham gia vào các công tác xây dựng, tổng hợp dự toán ngân sách quận, lập dự toán thu NSNN cấp quận và tổng hợp dự toán thu NSNN cấp phường; tổ chức thực hiện dự toán; kiểm tra việc quản lý ngân sách, thực hiện chế độ kế toán; thẩm định quyết toán ngân sách của các phường, các đơn vị dự toán cấp quận; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán ngân sách quận; đồng thời tham mưu cho HĐND, UBND quận trong thực hiện quản lý thu NSNN trên địa bàn.

Chi Cục thuế Cầu Giấy

Là cơ quan tham mưu cho UBND quận thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiêm vụ, Chi cục thuế chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của quận ủy, HĐND, UBND quận và Cục thuế thành phố.

Kho bạc nhà nước quận Cầu Giấy

Là tổ chức trực thuộc KBNN của thành phố Hà Nội có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật: quản lý quỹ NSNN, thực hiện giao dịch thu – chi tiền mặt, thực hiện công tác kế toán NSNN, tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN quận, các nhiệm vụ khác được giao.

UBND các phường:

Về thu ngân sách hàng năm, UBND phường phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, Chi cục Thuế quận và các đội thuế trên địa bàn xây dựng dự toán và

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí