Đặc Điểm Và Cơ Chế Quản Lý Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Tnhh Mtv Phúc Hưng Fnc - Việt Nam.


2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đã áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính ban hành.

Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức nhật kí chung để thuận lợi cho việc ghi chép và phân công lao động.

Niên độ kế toán áp dụng: Kỳ kế toán năm của công ty theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VND).

Phần mềm kế toán sử dụng: Phần mềm kế toán Misa.

Hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Chuẩn mực kế toán áp dụng về TSCĐ tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam là chuẩn mực VAS 03, VAS 04 và các văn bản hướng dẫn khác do Nhà nước ban hành. Các báo cáo tài chính được trình bày theo đúng quy định từng Chuẩn mực, Chế độ kế toán DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản hiện hành khác. BCTC tại Công ty được lập theo từng quý gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DN);

- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN);

- Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN);

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN).

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá và khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Việc ghi nhận và phương pháp khấu hao tài sản được thực hiện theo Thông tư 45/2013/TT- BTC ngày 25/04/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí: dựa trên nguyên tắc phù hợp.


2.2. Đặc điểm và cơ chế quản lý tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam.

2.2.1. Đặc điểm tài sản cố định

Là một doanh nghiệp trong ngành may mặc nên TSCĐ của công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình.

Do nguồn vốn hoạt động còn hạn chế, vì vậy toàn bộ trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho của công ty đều là đi thuê. Đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa có kế hoạch xây dựng.

Ngoài trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho đi thuê thì các TSCĐ còn lại của công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất... Các tài sản cố định này đều là tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty, do công ty mua sắm từ nguồn vốn hoạt động. Nhìn chung lượng TSCĐ của công ty chiếm một phần lớn trong tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng 2.1. Tình hình TSCĐ từ năm 2018 đến năm 2019


Năm


Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Nguyên giá

(đồng)

Tỷ trọng (%)

Nguyên giá

(đồng)

Tỷ trọng

(%)

TSCĐHH

5.397.134.761

99,08

5.507.134.761

99,10

TSCĐVH

50.000.000

0,92

50.000.000

0,90

Tổng TSCĐ

5.447.134.761

100

5.557.134.761

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Kế toán tài sản cố định tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phúc Hưng FNC - Việt Nam - 8

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam)

Bảng số liệu trên phân tích tình hình biến động TSCĐ của Công ty trong năm 2018, 2019. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy:

- TSCĐHH chiếm tỷ trọng cao trong tổng Tài sản của Công ty. Trong năm 2018 giá trị TSCĐ HH chiếm tỷ trọng 99,08% và trong năm 2018 giá trị TSCĐHH chiếm tỷ trọng 99,10%.

- Đến năm 2019, TSCĐHH của Công ty tăng lên 0,02%, nâng giá trị TSCĐ của Công ty lên so với năm 2018. Đây là do Công ty đã chú trọng đến việc đầu tư vào TSCĐHH nhiều hơn, cụ thể là trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị để nâng


cao hiệu quả sản xuất của TSCĐ, do đó giảm bớt được giá thành sản xuất của sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty. Cụ thể: Đầu tư một máy sấy khí cho dây chuyền sản xuất vào tháng 04/2019.

Nhìn chung, tình hình TSCĐ của Công ty tương đối ổn định và có xu hướng tăng qua các năm. Công ty vẫn cần có biện quản quản lý TSCĐ một cách có hiệu quả để đem lại lợi ích tối đa cho Doanh nghiệp.

TSCĐ tại Công TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam chủ yếu được phân loại theo đặc trưng kỹ thuật. Qua quan sát thực tế tại Công ty về tình hình TSCĐ thì TSCĐ tại đây được phân loại theo hai tiêu thức: Tài sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vô hình.

Bảng 2.2: TSCĐ tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam theo đặc trưng kỹ thuật

Đơn vị tính: VNĐ


Loại TSCĐ

Nguyên giá

(31/12/2019)

Tỷ trọng (%)

A. TSCĐ Hữu Hình

5.507.134.761

99,10

Nhà cửa, vật kiến trúc (TK 2111)

-

-

Máy móc, thiết bị (TK 2112)

5.325.035.980

95,82

Phương tiện vận tải, truyền dẫn (TK2113)

182.098.781

3,28

Thiết bị, dụng cụ quản lý (TK 2114)

-

-

Tài sản cố định HH khác (TK 2118)

-

-

B. TSCĐ Vô Hình

50.000.000

0,90

Quyền sử dụng đất (TK 2131)

-


Phần mềm máy vi tính (TK 2135)

50.000.000

0,90

Tổng cộng

5.557.134.761

100


Cách phân loại TSCĐ này giúp cho Công ty có biện pháp quản lý phù hợp, tổ chức kế toán chi tiết hợp lý và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao thích hợp với đặc trưng kỹ thuật của từng nhóm TSCĐ.


Qua bảng phân loại trên ta có thể thấy:

- TSCĐ hữu hình: Chiếm đa phần trong tổng số tài sản của công ty, cụ thể qua bảng số liệu ta thấy TSCĐ hữu hình chiếm giá trị 5.507.134.761 (đồng) chiếm tỷ trọng 99,10%. Trong đó máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị TSCĐHH của Công ty (95,82%) những máy móc, thiết bị này dùng để phục vụ cho việc tiến hành sản xuất sản phẩm may mặc. Điều này phản ánh năng lực về thiết bị chuyên dùng hoạt động của Công ty khá tốt, đáp ứng được tiến độ sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường. Loại TSCĐ này có xu hướng tăng lên do Công ty không ngừng đầu tư vào máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất cần gạt nước.

- Còn lại là các tài sản cố định như thiết bị, dụng cụ quản lý chiếm giá trị tương đối nhỏ.

* TSCĐ vô hình: Qua khảo sát thực tế tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam, tác giả nhận thấy Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam chỉ có TSCĐ vô hình đó là phần mềm máy tính, với giá trị năm 2019 là

50.000.000 đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,90% trong tổng giá trị Tài sản cố định, còn các loại TSCĐ vô hình khác hầu như không có.

2.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại Công ty

TSCĐ là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phần nào thể hiện được năng lực kỹ thuật của công ty. Do vậy công ty có quy định về sử dụng TSCĐ rõ ràng.

Toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đều do công ty tự đầu tư. Tùy từng trường hợp, việc đầu tư, thanh lý, sửa chữa TSCĐ thì công ty đều có quy trình riêng được công ty quy định cụ thể.

- Phòng kế toán có trách nhiệm theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và biến động của tất cả TSCĐ của công ty theo chỉ tiêu giá trị. Các bộ phận sử dụng TSCĐ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TSCĐ về mặt hiện vật, số lượng, tình trạng kỹ thuật, khả năng hoạt động. Giữa bộ phận kế toán và các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ trong việc đầu tư, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐ.


- Khi có nhu cầu mua mới TSCĐ, sau khi được giám đốc phê duyệt, bộ phận sử dụng lên kế hoạch mua, sau đó chuyển chứng từ liên quan đến bộ phận kế toán để tiến hành hạch toán, ghi tăng tài sản.

- Đối với trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ thuộc quyền sở hữu của công ty: Bộ phận có nhu cầu nhượng bán, thanh lý lập tờ trình yêu cầu tới bộ phận quản lý và Giám đốc. Sau khi được phê duyệt, công ty tiến hành thành lập hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Giá thanh lý, nhượng bán do Giám đốc công ty phê duyệt trên cơ sở đề nghị của hội đồng thanh lý, nhượng bán.

- Đối với sửa chữa TSCĐ, các bộ phận trực tiếp sử dụng TSCĐ trong công ty phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng của TSCĐ, lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn TSCĐ phải căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị, trình giám đốc phê duyệt làm căn cứ trong công tác sửa chữa TSCĐ. Căn cứ vào quyết toán chi phí sửa chữa, kế toán ghi nhận toàn bộ hoặc phân bổ dần đều vào chi phí SXKD hoặc ghi tăng nguyên giá TSCĐ tùy thuộc vào từng loại sửa chữa.

- Về khấu hao tài sản: Tài sản cố định của công ty được quản lý, sử dụng theo quy định của nhà nước và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Ban Giám đốc quyết định mức khấu hao hàng năm theo chế độ hiện hành của nhà nước. Công ty sử dụng vốn khấu hao TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ và sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của công ty.

Những TSCĐ chưa khấu hao hết mà xảy ra tình trạng thất thoát, hư hỏng phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể để có phương án xử lý, bồi thường. Giám đốc công ty có thẩm quyền quyết định phương án và mức bồi thường.

- Về kiểm kê tài sản: Công tác kiểm kê TSCĐ định kỳ 1 lần trong năm vào cuối tháng 12 hàng năm, tuy nhiên có thể tiến hành kiểm kê đột xuất khi có yêu cầu cần thiết. Sau khi hoàn thành công tác kiểm kê, phải tổng hợp kết quả kiểm kê , đối chiếu với số liệu ghi trên sổ sách kế toán, trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, phòng kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán.


Đối với tài sản tổn thất, công ty phải xác định được giá tri đã bị tổn thất, nguyên nhân, và trách nhiệm. Nếu do cá nhân, tập thể gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của Công ty và pháp luật hiện hành.

Những trường hợp tổn thất đặc biệt do thiên tai, địch họa hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây hậu quả nghiêm trọng, công ty không thể khắc phục được thì bộ phận sử dụng lập phương án xử tổn thất trình Giám đốc xem xét, giải quyết.

2.3. Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam.

2.3.1. Kế toán chi tiết TSCĐ.

Trên cơ sở việc phân loại TSCĐ thì toàn bộ TSCĐ của công ty được theo dõi chặt chẽ cả ba chỉ tiêu: Nguyên giá, Giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Tại công ty, TSCĐ được xác định đúng nguyên giá trước khi đưa vào sử dụng, đây là bước khởi đầu quan trọng giúp công ty có thể hạch toán chính xác TSCĐ theo đúng giá trị của nó. Mọi TSCĐ đều được quản lý theo hồ sơ, ghi chép sổ sách kế toán về cả số lượng và giá trị, không chỉ theo dõi trên tổng số mà còn theo dõi riêng trên từng loại theo từng tài sản, không chỉ quản lý tình hình sử dụng mà còn quản lý theo địa điểm sử dụng TSCĐ giao cho bộ phận nào sử dụng nơi đó chịu trách nhiệm quản lý. Bằng những biện pháp này, không chỉ mang tính hình thức quản lý số lượng tài sản mà nó thực sự có ý nghĩa trong việc theo dõi, sử dụng tài sản, bảo dưỡng kịp thời theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. TSCĐ khi cấp phát hay điều chuyển đều có quyết định.

Trong quá trình sử dụng mọi TSCĐ được tính và trích khấu hao đầy đủ đưa vào giá thành theo tỷ lệ nhà nước quy định, đồng thời xác định mức hao mòn và giá trị còn lại để có kế hoạch đầu tư, đổi mới TSCĐ. Ngoài ra, hàng năm công ty còn tiến hành kiểm kê TSCĐ vào cuối năm, vừa để kiểm tra TSCĐ về mặt hiện vật, vừa xử lý trách nhiệm vật chất đối với các trường hợp hư hỏng, mất mát một cách kịp thời, đúng chế độ, quy định.

Từ bộ chứng từ gốc, kế toán căn cứ vào nội dung nghiệp vụ phát sinh để ghi vào phần mềm kế toán theo từng tài khoản tương ứng. Đồng thời sử dụng bộ chứng từ này


làm căn cứ để ghi sổ/ thẻ chi tiết TSCĐ (phụ lục 5). Mỗi một tài sản cố định đều được tạo một thẻ TSCĐ tương ứng với đầy đủ các thông tin về số lượng, giá trị, bộ phận sử dụng, nguồn vốn hình thành…. Các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ phát sinh trong tháng sẽ được ghi nhận vào Bảng tổng hợp TSCĐ của tháng đó. Bảng tổng hợp TSCĐ được lập bao gồm các nội dung: tăng, giảm nguyên giá, thời điểm, thời gian, phương pháp tính khấu hao, nguyên nhân giảm TSCĐ, giá trị thu hồi.

Cuối tháng sau khi hoàn thành các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ thì kế toán cập nhật vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để tính ra số khấu hao TSCĐ phân bổ trong tháng. Sau đó kế toán TSCĐ sẽ in từ phần mềm ra các sổ Cái tài khoản có liên quan như: Sổ cái TK 211, TK 213, TK214, TK 241,... Số liệu trên các sổ cái này được đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp TSCĐ, sổ TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, các báo cáo có liên quan khác. Nếu số liệu đã trùng khớp thì được dùng để lên Bảng cân đối số phát sinh chung cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong tháng của công ty.

2.3.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ

2.3.2.1. Tài khoản sử dụng

Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam như sau:

- Tài khoản tổng hợp được xây dựng dựa trên đặc điểm TSCĐ tại đơn vị

- Tài khoản chi tiết được xây dựng dựa trên các yếu tố sau: đặc điểm TSCĐ tại đơn vị, yêu cầu quản lý TSCĐ của các cấp quản lý.

Tuân theo nguyên tắc nêu trên, Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam thống nhất áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam sử dụng những tài khoản sau:

- Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình: Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị

Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn


- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình: Tài khoản 2135 - Chương trình phần mềm

- Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ:

Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình

Và một số Tài khoản liên quan như: TK 241, TK 111, TK 112, TK 211, TK 811, TK 711…

Trên cơ sở danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp, căn cứ vào yêu cầu thực tế, Công ty sử dụng những tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và mở thêm các mã chi tiết để phục vụ cho yêu cầu quản lý của đơn vị.

2.3.2.2. Kế toán tăng, giảm TSCĐ

a) Kế toán tăng TSCĐ hữu hình

* Tăng TSCĐ do mua săm

Trong trường hợp này căn cứ vào nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, thiết bị sản xuất của từng bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất phải đề đơn lên quản lý và Giám đốc. Sau khi được sự chấp nhận, công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với bên cung cấp TSCĐ. Sau khi đưa bản nghiệm thu và bàn giao máy móc thiết bị, đồng thời bên bán sẽ viết hoá đơn làm cơ sở để thanh toán và đây là một trong những căn cứ cùng với chứng nhận chi phí phát sinh có liên quan để có thể tính nguyên giá TSCĐ để kế toán ghi vào sổ và thẻ kế toán có liên quan.

Khi mua TSCĐ về, công ty tiến hành lập các chứng từ:

- Hợp đồng kinh tế

- Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ

- Hoá đơn GTGT

- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán

Các chứng từ này là căn cứ cho việc hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ, trích khấu hao theo quy định.

Ngày đăng: 12/10/2022