Khái Quát Về Tài Sản Tại Doanh Nghiệp Ngành Xây Dựng


bởi ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn hoặc các trường hợp điển hình, cá biệt. Do đó, để đánh giá quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam (hay trả lời câu hỏi: “những việc làm trên đạt kết quả ra sao?”), cần dựa trên các con số định lượng cụ thể, khách quan và rõ ràng. Thông qua các biến số được tính toán chính xác, tìm kiếm những quy luật chung về cơ cấu tài sản, khả năng quản lý từng loại tài sản riêng biệt, cơ cấu vốn... của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam. Ngoài ra, trong thực tế, do nguồn lực có hạn, nhà quản lý công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết không thể duy trì tất cả các chỉ tiêu nói trên luôn ở mức tốt nhất, thay vào đó, có sự ưu tiên hay đánh đổi trong từng quyết định để có được kết quả cuối cùng cao nhất. Vì vậy, tìm một thang đo thích hợp làm căn cứ đánh giá, đối chiếu, xếp thứ hạng kết quả quản lý tài sản nói chung tại mỗi công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam là điều cần thiết. Mục đích cuối cùng là rút ra những kết luận, đánh giá khách quan về thành công và hạn chế của quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam.

Để thực hiện các công việc trên, nghiên cứu định lượng là lựa chọn phù hợp.

1.2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng [32]

* Nguồn thu thập dữ liệu

Để đánh giá quản lý từng loại tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, cần sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính để tính toán các chỉ tiêu cần thiết (đã trình bày trong mục 1.4). Ngoài ra, có thể dùng thêm các thông tin về kế hoạch kinh doanh, định hướng phát triển, ưu thế của từng doanh nghiệp… để hỗ trợ cho việc giải thích sự thay đổi kết quả, hoặc lý giải các quy luật. Tất cả những thông tin trên đều công bố trên website riêng của từng công ty (theo quy chế niêm yết, 104 công ty công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam đều có website riêng, thường xuyên cập nhật thông tin quan trọng). Hoặc qua các website của Ủy ban chứng khoán nhà nước, website của các công ty chứng khoán như Vndirect, SSI, Cây cầu vàng... Với nhiều kênh cung cấp thông tin như vậy, dễ dàng thu thập bổ sung hoặc đối chiếu số liệu để xác minh tính trung thực. Ngoài ra, báo


cáo tài chính theo năm của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết đều phải kiểm

toán và công bố công khai nên đảm bảo độ tin cậy cần thiết.

Bên cạnh đó, để so sánh, đánh giá các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hoặc với các công ty niêm yết thuộc ngành nghề khác, cần thu thập thập dữ liệu từ Tổng cục thống kê, Bộ xây dựng và Ủy ban chứng khoán nhà nước.

* Cách thu thập dữ liệu

Do là số liệu thứ cấp, được công bố rộng rãi nên cách thu thập dữ liệu khá dễ dàng bằng cách tải từ những website đã được trình bày ở trên. Kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn để chắt lọc những thông tin có liên quan từ các báo cáo, hội nghị tổng kết chuyên ngành…

* Xử lý dữ liệu

Dữ liệu báo cáo tài chính của 104 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết sau khi tải về được lưu trữ dưới dạng file Excel theo từng năm từ 2006 đến 2010. Sau đó tập hợp vào 1 file chung và chuyển sang định dạng của phần mềm SPSS.

Trên cơ sở đó, tính toán các biến số đo lường quản lý từng loại tài sản tại doanh nghiệp, bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho, số ngày tồn kho, hiệu suất sử dụng TSCĐ HH, hệ số sinh lời TSCĐ HH. Ngoài ra, các biến phản ánh khả năng sinh lời và nguy cơ phá sản cũng được xác định, gồm: doanh lợi doanh thu, ROA, ROE, chỉ số Z, hệ số nợ… (công thức tính của từng chỉ tiêu đã được trình bày tại mục 1.4). Khi có đầy đủ biến số, nghiên cứu sinh áp dụng một số kỹ thuật phân tích sau đây.

Thứ nhất, thống kê mô tả để phát hiện những quy luật, điểm chung về quản lý tài sản của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết qua từng năm từ 2006 đến 2010. Trong đó, chủ yếu sử dụng các giá trị trung bình (mean), trung vị (mode), độ lệch chuẩn (std), đồ thị phân bố Histogram, sơ đồ thân lá (steam and leaf), hộp tứ phân vị (boxplot)…


Thứ hai, phân tích hồi quy tương quan. Về lý thuyết (sẽ trình bày chi tiết tại mục 2.4, quản lý tài sản có thể tác động tới hệ số sinh lời và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với 104 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, mối quan hệ này có tồn tại? Và nếu có, chiều và mức độ ảnh hưởng ra sao? Để có được đáp án, cần kiểm chứng cụ thể thông qua việc xây dựng một mô hình kinh tế lượng có dạng:

Yi = β1 + β2 X2i + β3 X3i +……… + βn Xni + ei (1.1) i là số thứ tự của quan sát trong n quan sát.

Các tham số β2, β3 … βn lần lượt thể hiện chiều và mức độ tác động của các biến X2, X3…..Xn tới biến Y.

Do tồn tại sự chênh lệch quá lớn về số lượng doanh nghiệp từng năm nên sử dụng số liệu mảng (tích hợp số liệu 5 năm vào 1 quan sát) khiến kết quả hồi quy kém tin cậy nên mẫu nghiên cứu được lựa chọn là 104 quan sát năm 2010. Vì vậy, để đảm bảo ý nghĩa thống kê của các giá trị ước lượng, cần thực hiện kiểm định T (t- test) với cặp giả thuyết:

Ho: βk = 0 (1.2) H1: βk # 0

Kỳ vọng là bác bỏ Ho để khẳng định Xk thực sự tác động tới biến Y. Sử dụng giá trị

thống kê kiếm định:

t ˆ ~ t

k

k

se( ˆ ) ( nk )


(1.3)

Nếu t < t/2, (n-k): ta chấp nhận giả thuyết Ho: k = 0 ở mức độ tin cậy , có nghĩa là Xk không có ảnh hưởng đến Y.

Nếu t > t/2, (n-k): ta bác bỏ giả thuyết Ho và chấp nhận H1: k 0 ở mức độ tin

cậy , có nghĩa là Xk có ảnh hưởng đến Y.

Tuy nhiên, trong phần mềm ứng dụng thống kê toán SPSS 18.0, giá trị p- value (hay Significant) là giá trị xác suất tương ứng với t, bậc tự do (n – 2) thường được tính toán sẵn nên có thể sử dụng để kết luận nhanh: nếu p-value ≤ α , được phép bác bỏ Ho, thừa nhận H1.


Đồng thời, để xác định mức độ tin cậy của mô hình, cần tính toán thêm Hệ

số xác định:

R2 ESS 1 RSS

TSS

TSS

(1.4)

R2 cho biết % sự biến động của Y được giải thích bởi các biến số X trong mô hình, vì vậy 0 < R2 < 1. Khi R2 tiến đến 1, mô hình giải thích được càng nhiều sự biến động của Y, mô hình càng đáng tin cậy. Tuy vậy, nhược điểm của R2 là giá trị của nó tăng khi số biến X đưa vào mô hình tăng, bất chấp biến đưa vào không có ý nghĩa. Cho nên, cần sử dụng R2 điều chỉnh (adjusted R2 -R2) để quyết định việc đưa thêm biến vào mô hình.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Có thể nói, việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp đóng vai trò quyết định tới kết quả nghiên cứu. Với tổng thể 104 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, có những đặc thù riêng biệt so với doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng, tác giả phải sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, kỹ thuật phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính giúp thu thập các thông tin cụ thể, chi tiết về thực trạng quản lý tài sản tại các đơn vị này, đồng thời bổ sung, giải thích, tìm nguyên nhân cho những hạn chế. Việc xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đo lường tác động của quản lý tài sản tới ROA, ROE và chỉ số Z cho phép kiểm chứng mối quan hệ này trong thực tế hoạt động của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam. Qua đó, khẳng định tầm quan trọng của quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết một cách khoa học, xác thực, làm tiền đề thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý về hoạt động này.

Bằng việc vận dụng hợp lý các phương pháp trên trong quá trình nghiên cứu, tác giả thu được các kết quả cụ thể, chính là nội dung của các chương tiếp theo trong luận án.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

2.1 Khái quát về tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng

2.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm doanh nghiệp ngành xây dựng

2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp ngành xây dựng

Có thể hiểu, xây dựng (construction), một ngành sản xuất cấu thành nên nền kinh tế quốc dân, có hoạt động chính là tạo ra, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các sản phẩm đặc thù như công trình nhà ở, xưởng máy, trường học, cầu đường… Hoạt động của ngành này gắn bó mật thiết với ngành sản xuất vật liệu (manufacturing) và tư vấn thiết kế, giám sát (consultant) [15].

Ngành xây dựng thường được chia thành ba bộ phận chủ yếu: xây dựng chung (công trình dân dụng, công nghiệp), xây dựng nặng và công trình kỹ thuật (đường ống dẫn khí, bể chứa dầu, lưới điện cao áp…) và xây dựng mang tính chuyên môn hóa (mộc, kính, sơn, điện, nước)…

Thời gian đầu khi mới hình thành xã hội loài người, hoạt động xây dựng được tiến hành đơn giản, kỹ thuật thô sơ, do một nhóm người trong cộng đồng đảm nhiệm, chủ yếu phục vụ mục đích cư trú. Cùng với sự phát triển của tư liệu lao động và nhu cầu sản xuất, sản phẩm xây dựng ngày càng đa dạng, yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ cao hơn như đập nước, đường giao thông vận tải, nhà hát, giáo đường… Từ đó, hình thành các tổ, đội xây dựng hoạt động có tổ chức và chuyên môn hóa, sau trở thành doanh nghiệp ngành xây dựng.

Doanh nghiệp ngành xây dựng là tổ chức kinh tế, hoạt động trong ngành xây dựng với những mục đích nhất định, thỏa mãn điều kiện của doanh nghiệp (căn cứ vào luật pháp từng quốc gia như có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật…). Cho đến nay, doanh nghiệp xây dựng đã phát triển rất đa dạng về hình thức sở hữu (Nhà nước, tư nhân), mô hình tổ chức quản lý (cá nhân làm chủ, trách nhiệm hữu hạn, hợp danh và cổ phần hoặc công ty đơn lẻ, tập đoàn), quy mô (lớn, nhỏ, vừa), mục đích hoạt động (lợi nhuận,


phi lợi nhuận)… Cùng với sự gia tăng về số lượng và năng lực hoạt động, tầm quan trọng của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân càng được củng cố.

2.1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân [15], [16]

Thứ nhất, doanh nghiệp ngành xây dựng đóng vai trò quyết định tạo nên cơ sở hạ tầng cho quốc gia, làm nền tảng phát triển cả nền kinh tế. Từ những công trình dân sinh đơn giản đến các đường hầm xuyên đại dương đều có sự tham gia trực tiếp của doanh nghiệp xây dựng. Đặc biệt, hơn một thế kỷ trở lại đây, những bước tiến đột phá của trong ngành khoa học công nghệ ứng dụng đã tạo nên nhiều vật liệu mới, kết cấu xây dựng hiện đại, máy móc tối tân… tạo cơ sở vững chắc, nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng. Hàng loạt giới hạn khẩu độ, độ cao, độ sâu của công trình bị phá vỡ, cho phép xây dựng ở bất cứ đâu (giữa biển khơi, trong vùng động đất hoặc trên nền đất yếu...). Bên cạnh đó, việc máy tính trở thành công cụ đắc lực trong thiết kế, quản lý xây dựng đã rút ngắn đáng kể thời gian chuẩn bị và thực hiện đầu tư, góp phần tạo nên nhiều thành tựu xây dựng trên phạm vi toàn cầu. Với kết cấu hạ tầng (cảng biển, sân bay, đường cao tốc, kho tàng ngầm…) quy mô lớn, hiện đại, khoảng cách giữa các quốc gia và lục địa được rút ngắn, thúc đẩy giao thương quốc tế phát triển. Hệ thống đường hầm, đường ống len lỏi khắp lòng đất và đại dương mở ra khả năng nghiên cứu và khai khoáng gần như không giới hạn. Nhiều đô thị lớn với đầy đủ các công trình phục vụ dân sinh như trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa – giải trí… được hình thành, đảm bảo chất lượng cuộc sống của hơn 50% dân số thế giới [16]. Các công trình đa năng, điển hình là cao ốc tích hợp nhà ở, văn phòng, khu vui chơi, mua sắm, thể dục thể thao… xuất hiện ở khắp nơi, song song với những công trình kiến trúc đồ sộ, đạt độ thẩm mỹ cao, đóng góp giá trị lớn vào kho tàng văn hóa thế giới…

Thứ hai, doanh nghiệp ngành xây dựng đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc nội của mỗi quốc gia. Đặc biệt, ngày nay, thị trường xây dựng quốc tế phát triển rộng lớn đã xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo điều tra của Engineering News Record, tạp chí hàng đầu của Mỹ chuyên cung cấp thông tin,


dữ liệu phân tích ngành công nghiệp xây dựng, doanh thu của các nhà thầu quốc tế năm 2005 lên đến hàng tỷ đô là Mỹ. Trong đó lớn nhất là nhà thầu châu Âu (115,63 tỷ) với phạm vi hoạt động toàn thế giới. Tiếp theo là nhà thầu Mỹ (34,84 tỷ), tập trung ở thị trường Canada, Trung Đông và đứng thứ ba là Nhật Bản (16,03 tỷ) chiếm lĩnh thị trường châu Á [16]. Ở Việt Nam, hàng năm, số thuế và các khoản khác do doanh nghiệp ngành xây dựng nộp vào ngân sách Nhà nước khoảng 3,64% tổng mức đóng góp của tất cả các doanh nghiệp trong nước.

Bảng 2.1 Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam

Đơn vị tính: tỷ VND


Năm

Thuế và các khoản nộp ngân

sách Nhà nước của doanh nghiệp ngành xây dựng

Tổng thuế và các khoản nộp ngân sách của

doanh nghiệp cả nước


(1)

(2)

(3)

(4) = (2) / (3)

2000

2079

60736

3,42%

2001

2392

86401

2,77%

2002

3069

109590

2,80%

2003

3166

110200

2,87%

2004

4742

141896

3,34%

2005

5339

161611

3,30%

2006

6914

191888

3,60%

2007

12469

219804

5,67%

2008

11863

289182

4,10%

2009

15014

365986

4,10%

2010

19001

463187

4,10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam - 4

Nguồn: [43]

Thứ ba, hoạt động của doanh nghiệp ngành xây dựng đem lại công việc cho số lượng lớn người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Theo điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam, từ năm 2000 đến 2010, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành xây dựng chiếm tỷ lệ bình quân 15,6% số lao động cả nước.

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí