Khi chủ đầu tư cố tình chậm trễ trả tiền sau nhiều lần nhắc nhở hoặc bị phá sản, bỏ trốn, mất tích, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết sẽ ngừng thi công đến khi nhận đủ tiền hoặc khởi kiện ra tòa để cơ quan pháp luật giải quyết. Theo điều 39, nghị định 48/2010/NĐ – CP, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết được quyền tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng khi bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán. Mặc dù cách này giúp doanh nghiệp thu được một phần hoặc toàn bộ số tiền cần thanh toán song gây áp lực căng thẳng, mất nhiều thời gian và chi phí giải quyết, phần nào ảnh hưởng tới kết quả sản xuất – kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Vì vậy, đây được coi là giải pháp không mong muốn, nhà quản lý lựa chọn sau cùng.
Ngoài ra, theo điều 44 của nghị định trên, các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết trên cơ sở nội dung hợp đồng đã ký kết. Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Thời hạn đề nghị trọng tài hoặc thời hiệu khởi kiện lên tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp các bên bị xâm phạm. Ngay cả khi, hợp đồng bị vô hiệu, chấm dứt cũng không ảnh hưởng tới hiệu lực của các điều khoản về giải quyết tranh chấp. Theo kết quả khảo sát thực tế, thời gian qua, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ưu tiên lựa chọn giải pháp thương lượng, nếu không đạt được kết quả sẽ khởi kiện lên tòa án, không sử dụng trọng tài thương mại.
3.2.2.4 Tìm kiếm nguồn tài trợ, đối ứng với khoản phải thu
Tìm kiếm nguồn tài trợ, đối ứng với khoản phải thu là công việc cần thiết, thậm chí bức bách đối với các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết. Do trong thực tế, 15 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết đều kinh doanh có lãi (lợi nhuận sau thuế > 0) nhưng kết quả đó chưa được hiện thực hóa bằng tiền. Ngoại trừ công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Nghệ An và công ty cổ phần xây dựng số 9 có giá trị lưu chuyển tiền thuần từ kinh doanh lớn hơn lợi nhuận sau thuế, các công ty còn
lại đều có tiền tăng thêm ít hơn so với lãi kinh doanh. Cá biệt có 8/15 công ty có lưu chuyển tiền thuần từ kinh doanh nhỏ hơn 0, chứng tỏ dòng tiền thu không đủ bù đắp nhu cầu chi tiêu mặc dù kinh doanh có lãi. Sau khi thực hiện các hoạt động đầu tư và tài trợ, lưu chuyển tiền thuần cả năm 2010 của các công ty mới được cải thiện. Thực tế này chứng tỏ các nhà quản lý phải tìm kiếm nguồn tài trợ thích hợp bù đắp ngân quỹ thiếu hụt.
Bảng 3.10
Giá trị lợi nhuận sau thuế và lưu chuyển tiền thuần trong năm 2010 của 15 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết
Đơn vị tính: tỷ VND
Tên công ty | Lợi nhuận sau thuế | Lưu chuyển tiền thuần từ kinh doanh | Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ | (2)/(1) | |
(1) | (2) | (3) | |||
1 | Lilama 5 | 8,03 | 0,82 | 3,79 | 10,2% |
2 | Licogi 13 | 37,57 | 6,08 | 40,90 | 16,2% |
3 | Xây dựng điện Việt Nam | 17,34 | -173,43 | 15,44 | |
4 | xây dựng cotec | 240,33 | -246,99 | -79,16 | |
5 | Đầu tư và xây dựng bưu điện Hà Nội | 5,39 | Không có số liệu | ||
6 | Xây lắp Dầu khí Việt Nam | 435,89 | 56,27 | 20,90 | 12,9% |
7 | Xây lắp Dầu khí Nghệ An | 75,68 | 105,86 | 102,71 | 139,9% |
8 | Sông Đà 909 | 20,30 | -24,70 | -7,72 | |
9 | Sông Đà 11 | 28,37 | -46,71 | -68,20 | |
10 | Sông Đà 25 | 4,29 | -26,71 | -5,01 | |
11 | Sông Đà Thăng Long | 81,55 | -1153,35 | 141,38 | |
12 | Vinaconex 6 | 16,32 | -12,14 | -2,36 | |
13 | Xây dựng công trình ngầm | 12,72 | -21,28 | 5,77 | |
14 | Xây dựng số 1 | 30,32 | Không có số liệu | ||
15 | Xây Dựng số 9 | 18,32 | 35,37 | 11,54 | 193,1% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghĩa Vụ Của Các Công Ty Cổ Phần Ngành Xây Dựng Khi Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Ở Việt Nam
- Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam - 14
- Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam - 15
- Xác Định Giá Thành, Kết Chuyển Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Dở Dang
- Giá Trị Trung Bình Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Kết Quả Quản Lý Tài Sản Tại Các Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Niêm Yết Ở Việt Nam
- Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam - 19
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Nguồn: [39]
Trong ngắn hạn, nếu bên A không thanh toán đầy đủ, đúng hạn (do những vướng mắc đơn giản như hồ sơ không đầy đủ, điều kiện thời tiết cản trở việc bàn giao công trình…) khiến doanh nghiệp thiếu thanh khoản tạm thời, kế toán trưởng
hoặc giám đốc của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết có thể thương lượng với các đối tác chính như công nhân viên, nhà cung cấp nguyên vật liệu, chủ cho thuê máy móc… để kéo dài thời hạn của khoản phải trả cho đến khi nhận được tiền. Cách này không phát sinh nhiều chi phí tài chính song làm giảm uy tín và mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới điều kiện kinh doanh trong tương lai.
Ngoài ra, nhà quản lý có thể điều chuyển vốn của dự án khác (chưa có nhu cầu sử dụng) sang những dự án đang cần thiết. Do tiền có tính chất vô danh nên việc điều hòa vốn được thực hiện dễ dàng, không phát sinh nhiều chi phí. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được sử dụng tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết áp dụng cơ chế quản lý tài chính tập trung thay vì các dự án độc lập.
Khi việc thanh toán bị trì hoãn lâu hơn 1 tháng, do các nguyên nhân như chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính, doanh nghiệp thi công sai thiết kế phải phá dỡ, xây lại…, đồng thời, không có sự tham gia của ngân hàng bảo lãnh thanh toán, sử dụng hai biện pháp trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động khác của doanh nghiệp. Kế toán trưởng có thể quyết định bán chứng khoán thanh khoản, rút tiết kiệm hoặc vay ngắn hạn ngân hàng, tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Từ đó, tất yếu phát sinh chi phí lãi vay hoặc chi phí cơ hội (lãi đầu tư chứng khoán bị mất đi).
Trong tất cả các tình huống trên, nếu nguyên nhân xuất phát từ bên A, một mức lãi phạt tương xứng sẽ được áp đặt để bù đắp chi phí vốn thay thế. Ngược lại, nguyên nhân thuộc về công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, lợi nhuận dự kiến của công trình sẽ được kế toán tính toán lại. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự thỏa thuận và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng. Riêng với dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước, theo điều 41, nghị định 48/2010/NĐ – CP, mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng.
3.2.3 Thực trạng quản lý hàng tồn kho
Bảng 3.11
Kết cấu Hàng tồn kho tại ngày 31/12/2010 của 15 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết
Đơn vị tính: tỷ VND
Tên công ty | Tổng Hàng tồn kho | Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ | Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang | (2)/(1) | (3)/(1) | |
(1) | (2) | (3) | ||||
1 | Lilama 5 | 40,56 | 6,52 | 27,88 | 16,1% | 68,7% |
2 | Licogi 13 | 253,30 | Không có số liệu | |||
3 | Xây dựng điện Việt Nam | 99,19 | 23,41 | 54,68 | 23,6% | 55,1% |
4 | Xây dựng cotec | 440,71 | Không có số liệu | |||
5 | Đầu tư và xây dựng bưu điện Hà Nội | 20,45 | Không có số liệu | |||
6 | Xây lắp Dầu khí Việt Nam | 78,56 | 0,00 | 66,60 | 0,0% | 84,8% |
7 | Xây lắp Dầu khí Nghệ An | 47,89 | 6,24 | 41,27 | 13,0% | 86,2% |
8 | Sông Đà 909 | 51,70 | 8,98 | 42,72 | 17,4% | 82,6% |
9 | Sông Đà 11 | 148,07 | 19,15 | 127,73 | 12,9% | 86,3% |
10 | Sông Đà 25 | 176,09 | 7,84 | 167,83 | 4,4% | 95,3% |
11 | Sông Đà Thăng Long | 294,44 | 4,59 | 286,72 | 1,6% | 97,4% |
12 | Vinaconex 6 | 117,57 | 0,00 | 117,57 | 0,0% | 100,0% |
13 | Xây dựng công trình ngầm | 183,70 | 23,52 | 156,59 | 12,8% | 85,2% |
14 | Xây dựng số 1 | 402,08 | 2,34 | 397,06 | 0,6% | 98,8% |
15 | Xây Dựng số 9 | 621,92 | 8,40 | 613,52 | 1,4% | 98,6% |
Nguồn: [39]
Như đã trình bày tại mục 3.1, cơ cấu tài sản của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, “hàng tồn kho” chiếm tỷ trọng khoảng 27,5%. Tuy nhiên, theo số liệu của 15 công ty được phỏng vấn, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chiếm tỷ lệ từ 55% tới 100% tổng giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, thực chất là sản phẩm xây dựng chưa hoàn thiện hoặc chưa được nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư.
Việc quản lý hàng tồn kho được giao cho bộ phận quản lý vật tư – thiết bị cơ giới, phối hợp với phòng kinh tế - kỹ thuật (hoặc phòng kế hoạch – kỹ thuật, phòng đầu tư hay dự án) với nhiệm vụ chính là Dự báo nhu cầu nguyên vật liệu; Xác định quy mô đặt hàng tối ưu; Duy trì, theo dõi hàng tồn kho và Xác định giá thành, kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
3.2.3.1 Dự báo nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu
Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết được tính toàn dựa trên vào kế hoạch xây lắp chung cả kỳ và khối lượng công việc dự kiến thực hiện từng giai đoạn.
Cán bộ phòng vật tư (với sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật) căn cứ vào kế hoạch tiến độ thi công của từng dự án đã được các bên phê duyệt, để tính toán chi tiết số m2 sàn, cầu thang, sân chơi, số km đường giao thông, đường ống… cần hoàn thành trong kỳ. Kết hợp với bảng phân bổ kết cấu (thể hiện yêu cầu kỹ thuật của từng hạng mục) và lượng vật tư tiêu hao trung bình, có thể ước lượng được tổng hao phí nguyên vật liệu nói chung và nhu cầu cụ thể đối với từng chủng loại hàng hóa (cát, sỏi, gạch, đá, xi măng, sắt, thép, nhựa đường, dây điện, đường ống…).
Từ đó, lập các danh sách chi tiết nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu theo chủng loại vật tư, thời gian phát sinh theo từng dự án/gói thầu và bảng tổng hợp chung toàn đơn vị.
Do không có địa điểm sản xuất cố định nên các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết thường lựa chọn nhà cung cấp vật tư tại chỗ để giảm chi phí vận chuyển. Vì vậy, căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu dự kiến của từng dự án/hạng mục, cán bộ phòng quản lý vật tư – thiết bị cơ giới đề xuất với ban giám đốc danh sách các nhà cung ứng tiềm năng để quyết định đặt hàng. Trong đó trình bày chi tiết về đơn giá, quy cách/ chủng loại vật tư có thể cung cấp, dịch vụ sau bán hàng/bảo hành, địa điểm/thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, số lần/thời gian hợp tác với doanh nghiệp…
3.2.3.2 Xác định lượng đặt hàng tối ưu
Theo sự đánh giá của các nhà quản lý được phỏng vấn, thị trường vật liệu xây dựng trong những năm gần đây rất sôi động với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước, với mức giá cạnh tranh và nguồn hàng dồi dào. Thậm chí, thường xuyên diễn ra tình trạng cung vượt cầu nên các đơn hàng của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết luôn được thị trường đáp ứng nhanh chóng, dễ dàng.
Bên cạnh đó, do đặc thù hoạt động, doanh nghiệp ngành xây dựng không có địa điểm sản xuất cố định, thay đổi theo vị trí địa lý của từng công trình nên hầu hết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ thi công nếu được cất trữ tập trung trong một kho tàng nhất định như những doanh nghiệp sản xuất thông thường, sẽ tốn kém chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Cộng thêm kích thước lớn, cồng kềnh, chiếm nhiều không gian lưu trữ nhưng không đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt nên trên thực tế vật liệu được tập kết ngay tại chân công trình, bảo quản trong các lán, trại bán kiên cố (xi măng, gạch lát…) hoặc để ngoài trời (cát, sỏi, sắt, thép, gạch xây, cốp pha, sà gồ…), giảm đáng kể chi phí thuê kho bãi. Tuy nhiên, do chủ yếu để ngoài trời nên sau khoảng thời gian thi công kéo dài, cùng với sự biến đổi của thời tiết theo mùa có thể làm hao hụt hoặc giảm giá trị sử dụng của vật tư.
Ngoài ra, việc tích trữ nhiều nguyên vật liệu sẽ làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp, điều này đặc biệt bất lợi trong hoàn cảnh các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết đều hạn chế về năng lực tài chính.
Vì tất cả những lý do trên, mua vật tư theo tiến độ xây dựng (không xác định lượng đặt hàng tối ưu chung) cũng là cách đảm bảo hiệu quả kinh tế cho các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh. Nói cách khác, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam đang duy trì lượng dự trữ rất thấp, tương tự như mô hình JIT của các công ty lắp ráp Nhật Bản, thay cho mô hình EOQ được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất thông thường.
Tuy nhiên, không tích trữ nguyên vật liệu cũng khiến nhiều công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết lâm vào tình cảnh khó khăn khi giá vật liệu tăng đột biến vào một số đợt trong thời gian qua. 6 tháng đầu năm 2008, giá các loại vật liệu xây
dựng tăng bình quân 40%, trong đó thép tăng 50%, gạch tăng 20%, xi măng tăng 5%... quý 2 năm 2011, giá thép tăng 35%, gạch tăng 15%, xi măng tăng 7%... khiến giá thành xây dựng tăng bình quân 20%, công trình bị đình trệ, phải thương thảo với chủ đầu tư để điều chỉnh dự toán [53].
3.2.3.3 Theo dõi, duy trì hàng tồn kho
Đối với hàng tồn kho là nguyên vật liệu, do được nhập theo nhu cầu thực tế nên giá xuất kho sử dụng là giá đích danh. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được xác định theo khối lượng dở dang cuối kỳ theo kiểm kê.
Do nguyên vật liệu chủ yếu bảo quản ngoài trời nên dễ bị hao hụt, mất mát, giảm chất lượng nên bộ phận quản lý vật tư tại từng công trường phải định kỳ kiểm kê, báo cáo với cán bộ quản lý vật tư của công ty về số lượng và quy cách, chất lượng của từng chủng loại vật tư, giải trình đầy đủ các trường hợp thiếu hụt, giảm giá trị hàng tồn kho.
Nhân viên phòng quản lý vật tư – thiết bị cơ giới và phòng kinh tế - kỹ thuật (hoặc kế hoạch) phối hợp để theo dõi tiến độ thi công và nhu cầu sử dụng vật tư tại từng hạng mục công trình để lập báo cáo tình hình biến động vật tư, tình hình dự trữ theo tiến độ sản xuất, trình ban giám đốc quyết định thời điểm và quy mô đặt hàng tiếp theo. Thông thường, tại trụ sở chính của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, tất cả công việc này được theo dõi bằng phần mềm quản trị hàng tồn kho, song tại công trường xây dựng, tổ trưởng công trường theo dõi, ghi chép trên sổ sách.
Các mẫu báo cáo sau đây mô phỏng các báo cáo về vật tư tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam (tham khảo mẫu tại công ty cổ phần Lilama5, công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long, công ty cổ phần xây dựng số 1).
BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VẬT TƯ
Tháng…..Quý.......Năm…..
Đơn vị tính | Thực xuất kho Trong kỳ | Số tồn kho Đầu kỳ | Số tồn kho cuối kỳ | ||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số Lượng | Thành tiền | ||
Tổng |
BÁO CÁO KIỂM TRA TÌNH TRẠNG VẬT TƯ
Ngày…….. tháng ………năm
Mã vật tư | Đơn vị tính | Số lượng | Hình thức | Chỉ tiêu kỹ thuật | Đánh giá | Ghi chú | |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH DỰ TRỮ VẬT TƯ THEO TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT
Tháng .......Quý..........năm........
Đơn vị Tính | Nhu cầu | Số tồn kho Thực tế | Số cần nhập bổ sung | |||
Kế hoạch | Đã sử dụng | Chưa Sử dụng | ||||
Tổng |