Cụ thể, khi cần bù đắp thâm hụt ngân quỹ, doanh nghiệp sẽ khó vay vốn ngân hàng nếu hệ số nợ hiện tại đã cao. Khi ngân quỹ thặng dư, nhà quản lý thường ưu tiên trả nợ hơn đầu tư sinh lời. Khả năng tự chủ tài chính thấp cũng hạn chế việc tham gia đấu thầu của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết do không đủ vốn ứng trước để thực hiện các thủ tục đấu thầu (hoàn thiện hồ sơ mời thầu, đặt cọc dự thầu, thuê bảo lãnh thực hiện hợp đồng…). Không những vậy, sau khi công trình (hoặc hạng mục) đã hoàn thành nhưng không thể hoàn chỉnh biên bản nghiệm thu và các chứng từ thanh toán, chủ đầu tư gặp khó khăn tài chính hay cố tình trây ì không trả tiền…, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, thậm chí phá sản do không thể thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ của ngân hàng và nhà cung cấp. Ngoài ra, việc tích trữ nguyên vật liệu (đặc biệt là sắt, thép, ximăng) khi nguồn cung dồi dào và giá thành hạ thấp cũng không thể thực hiện bằng cách mua chịu hoặc vay vốn ngân hàng, phải sử dụng vốn chủ sở hữu. Máy móc, thiết bị được mua sắm bằng vốn vay ngân hàng hoặc trả góp gần như không thể cho đơn vị khác thuê lại khi không có nhu cầu sử dụng, làm giảm hiệu quả kinh tế. Sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản, cũng có thể dẫn tới tình trạng khai thác máy móc, thiết bị quá mức (không bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp) hoặc tráo, đổi vật tư kém phẩm cấp làm giảm chất lượng của công trình.
Không chỉ duy trì cơ cấu tài trợ đem lại nhiều điều bất lợi, cách thức huy động vốn của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết cũng chưa hợp lý với 4 hình thức chính: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, vốn góp ban đầu (phát hành cổ phiếu lần đầu) và lợi nhuận chưa phân phối (hình thành các quỹ từ lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn chủ sở hữu). Đây là những hình thức truyền thống, được áp dụng phổ biến tại 75% các doanh nghiệp Việt Nam (dù tổ chức theo mô hình công ty Nhà nước, trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần).
Tín dụng thương mại là hình thức chủ yếu được các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết sử dụng để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu trong quá trình thi công. Tuy nhiên, nguồn vốn này có thời hạn tối đa bằng 1 chu kỳ sản xuất – kinh
doanh của nhà cung cấp và quy mô giới hạn trong giá trị nguyên vật liệu đặt mua mỗi lần. Nếu không thanh toán đầy đủ và đúng hạn, nhà cung cấp có thể ngừng giao hàng, làm gián đoạn, chậm trễ tiến độ thi công. Nhược điểm này khiến nhà quản lý không thể tăng quy mô tích trữ vật tư nhằm đối phó với biến động cung cầu, tỷ giá… Đồng thời, chỉ lựa chọn nhà cung cấp truyền thống để được hưởng chính sách tín dụng thương mại tốt hơn.
Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn chính cho nến kinh tế. Thủ tục được hướng dẫn chi tiết, quy mô huy động lớn, thời hạn dài và mối quan hệ hợp tác (kèm theo ưu đãi về hạn mức và lãi suất) được thiết lập nhiều năm từ trước khi cổ phần hóa là những lý do chính để công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết lựa chọn hình thức này. Song sử dụng tín dụng ngân hàng, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết cần có tài sản thế chấp (xấp xỉ 140% giá trị khoản vay), bị kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, thậm chí ngừng giải ngân hoặc thu hồi vốn trước hạn khi có sự cố làm gián đoạn quá trình thi công (như không thể bàn giao mặt bằng, khai quật được di tích văn hóa lịch sử, thay đổi quy hoạch xây dựng…). Vì vậy, khi đầu tư tài sản bằng vốn vay ngân hàng, nhà quản lý phải tính toán kĩ lưỡng, ưu tiên lựa chọn giải pháp an toàn và kém linh hoạt.
Hai hình thức còn lại là vốn góp ban đầu và lợi nhuận chưa phân phối tạo nên vốn chủ sở hữu, là nền tảng tài chính của doanh nghiệp. Nhưng với quy mô giới hạn, hai nguồn này không đáp ứng được nhu cầu đầu tư lớn và lâu dài của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết. Từ đó, hạn chế mọi quyết định về quản lý tài sản tại doanh nghiệp do năng lực tài chính thấp.
Dù thời gian niêm yết trung bình của các công ty cổ phần ngành xây dựng là 5 năm song rất ít công ty sử dụng hình thức phát hành trái phiếu và cổ phiếu (phát hành thêm sau lần đầu tiên). Theo các chuyên gia kinh tế, đây là những hình thức hữu hiệu, cung cấp cho doanh nghiệp lượng vốn lớn, ổn định, sử dụng linh hoạt. Đặc biệt, việc phát hành thêm cổ phiếu giúp công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết củng cố năng lực tự chủ tài chính, từ đó chủ động hơn trong sản xuất – kinh
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm Kiếm Nguồn Tài Trợ, Đối Ứng Với Khoản Phải Thu
- Xác Định Giá Thành, Kết Chuyển Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Dở Dang
- Giá Trị Trung Bình Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Kết Quả Quản Lý Tài Sản Tại Các Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Niêm Yết Ở Việt Nam
- /2009/tt – Btc Hướng Dẫn Chế Độ Quản Lý, Sử Dụng, Trích Khấu Hao Tscđ Hh.
- Nhóm Giải Pháp Trực Tiếp Nhằm Tăng Cường Quản Lý Tài Sản Tại Các Công Ty Cổ Phần Ngành Xây Dựng Niêm Yết Ở Việt Nam
- Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam - 22
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
doanh. Theo ý kiến của đa số cán bộ được phỏng vấn, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là sự thiếu hiểu biết, tâm lý ngại đổi mới, không dám chịu trách nhiệm của nhiều lãnh đạo công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết. Ngoài ra, mức độ phát triển thấp và tình trạng bất ổn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua khiến nhiều nhà quản lý e ngại.
Thứ ba, Phương tiện quản lý chưa hiện đại và thiếu đồng bộ.
Tại phần lớn công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết hiện nay, hoạt động tài chính – kế toán và kỹ thuật công trình (theo dõi tiến độ xây dựng, tính toán nhu cầu vật tư và công nợ phát sinh) đã được tin học hóa. Riêng hoạt động quản lý kho tàng và máy móc, thiết bị (đặc biệt ở khu vực công trường) đều thực hiện bằng ghi chép thủ công trên sổ sách. Cách này tuy tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng giảm hiệu quả quản lý do mất nhiều thời gian, công sức, dễ mắc sai sót cơ học.
Không có kho lưu trữ thông tin dung lượng lớn với tính năng cập nhật, cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận tác nghiệp, các đơn vị trực thuộc hoặc độc lập nên mất nhiều thời gian để thu thập báo cáo (từ cấp nhỏ nhất là tổ, đội) dẫn tới tình trạng ban hành và thực hiện các quyết định chậm trễ, bỏ lỡ cơ hội tốt (điều tiết dòng tiền, đặt hàng nguyên vật liệu, mua sắm hay thanh lý máy móc).
Mỗi dự án xây dựng từ khi lập hồ sơ dự thầu tới lúc nghiệm thu, bàn giao toàn bộ công trình thường phát sinh rất nhiều biên bản, giấy tờ. Được lưu trữ theo từng dự án trong các cặp file, cất trong tủ, trong kho, đánh số thứ tự theo thời gian bắt đầu thực hiện. Cách bảo quản thủ công dẫn tới tình trạng mối mọt, mất mát, gây khó khăn khi tra cứu thông tin (theo tiêu chí riêng biệt như số lượng và đặc điểm đối tác, mức độ hoàn thành tiến độ, khả năng đáp ứng nhu cầu vật tư, hiệu suất sử dụng thiết bị…). Từ đó, ảnh hưởng chung tới công tác tổng kết, đánh giá, dự báo của doanh nghiệp.
Thứ tư, Cơ cấu tổ chức chưa phù hợp.
Hiện nay, tùy theo quy mô doanh nghiệp, các bộ phận tác nghiệp trong công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết được tổ chức thành phòng hoặc ban, trung tâm. Thông thường, có 4 bộ phận chính bao gồm: Tổ chức - Hành chính, Tài chính – Kế
toán, Kinh tế - kỹ thuật – Kế hoạch và Vật tư – Xe, máy. Trong đó, phòng Tài chính
– Kế toán có nhiệm vụ ghi chép, mở sổ theo dõi, lập báo cáo về toàn bộ hoạt động sản xuất – kinh doanh; Lập kế hoạch tài chính; Huy động vốn; Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phòng Kinh tế - Kỹ thuật – Kế hoạch đảm nhận việc: Lập kế hoạch và báo cáo thống kê; Lập và thẩm định dự toán, quyết toán công trình; Hoàn thiện hồ sơ đấu thầu, giao thầu nội bộ; Quản lý tiến độ thi công công trình; Quản lý chất lượng xây lắp; Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ;
Phòng Vật tư – Xe, máy chịu trách nhiệm đặt hàng, cung ứng vật tư theo định mức kỹ thuật, lập và thực hiện kế hoạch đầu tư, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, xe cơ giới.
Ngoài ra, có các tổ, đội, xí nghiệp (xây dựng dân dụng hoặc kỹ thuật). Đồng thời, tại từng công trình (dự án), có bộ phận quản lý riêng điều phối tất cả các hoạt động tương tự các phòng chức năng nhưng ở phạm vi hẹp và kết nối với trụ sở chính của công ty. Bộ phận này sẽ được giải tán hoặc điều chuyển sau khi dự án kết thúc. Với khối lượng công việc xây lắp lớn, thời gian thực hiện kéo dài, yêu cầu phức tạp về kỹ thuật, mô hình tổ chức như trên bắt buộc cán bộ phòng chức năng phải giải quyết rất nhiều công việc, kèm theo những thủ tục hành chính giữa các bộ phận và xuất hiện tình trạng chồng chéo (giữa bộ phận quản lý của công ty với các xí nghiệp, ban quản lý dự án). Đặc biệt, hoạt động quản lý các công trình xa trụ sở của công ty còn lỏng lẻo, chủ yếu thông qua giấy tờ. Từ đó, ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý tài sản nói chung của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tình trạng thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết kiêm nhiệm chức vụ quản lý vẫn diễn ra phổ biến, trái với quy chế quản trị công ty niêm yết do Ủy ban chứng khoán nhà nước ban hành (quyết định số 12/2007/QĐ – BTC) (diễn ra tại 12 trong tổng số 15 công ty được phỏng vấn) . Do đó, không tận dụng được ưu thế của mô hình công ty cổ phần (có khả năng tách bạch quyền sở hữu và quản lý), tạo nên những mâu thuẫn về “tính đại diện” giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, ảnh hưởng tới toàn bộ quyết định
quản lý tài sản và đặc biệt, cản trở việc thay thế nhà quản lý khi không hoàn thành nhiệm vụ tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu.
3.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
Ngoài các nguyên nhân chủ quan nêu trên, còn tồn tại những nguyên nhân khách quan dẫn tới các hạn chế trong quản lý tài sản tại các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết nói riêng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, chưa có quy định, hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn cụ thể về quản lý
tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng.
Đến hết năm 2010, Chính phủ và bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản quy định liên quan tới quản lý tài sản tại doanh nghiệp bao gồm chuẩn mực số 03, 04 về TSCĐ HH hữu hình và vô hình; Thông tư số 53/2006/TT – BTC hướng dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp; Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC về Chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ HH, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (2005)… nhưng chủ yếu phục vụ công tác ghi chép, theo dõi của kế toán nội bộ hoặc chỉ đề cập tới 1 khía cạnh cần lưu ý trong quản lý tài sản. Chưa có văn bản nào hướng dẫn đầy đủ trình tự và nội dung các bước tác nghiệp quản lý tài sản theo đúng nghĩa quản trị doanh nghiệp.
Bộ Tài chính, Tổng hội xây dựng hay các hội chuyên ngành (Hội kết cấu và công nghệ xây dựng, Hội vật liệu xây dựng, Hội kinh tế xây dựng, Hội tin học xây dựng…) chưa từng tổ chức hội thảo, diễn đàn để các nhà quản lý được trao đổi và tư vấn về quản lý tài sản tại doanh nghiệp (đặc biệt là quản lý dòng tiền và công nợ). Viện nghiên cứu kinh tế xây dựng (cơ quan đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế xây dựng), hiện chỉ tập trung nghiên cứu về giá, định mức kinh tế - kỹ thuật và quản lý dự án đầu tư xây dựng theo các hình thức khác nhau, chưa thực hiện các đề tài khoa học chuyên sâu, cũng như thiết lập hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, thực hành quản lý tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng.
Chính vì vậy, với kiến thức quản lý kinh tế hạn chế, không được đào tạo bài bản, nhà quản lý của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết buộc phải dựa vào kinh nghiệm để điều hành doanh nghiệp.
Thứ hai, các dịch vụ hỗ trợ quản lý công nợ của doanh nghiệp ngành xây dựng chưa phát triển.
Trước tiên là dịch vụ pháp lý, bao gồm tư vấn lập hợp đồng và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Hiện tại, cả nước có khoảng 7.000 luật sư [48], làm việc tại các Đoàn luật sư, Văn phòng luật sư, công ty luật… tập trung tại những thành phố lớn, chủ yếu tham gia tư vấn hoặc bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp tại tòa án khi có vấn đề phát sinh hơn là tư vấn xây dựng quy trình hoạt động để phòng tránh rủi ro (đặc biệt ở khâu soạn thảo quy chế, điều lệ hay hợp đồng). Điều này đặc biệt cần thiết cho doanh nghiệp ngành xây dựng khi thời gian thi công kéo dài, tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn tới tranh chấp với chủ đầu tư. Ngoài giới luật sư, tính đến hết năm 2010, cả nước có 207 trọng tài viên, làm việc tại 6 trung tâm trọng tài thương mại [48]. Từ năm 2004 đến 2009, các trung tâm này giải quyết được 283 vụ việc nhưng không có vụ việc nào liên quan tới công nợ giữa nhà thầu xây dựng và chủ đầu tư [48]. Mặc dù lý do chính dẫn tới tình trạng này là nhận thức hạn chế của lãnh đạo công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, tuy nhiên, với số lượng ít ỏi bình quân 80 doanh nghiệp có 1 luật sư và 2.106 doanh nghiệp có 1 trọng tài thương mại (nguồn: [48], [43] và tính toán của tác giả), công việc của luật sư trở nên quá tải, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền, quảng bá để thay đổi nhận thức của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp chưa được chú trọng. Ngoài ra, đến năm 2010, luật Trọng tài thương mại mới chính thức được ban hành, thay thế cho Pháp lệnh Trọng tài thương mại, góp phần nâng cao tính pháp lý của hoạt động này.
Ngoài tư vấn pháp lý, để nhanh chóng thu hồi công nợ, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết rất cần dịch vụ mua, bán nợ hay đòi nợ thuê. Nhưng đến nay, trên thị trường Việt Nam chỉ có duy nhất Công ty mua bán nợ và tài sản tồn động của doanh nghiệp (trực thuộc bộ Tài chính) được thành lập từ năm 2003 với
mục đích chính là thúc đẩy quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, giao, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa, sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao, tại Việt Nam cũng chưa có tiền lệ nhà thầu bán nợ của bên A cho công ty mua/bán nợ để thu hồi vốn đầu tư vào công trình.
Theo Nghị định 104/2007/NĐ – CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp định tối thiểu 2 tỷ VND; Người quản lý, điều hành doanh nghiệp phải có đủ năng lực hành vi dân sự, có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy trong một số chuyên ngành: kinh tế, luật pháp, công an, quản trị doanh nghiệp... đồng thời, chưa có tiền án, tiền sự. Việc đòi nợ phải do người của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ tiến hành… Các quy định khắt khe trên một mặt đảm bảo tính an toàn, đúng luật trong hoạt động của công ty đòi nợ thuê nhưng cũng hạn chế khả năng thành lập doanh nghiệp. Hiện tại, chỉ có một số ít công ty đòi nợ thuê được cấp phép thành lập và hoạt động hiệu quả như công ty thu nợ Dân An, công ty Song Bảo, công ty cổ phần thu nợ Minh Tín…. hoặc các công ty luật (được cấp phép kinh doanh dịch vụ này) như công ty Phú và luật sư, văn phòng luật Giải Phóng……. Với các khoản nợ có đầy đủ căn cứ pháp lý, con nợ không bỏ trốn, mất tích, phá sản…, tỷ lệ đòi nợ thành công tới 85%. Tuy nhiên, mức phí cao (dao động từ 20 đến 50% giá trị khoản nợ đòi được) [52], sau khi thu nợ, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết sẽ không còn lợi nhuận.
Thứ ba, quy định về trích khấu hao TSCĐ HH chưa hợp lý.
Theo Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC và thông tư 203/2009/TT – BTC hướng dẫn thực hiện Chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ HH, các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết nói riêng tự lựa chọn một trong 3 phương pháp khấu hao đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên, đối với 2 phương pháp sau, TSCĐ HH phải đáp ứng một số điều kiện. Cụ thể, TSCĐ HH tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là TSCĐ HH đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
TSCĐ HH tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất
thiết kế của TSCĐ HH;
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
Căn cứ vào các quy định trên, hầu hết TSCĐ HH tại các công ty cổ phần
ngành xây dựng niêm yết phải áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết phải xác định thời hạn sử dụng của TSCĐ HH tuân theo khung thời gian sử dụng các loại tài sản do Bộ Tài chính quy định (tham khảo bảng 3.15).
Quy định này áp dụng cho tất cả các loại máy móc, thiết bị không phân biệt tính năng kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng máy móc… nên mang tính cứng nhắc. Trong khi đó, trong lĩnh vực xây dựng có những máy đa năng hoặc máy chuyên biệt chỉ sử dụng ở 1 vài công đoạn nhất định. Nếu trích khấu hao theo khung thời gian sử dụng như trên sẽ không phản ánh chính xác giá trị hao mòn của TSCĐ HH, từ đó tính toán sai hiệu suất sử dụng và khả năng sinh lời của TSCĐ HH.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng quy định chỉ những “cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao theo chế độ để đổi mới công nghệ”. Chính những quy định trên đã hạn chế các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết lựa chọn phương