Xác Định Giá Thành, Kết Chuyển Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Dở Dang


3.2.3.4 Xác định giá thành, kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Riêng đối với hàng tồn kho là chi phí xây dựng cơ bản dở dang, dựa trên bảng kiểm kê khối lượng dở dang do cán bộ phòng kinh tế - kỹ thuật xác nhận, kế toán của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết tính toán giá thành và theo dõi trên sổ sách cho tới khi hạng mục (hoặc công trình) được nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư. Trong quá trình đó, cần tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất như nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công công trình, chi phí quản lý, chi phí bán hàng – giao dịch...

Định kỳ, kế toán xác định khối lượng công việc hoàn thành để tính toán doanh thu và giá vốn hàng bán của đơn vị. Tuy nhiên, trên thực tế, khi công trình chưa hoàn thành toàn bộ, việc tính toán chi phí xây dựng dở dang chủ yếu dựa trên định mức xây dựng hoặc theo tỷ lệ phân bổ do doanh nghiệp xác định.

Theo điều 13, nghị định 112/2009/NĐ – CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập định mức xây dựng và công bố định mức xây dựng. Riêng với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình, chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn được điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp để áp dụng cho công trình.

Ngoài ra, nghị định trên cũng quy định chi tiết về các thức xác định và quản lý giá xây dựng cho từng công trình tại điều 14, 15, 16 và 17. Trong đó, hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm đơn giá xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp, dùng để xác định chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư và dự toán công trình. Trong đó, đơn giá xây dựng công trình được lập trên cơ sở giá thị trường hoặc mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng và các yếu tố chi phí có liên quan. Cụ thể:

- Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể, trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng


tương tự. Giá vật liệu đến hiện trường xây lắp được tính theo phương pháp lập đơn

giá xây dựng công trình;

- Giá nhân công xây dựng được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ tiền lương nhân công và phù hợp với mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tính theo từng ngành nghề cần sử dụng;

- Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo công trình cụ thể và theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc theo mặt bằng thị trường giá ca máy phổ biến.

Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Chỉ số này được xác định theo loại công trình, theo các yếu tố chi phí, cơ cấu chi phí, loại vật liệu xây dựng chủ yếu, theo khu vực và được công bố theo từng thời điểm. Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng và phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng.

Hiện nay, với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán, công việc tính toán giá thành và kết chuyển chi phí sản xuất dở dang tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết trở nên dễ dàng. Song yếu tố quan trọng là tất cả chi phí kể trên phải được cập nhật thường xuyên với đầy đủ chứng từ rõ ràng, chi tiết.

3.2.4 Thực trạng quản lý tài sản cố định hữu hình

Mặc dù thuộc lĩnh vực sản xuất song tỷ trọng TSCĐ HH trong tổng tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam chỉ xấp xỉ 17%, trong đó TSCĐ HH hữu hình thường chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Điều đó xuất phát từ đặc thù ngành nghề (đã được phân tích ở phần trước), do đó quản lý TSCĐ HH tại các đơn vị này có một số điểm khác biệt so với doanh nghiệp sản xuất thông thường. Công việc này do bộ phận thiết bị - vật tư (hoặc vật tư cơ giới) đảm nhiệm, phối hợp chặt chẽ với bộ phận kinh tế - kỹ thuật (hoặc kế hoạch, dự án).


Bảng 3.12

Giá trị TSCĐ và TSCĐ HH tại ngày 31/12/2010 tại 15 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết

Đơn vị tính: tỷ VND



TT


Tên công ty


TSCĐ

HH

TSCĐ

HH/ tổng tài

sản


TSCĐ

HH hữu hình

TSCĐ HH hữu hình / TSCĐ HH

1

Lilama 5

136,87

45,59%

136,34

99,61%

2

Licogi 13

229,66

25,24%

217,66

94,77%

3

Xây dựng điện Việt Nam

616,99

33,91%

236,14

38,27%

4

Xây dựng cotec

257,64

12,77%

175,33

68,05%

5

Đầu tư và xây dựng bưu

điện Hà Nội

20,99

7,89%

6,73

32,05%

6

Xây lắp Dầu khí Việt Nam

185,07

3,10%

47,72

25,79%

7

Xây lắp Dầu khí Nghệ An

149,19

11,56%

104,35

69,94%

8

Sông Đà 909

63,37

29,85%

27,39

43,22%

9

Sông Đà 11

172,02

22,23%

119,19

69,29%

10

Sông Đà 25

25,00

7,96%

24,99

99,95%

11

Sông Đà Thăng Long

1758,69

31,44%

380,32

21,63%

12

Vinaconex 6

54,59

16,33%

37,72

69,10%

13

Xây dựng công trình ngầm

76,30

12,79%

76,25

99,93%

14

Xây dựng số 1

34,69

5,23%

25,53

73,60%

15

Xây Dựng số 9

47,72

3,48%

46,98

98,46%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam - 17

Nguồn: [39]

3.2.4.1 Lựa chọn cách thức hình thành tài sản cố định

Không giống hoạt động sản xuất thông thường, sản phẩm xây dựng mang tính cá biệt cao, dù có chung nguyên tắc xây dựng song mỗi công trình (mỗi hạng mục trong công trình) yêu cầu tính kỹ thuật và mỹ thuật khác biệt, đòi hỏi sử dụng các loại máy móc, thiết bị khác nhau. Do đó, nếu đầu tư tất cả các loại máy móc cần thiết cho một công trình, dễ dẫn tới tình trạng không khai thác hết công suất, giảm hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, địa điểm xây dựng thường xuyên thay đổi, việc di chuyển máy móc có thể gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian, kinh phí.


Chính vì vậy, hiện nay, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam thường chỉ sở hữu một số thiết bị phổ thông (cần thiết cho mọi công trình), giá trị nhỏ, dễ di chuyển, bao gồm vận thăng (tương tự thang máy để vận chuyển nguyên vật liệu và công nhân lên tầng cao), máy xúc, máy ủi, máy đào, máy đầm, máy khoan, máy tiện, trạm trộn bê tông, máy bơm, máy phát điện, các loại xe vận chuyển, xe cẩu… và các công cụ như dàn giáo, cốp pha, cột chống, tấm mảng, thiết bị đo đạc…

Bảng 3.13 Kết cấu TSCĐ HH hữu hình tại ngày 31/12/2010 của 15 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết

Đơn vị tính: tỷ VND



TT


Tên công ty

TSCĐ

HH

hữu hình


Nhà cửa


Máy móc

Phương

tiện vận tải

và thiết bị văn phòng


(2)/

(1)


(3)/

(1)


(4)/

(1)



(1)

(2)

(3)

(4)

1

Lilama 5

136,3

20,6

114,3

1,4

15%

84%

1%

2

Licogi 13

217,7







3

Xây dựng điện

Việt Nam


236,1


216,7


10,3


12,8


92%


4%


5%

4

Xây dựng cotec

175,3

65,2

92,5

17,6

37%

53%

10%

5

Đầu tư xây dựng

bưu điện Hà Nội


6,7







6

Xây lắp Dầu khí

Việt Nam


47,7


26,8


1,9


19,0


56%


4%


40%

7

Xây lắp Dầu khí

Nghệ An


104,3


17,0


55,6


26,0


16%


53%


25%

8

Sông Đà 909

27,4

0,0

14,6

12,8

0%

53%

47%

9

Sông Đà 11

119,2

47,2

51,7

20,3

40%

43%

17%

10

Sông Đà 25

25,0

7,2

14,0

3,5

29%

56%

14%

11

Sông Đà Thăng

Long


380,3


19,2


329,3


25,6


5%


87%


7%

12

Vinaconex 6

37,7

9,5

9,4

4,3

25%

25%

11%

13

Xây dựng công

trình ngầm


76,2


65,4


10,4


0,5


86%


14%


1%

14

Xây dựng số 1

25,5

15,7

9,0

0,7

62%

35%

3%

15

Xây Dựng số 9

47,0

11,9

20,3

14,0

25%

43%

30%

Nguồn: [39]


Các tài sản này được hình thành bằng cách mua sắm. Khả năng tự sản xuất rất thấp, duy nhất có công ty công ty cổ phần Lilama5 sản xuất máy ép thủy lực 74 tấn (nhờ lợi thế về chế tạo và lắp đặt thiết bị). Tính đến hết năm 2010, chỉ có công ty cổ phần Licogi 13 và công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam tiến hành thuê tài sản, tuy nhiên tỷ lệ nhỏ (dưới 3% tổng TSCĐ HH hữu hình của doanh nghiệp).

Nhà cung cấp thiết bị chính cho các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam là doanh nghiệp của Nhật Bản, Nga, Đức, Trung Quốc, Việt Nam do chất lượng tốt, tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp với kỹ thuật xây lắp trong nước. Theo số liệu tổng hợp từ Công ty cổ phần xây dựng số 1, Công ty Cổ phần Vinaconex 6, Công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm, Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam, Công ty Cổ phần Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An, Công ty Cổ phần Sông Đà 25, Công ty cổ phần Lilama5, tỷ lệ máy móc của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết được sản xuất tại Nhật Bản chiếm từ 28% đến 58% tổng lượng máy móc của doanh nghiệp; tỷ lệ này tại Trung Quốc và Việt Nam khoảng 5% đến 17%.

Khi lập hồ sơ dự thầu, cán bộ phòng dự án (đầu tư hoặc kinh tế - kỹ thuật) phải dự kiến các TSCĐ HH chính cần thiết trong quá trình thi công, căn cứ vào lượng thiết bị sẵn có và năng lực thi công hiện tại để tính toán khối lượng công việc cần thuê thầu phụ. Như đã phân tích ở chương 1, do đặc thù ngành nghề, thay vì thuê riêng máy móc, thiết bị để sử dụng, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam thường thuê nhà thầu phụ, làm trọn gói một phần công việc. Việc này được kê khai chi tiết ngay từ hồ sơ dự thầu để chủ đầu tư xem xét và nắm bắt tình hình. Dựa vào yêu cầu kỹ thuật và vị trí địa lý của công trình, cán bộ phòng dự án sẽ đề xuất với ban giám đốc danh sách các nhà thầu phụ tiềm năng. Các nhà thầu tại địa phương và những đối tác lâu năm sẽ được ưu tiên lựa chọn để giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo về chất lượng công trình.

3.2.4.2 Đánh giá hiệu quả tài chính của quyết định đầu tư

Để có căn cứ xác đáng cho một quyết định đầu tư TSCĐ HH, không thể thiếu việc đánh giá hiệu quả tài chính dự án. Tuy nhiên, theo ý kiến của các cán bộ


được phỏng vấn, tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam hiện nay, công việc này chủ yếu mang tính hình thức.

Hai yếu tố chủ yếu được xem xét khi quyết định mua sắm TSCĐ HH tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam là nhu cầu sử dụng (thường xuyên/không thường xuyên) và chi phí tiết kiệm được do không phải đi thuê (so với giá mua mới TSCĐ HH). Sau đó, tài sản nào (mẫu mã, chủng loại, nhà cung cấp…) được lựa chọn dựa trên sự tư vấn của nhân viên bán hàng, ngân sách của doanh nghiệp và thậm chí, tỷ lệ chiết khấu cho người ra quyết định.

Đối với hoạt động thuê thầu phụ, hiệu quả kinh tế được đo bằng chênh lệch giữa tỷ lệ sinh lời của doanh nghiệp khi tự xây lắp công trình với tỷ lệ phần trăm thu được khi giao thầu lại cho đối tượng khác. Việc lựa chọn nhà thầu phụ chủ yếu dựa trên mối quan hệ hợp tác truyền thống, thành viên liên kết (phụ thuộc hoặc độc lập trong cùng một tập đoàn, tổng công ty) và tỷ lệ hoa hồng nhà thầu phụ chấp nhận thanh toán.

3.2.4.3 Định giá, khấu hao tài sản cố định

Ngoài bộ phận Thiệt bị - vật tư đảm nhiệm theo dõi số lượng, hiện trạng các TSCĐ HH tại công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, cán bộ phòng kế toán có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại của tài sản theo đúng chế độ quy định hiện hành. Trong đó, theo điều 4, quyết định 206/2003/QĐ – BTC quy định chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ HH, nguyên giá TSCĐ HH mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ HH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...

Nguyên giá TSCĐ HH tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của tài sản cố định cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ HH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động


hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).

Có 3 phương pháp khấu hao để các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết lựa chọn nhưng 100% công ty tiến hành khấu hao đều, với số năm sử dụng của TSCĐ HH tuân theo quy định 206/2003/QĐ – BTC. Trên cơ sở đó, kế toán trưởng chủ động tính toán phù hợp thời gian khấu hao cho từng TSCĐ HH tại công ty.

Bảng 3.14

Thời gian khấu hao TSCĐ HH áp dụng trong năm 2010 tại 15 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết

Đơn vị tính: năm



TT


Tên công ty

Nhà cửa

Máy móc


Phương

tiện vận tải

Thiết bị văn phòng

TSCĐ

HH

khác

1

Lilama 5

6-25

3-10

3-12

3-8

3-6

2

Licogi 13






3

Xây dựng điện Việt Nam






4

Xây dựng cotec

6-7

3-10

3-8

3-5

3

5

Đầu tư và xây dựng bưu

điện Hà Nội






6

Xây lắp Dầu khí Việt Nam

5-25

5-10

5-7

3-7

3-5

7

Xây lắp Dầu khí Nghệ An

6-20

3-19

5-7

3-6

3-7

8

Sông Đà 909

25-50

6-10

6-10

3-8

3-8

9

Sông Đà 11

6-15

5-10

5-8

3-8

3-8

10

Sông Đà 25






11

Sông Đà Thăng Long

6-20

3-19

5-7

3-6

3-7

12

Vinaconex 6

6-50

5-10

3-8

3-10

3-10

13

Xây dựng công trình ngầm


8-12

6

3-10


14

Xây dựng số 1

5-25

4-6

3-10

2-5


15

Xây Dựng số 9

10-47

5-10

6-10

3-6

5

Nguồn: [39]

3.2.4.4 Thay thế, thanh lý TSCĐ HH

Thông thường, đầu năm, cán bộ phòng Thiết bị - vật tư tập hợp thông tin theo dõi về tình hình TSCĐ HH từ các tổ, đội, công trường xây dựng, kho thiết bị… kết hợp với khối lượng xây lắp dự kiến trong năm để lập kế hoạch thay thế, thanh lý,


đầu tư bổ sung TSCĐ HH cho doanh nghiệp. Trong đó, phân loại chi tiết các loại máy móc, thiết bị bị hỏng (hoặc công nghệ lạc hậu) không thể sửa chữa, tiếp tục sử dụng, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng hoặc chi phí vận chuyển tới địa điểm mới lớn hơn giá trị tài sản… đồng thời, tính toán cụ thể giá trị còn lại của từng TSCĐ HH cần thanh lý. Đối với những công cụ, dụng cụ giá trị thấp, sau khi thông báo công khai, ban giám đốc sẽ lựa chọn khách hàng chào giá tốt nhất (thường là tổ/đội/doanh nghiệp xây dựng địa phương hoặc công ty thu mua phế liệu). Với máy móc, thiết bị giá trị còn lại lớn, có thể thành lập hội đồng thanh lý để bán đấu giá.

3.3 Đánh giá thực trạng quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Sau khi khảo sát chi tiết thực trạng quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, cần thiết đánh giá, tổng kết những thành công cũng như hạn chế của hoạt động này.

3.3.1 Kết quả đạt được

Đối chiếu với cơ sở lý luận trình bày ở chương 1 của luận án, có thể thấy các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam đã thực hiện quản lý tài sản với đầy đủ các bước và theo trình tự như lý thuyết chung, phù hợp với khả năng của từng doanh nghiệp. Xét về khía cạnh tài chính, kết quả của một chuỗi công việc quản lý tài sản tại công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết (đã trình bày ở trên) được ghi nhận qua một số chỉ tiêu đánh giá như sau.

Bảng 3.15 Giá trị trung bình một số chỉ tiêu đánh giá quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần)

1,23

1,29

1,26

1,19

1,32

Khả năng thanh toán tức nhanh (lần)

0,81

0,69

0,69

0,79

0,76

Vòng quay hàng tồn kho (vòng/năm)

3,66

3,44

3,01

3,92

3,55

Hệ số sinh lời tổng tài sản - ROA (%)

4,75

5,25

4,82

4,77

4,45

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu – ROE (%)

21,3

16,8

14,7

16,2

13,8

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022