Bài Học Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Đối Với Thành Phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.


nhờ sự phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành mà đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho thành phố Phúc Yên tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, nâng cao tính chủ động trong quản lý điều hành ngân sách của thành phố.

Thành phố Phúc Yên đã áp dụng hệ thống TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) trong quản lý, điều hành ngân sách. Vì vậy mà việc quản lý các nguồn kinh phí chặt chẽ, minh bạch, góp phần giúp thành phố chủ động cân đối nguồn vốn để bố trí dự toán cho các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. Các khoản thu bảo đảm đúng chế độ chính sách theo Luật NSNN và các quy định hiện hành. Nhờ quản lý tốt các nguồn thu nên sau khi dành 50% tăng thu để tạo nguồn cải cách tiền lương, thành phố đã ưu tiên dành phần lớn kết dư ngân sách để chi đầu tư phát triển và xây dựng chỉnh trang kết cấu hạ tầng đô thị.

Việc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu bảo đảm ph hợp với khả năng ngân sách theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở. Thành phố Phúc Yên có gần 35% số xã, phường đã chủ động được ngân sách, không phải bổ sung cân đối. Trong công tác quản lý chi thường xuyên, thành phố đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ cho 100% đơn vị hành chính và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ cho 100% đơn vị sự nghiệp công lập. Kết quả, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ đã chủ động trong việc sử dụng biên chế, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao, khai thác tối đa nguồn thu theo quy định, quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được ngân sách cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại, từ đó sắp xếp bộ máy hợp lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn thành phố bám sát


dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán.

b. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Kinh môn, tỉnh Hải Dương

Với Luật NSNN được đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và các đơn vị khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính. Thị xã Kinh môn, tỉnh Hải Dương đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác quản lý thu NSNN đáp ứng được các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đã tăng cường cụ thể hóa các quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật.

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải. Theo đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các phòng ban chức năng, xã, thị trấn phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm được xác định là khâu quan trọng. Các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu quy định tại Luật NSNN và các khoản trợ cấp, đơn vị tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng cấp huyện sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Trong điều hành thu ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Kinh Môn đã chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nền việc chi tiêu NSNN được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về kinh tế xã hội và để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu. Thị xã Kinh Môn sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự


Quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang - 6

án kém hiệu quả, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN.

Theo kinh nghiệm của thị xã Kinh môn, tỉnh Hải Dương thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các khoản thu sẽ tiết kiệm còn chống được tình trạng thất thoát lãng phí các khoản thu NSNN. Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn kinh phí NSNN.

c. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Huyện Hải Lăng trực thuộc tỉnh Quảng trị. Cơ cấu kinh tế được xác định là: Du lịch – Công nghiệp – nông lâm nghiệp. Trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, đặc biệt công tác quản lý thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: Trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục Thuế thực hiện quản lý thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí, trước bạ. Cấp xã, phường tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã, phường được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục Thuế.

UBND huyện cũng đã chỉ đạo các đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra tình hình giá cả thị trường tại các cơ sở kinh doanh hàng hóa, xử phạt vi phạm hình chính ( trong năm 2017 là 45 trường hợp với tổng số tiền hơn 200 triệu). Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, khai thác tại các chợ trên địa bàn huyện.

Thu ngân sách của huyện hàng năm luôn vượt kế hoạch được giao, việc phân cấp nguồn thu c ng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong các năm đã từng bước nâng cao được tính chủ động và trách


nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phòng tài chính – kế hoạch huyện Hải năng đã tổ chức lập dự toán, chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân vận thực hiện các khoản thu phí, lệ phí rõ ràng minh bạch.

Các cán bộ thuộc phòng Tài chính – kế hoạch huyện thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, quản lý giá, quản lý công sản do UBND huyện và Sở Tài chính Quảng trị tổ chức. Lãnh đạo HĐND và UBND huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tiếp dân, tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính để tăng nguồn thu trên địa bàn huyện.

1.5.2. Bài học quản lý thu ngân sách nhà nước đối với thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

- Từ phân tích kinh nghiệm quản lý thu NSNN tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và thị xã Kinh môn, tỉnh Hải Dương, huyện Hải Năng tỉnh Quảng Trị. Tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý thu NSNN thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang như sau:

1. Trú trọng và triển khai thực hiện tốt sử dụng hệ thống phần mềm TABMIS việc quản lý thu các nguồn kinh phí chặt chẽ, minh bạch trong quản lý, điều hành ngân sách, góp phần giúp thành phố chủ động cân đối nguồn vốn để bố trí dự toán cho các nhiệm vụ chính trị quan trọng của thành phố Tuyên Quang.

Các khoản thu bảo đảm đúng chế độ chính sách theo Luật NSNN và các quy định hiện hành.

2. Tổ chức thực hiện kiểm soát tốt các khoản thu ngân sách nhà nước và công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng trong quản lý thu ngân sách nhà nước. Các tổ chức cá nhân đã thực hiện thu, nộp đúng đúng định mức, đúng mục đích các khoản tiền đã nộp vào KBNN thông qua cơ quan Thuế và Phòng tài chính - kế hoạch thành phố, chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về kế toán thống kê và quyết toán thu ngân sách. Chi cục Thuế tiến hành kiểm tra số thu của các tổ chức có nộp đầy đủ kịp thời có đúng quy định hay không các khoản nộp


sai chế độ. Ngoài ra cần trú trọng công tác phân tích phục vụ cho việc hoạch định các chính sách liên quan đến thu ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vị quản lý thu ngân sách nhà nước nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tập trung quản lý chặt chẽ công tác quản lý thu ngân sách trên tất cả các khâu của chu trình ngân sách, từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và công tác thanh tra, kiểm tra. Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Đẩy mạnh thực hiện việc tuyên truyền, vận động đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả đối với người dân thực hiện việc đóng góp các khoản thu theo quy định của nhà nước.

Trong điều hành thu ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp của thành phố Tuyên Quang chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, các cơ quan chuyên môn kiểm soát tốt các khoản thu sẽ tránh thất thoát, lãnh phí và tăng cường được trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang. Bố trí kinh phí NSNN đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả so với mục tiêu đã đề ra. Các nhiệm vụ phát triển xã hội đảm bảo chính sách chế độ phân cấp thu. Các chế độ tiêu chuẩn định mức thu ngân sách phải thực hiện đúng quy định của cấp có thẩm quyền.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ‌

TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2017 -2019


2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Tuyên Quang nằm ở phía nam, thuộc v ng thấp của tỉnh Tuyên Quang; cách Thủ đô Hà Nội 165km về phía nam theo quốc lộ 2; cách thành phố Hà Giang 154 km về phía bắc theo quốc lộ 2; cách thành phố Thái Nguyên 60 km về phía đông theo quốc lộ 37; cách thành phố Yên Bái 40 km về phía tây theo quốc lộ

37. Diện tích tự nhiên là 184,38 km2; gồm 10 phường (Tân Quang, Minh Xuân, Phan Thiết, Ỷ La, Tân Hà, Hưng Thành, Nông Tiến, An Tường, Đội Cấn và Mỹ Lâm) và 5 xã (Tràng Đà, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Kim Phú).

Địa giới hành chính: Phía bắc giáp xã Tân Long, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn. Phía nam giáp xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn và xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương. Phía đông giáp xã Thái Bình, xã Tiến Bộ huyện Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương. Phía tây giáp các xã Trung Môn, Hoàng Khai, Kim Phú, Nhữ Hán, huyện Yên Sơn. Thành phố Tuyên Quang là đầu mối giao thông trong tỉnh và liên tỉnh giữa v ng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam. Trên địa bàn có các tuyến quốc lộ và đường tỉnh chạy qua: quốc lộ 2 dài 20km, nối Tuyên Quang với Hà Nội qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc về phía nam, với Hà Giang về phía bắc; quốc lộ 37 dài 11km nối Tuyên Quang với Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc; với Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và các tỉnh Đông Bắc; quốc lộ 2C dài 9,1km; đường tỉnh ĐT.186 km. Đường thủy có sông Lô, tàu lớn xuôi tới Việt Trì, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. M a mưa, tàu nhỏ có thể ngược sông Lô lên đến thành phố Hà Giang; hoặc ngược sông Gâm lên đến Chiêm Hóa... rất thuận lợi để giao lưu và phát triển kinh tế

- xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Về địa hình: Địa hình được phân bố thành 2 v ng rõ rệt: V ng có địa hình tương đối bằng ph ng tập trung chủ yếu ở các phường Tân Hà, Ỷ La, Hưng Thành,


Phan Thiết, Minh Xuân, Tân Quang và xã An Tường. V ng đồi núi tập trung ở các xã, phường Nông Tiến, Tràng Đà, An Khang, Thái Long, Đội Cấn, Lưỡng Vượng. Hệ thống đồi núi chủ yếu là đồi núi thấp, có độ cao từ 75 m-200 m so với mực nước biển. Ngoài ra, thành phố được bao bọc bởi dãy núi D m có đỉnh cao nhất 529 m ở phía đông bắc; dãy núi Là, đỉnh cao nhất 948 m ở phía tây bắc và phía đông nam là dãy núi Nghiêm, đỉnh cao nhất 482 m. Nguồn nước từ ba dãy núi cao đổ về sông Lô chảy ngang qua thành phố tạo thành hệ thống ngòi, suối, ao hồ tương đối dày, gồm suối Là, suối Chả, suối Thục, suối Kỳ Lãm, suối Yên Lĩnh, suối Thôn Thượng, hồ Tân Quang, hồ Cô Ve, hồ Trung Việt, hồ Kỳ Lãm... Đặc biệt, có dòng sông Lô chảy qua trung tâm thành phố theo hướng bắc - nam (từ Ghềnh Gà đến Tân Tạo), dài gần 20 km. Sự ưu đãi của thiên nhiên mang lại sắc thái một đô thị đặc th có rừng, có núi, có sông, có suối; tạo nét đặc sắc về kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và sự cân bằng về môi trường sinh thái cho thành phố Tuyeem Quang. Khí hậu: Thành phố Tuyên Quang nằm ở khu vực phía đông bắc của v ng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn nên khí hậu mang nét đặc trưng của v ng khí hậu miền núi phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió m a nóng ẩm, mưa nhiều.

Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Với các điều kiện về địa hình, tài nguyên khoáng sản là lợi thế phát triển các ngành khai thác tài nguyên khoáng sản và phát triển các ngành thương mại dịch vụ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện làm cho số thu ngân sách tăng lên đáng kể đặc biệt là thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Giai đoạn 2017 - 2019, xác định rõ những khó khăn bất lợi cũng như tiềm năng thế mạnh của địa phương, thực hiện đương lối đổi mới của Đảng, những chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển KT-XH, được sự đầu tư quan tâm của tỉnh c ng với sự cố gắng nỗ lực phát triển KT-XH của thành phố Tuyên Quang đã đạt được kết quả tốt. Do thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa trong phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố đã có nhiều chủ trương thu hút các dự án


đầu tư trên địa bàn vì vậy cơ cấu kinh tế thành phố đã có sự chuyển dịch mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố hàng năm tăng bình quân 12%, trong đó lĩnh vực nông - lâm - thủy sản là 2,9%/ năm; nông nghiệp - xây dựng là 51%/năm; dịch vụ 44,1%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷsản.

Kinh tế thành phố Tuyên Quang đi lên từ nền kinh tế thuần túy nông nghiệp, có điểm xuất phát thấp, tuy trong giai đoạn 2017-2019 có mức tăng trưởng cao được chuyển dịch theo hướng tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm ngành nông, lâm nghiệp phát triển vẫn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố. Đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa thích ứng với cơ chế thị trường, chưa có sản phẩm mũi nhọn và có sức cạnh tranh trên thị trường.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố những năm gần đây đã được đầu tư rất lớn, phần nào đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

Với vị trí địa lý quan trọng, dưới thời phong kiến, địa bàn thành phố Tuyên Quang ngày nay đã sớm trở thành nơi tụ cư của người Kinh, Tày, Cao Lan... Năm 1884, thực dân Pháp đánh chiếm Tuyên Quang, việc thiết lập bộ máy cai trị thực dân đã làm thay đổi cơ cấu dân số và kết cấu dân cư trên địa bàn: Có số quan lại trong bộ máy hành chính và nhân viên giúp việc; khu mỏ có công nhân người Kinh, công nhân đồn điền; khu phố, chợ... thu hút thương nhân, thị dân đến buôn bán, lập nghiệp; ngoài ra, còn có binh lính, cai đội, cha cố và một bộ phận giáo dân...Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thị xã Tuyên Quang chỉ có hai khu phố Xuân Hòa và Tam Cờ, nằm ở bên hữu ngạn sông Lô, với diện tích khoảng 1km2. Tháng 5/1948, do điều kiện kháng chiến, Chính phủ tạm thời giải thể thị xã Tuyên Quang. Thời kỳ này, dân cư thưa thớt; phần lớn là người lao động, buôn bán nhỏ sống tập trung ở cảng sông Tam Cờ, hữu ngạn sông Lô. Tháng 2/1955, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định tái lập thị xã Tuyên Quang. Địa giới thị xã gồm thị xã Tuyên Quang cũ

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 29/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí