Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 16

đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản và người chịu lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.

Trường hợp người đại diện của doanh nghiệp vắng mặt thì Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ định người làm đại diện của doanh nghiệp thực hiện công việc kiểm kê tài sản. Trường hợp đại diện doanh nghiệp và những người khác không hợp tác về việc kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật (Điều 75, Luật Phá sản 2014). Về chế tài hành chính, mức xử phạt hành chính đối với vi phạm không thực hiện kiểm kê tài sản và không xác định giá trị các tài sản đó trong thời gian quy định là bị phạt từ 1 đến 3 triệu động (Điều 73 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP). Đối với hành vi không hợp tác trong kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản thì mức phạt là từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Thực tiễn thực hiện kiểm kê tài sản cho thấy một số hạn chế, bất cập sau đây:

Thứ nhất chủ thể có trách nhiệm iểm tài sản chưa rõ ràng:

Luật Phá sản 2014 trao quyền kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp phá sản, tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 16, Luật Phá sản 2014 cũng trao quyền cho Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về “Lập bảng

tài sản danh sách chủ nợ danh sách con nợ”. Đây là hai điều khoản quy định chưa rõ rằng về chủ thể sẽ chịu trách nhiệm kiểm kê tài sản và chủ thể chịu trách nhiệm lập bảng kê tài sản và mối liên quan giữa hai hoạt động này trong quá trình kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Thứ hai thời hạn iểm tài sản:

Thời điểm kiểm kê là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản. Thời hạn này có thể được gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Doanh nghiệp có thể gửi văn bản đề nghị Thẩm phán ra quyết định gia hạn thời hạn kiểm kê tài sản. Tuy

nhiên, khi đối chiếu với Luật kế toán 2015, việc kiểm kê tài sản có thể thấy là một hoạt động thường xuyên, nghĩa vụ thường xuyên của doanh nghiệp tại cuối mỗi kỳ kế toán năm, do đó, có quan điểm cho rằng thời hạn 30 ngày kiểm kê có thể là quá dài, gây chậm tiến độ cho hoạt động giải quyết doanh nghiệp phá sản. Hơn nữa, Luật Phá sản 2014 mới chỉ quy định về thời điểm tiến hành kiểm kê tài sản là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định mở thủ tục phá sản nhưng lại không quy định thời điểm doanh nghiệp phải nộp báo cáo kiểm kê tài sản. Tuy nhiên, lại có quan điểm cho rằng, thời gian như trên là quá ngắn, do đó, việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có tài sản ở nhiều quốc gia khác nhau.

Thứ ba mức xử phạt li n quan iểm tài sản chưa đủ sức răn đe:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Hiện chưa có chế tài hình sự xử lý đối với hành vi kiểm kê tài sản phá sản. Nhiều ý kiến cho rằng, mức xử phạt đối với các hành vi liên quan đến kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là quá nhẹ, không đủ sức răn đe đối với các hành vi như cố tình kéo dài thời gian để tạo điều kiện cất giấu, tẩu tán tài sản.

Thứ năm về thực hiện nghĩa vụ “gửi ngay” bảng iểm tài sản cho tòa án nhân dân

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 16

Theo quy định, bảng kiểm kê tài sản phải gửi ngay cho Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản. “Gửi ngay” là một thuật ngữ pháp lý không rõ ràng vì nó không xác định được thời hạn mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Hơn nữa, thuật ngữ “gửi ngay” cũng không rõ về thời điểm bắt đầu, gửi ngay là ngay khi nào, ngay sau khi hoàn thiện báo cáo kiểm kê tài sản hay mốc thời gian như thế nào thì hiện pháp luật còn bỏ ngỏ. Điều này dễ gây ra sự lúng túng trong thực hiện pháp luật cũng như đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng của biện pháp kiểm kê tài sản phá sản.

Thứ sáu hó hăn trong tổ chức iểm lại xác định lại một phần hoặc toàn bộ tài sản:

Trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp là không chính xác thì Tòa án yêu cầu Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Khi đó, giá trị tài sản được xác định, định giá lại theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê. Ở đây, pháp luật mới dự liệu được 1 trường hợp duy nhất là có hoạt động kiểm kê tài sản nhưng hoạt động kiểm kê tài sản của doanh nghiệp không chính xác thì Tòa án sẽ yêu cầu Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê. Vậy trong trường hợp, doanh nghiệp không thực hiện hoạt động kiểm kê, thậm chí ngay cả sau khi doanh nghiệp đã bị xử phạt mà vẫn không có chủ thể thực hiện hoạt động kiểm kê thì khi đó, Tòa án có quyền yêu cầu Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê hay là Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đương nhiên có thẩm quyền tổ chức kiểm kê tài sản. Đây là vấn đề mà pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ.

Bên cạnh đó, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ tổ chức kiểm kê, xác định lại tài sản theo quyết định của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định thời hạn cụ thể thực hiện việc kiểm kê, xác định lại tài sản của doanh nghiệp, dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức hội nghị chủ nợ vì hội nghị chủ nợ được triệu tập trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản (theo quy định tại Khoản 1, Điều 75 Luật Phá sản). Như vậy, nếu việc kiểm kê, xác định lại giá trị tài sản này bị kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hội nghị chủ nợ.

Về việc xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp kiểm kê, xác định giá trị không chính xác theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật Phá sản 2014, vấn đề đặt ra là chi phí tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị tài sản lấy từ nguồn nào nếu tiền tạm ứng chi phí phá sản không đủ thanh

toán và ai là người phải chịu chi phí này đối với trường hợp kiểm kê, định giá tài sản bảo đảm nếu doanh nghiệp không còn tài sản khác. Trong trường hợp phá sản của Công ty Sofel, Tòa án đã phải thông báo vận động chủ nợ nộp tạm ứng chi phí thẩm định giá tài sản nhưng trên thực tế các chủ nợ có người nộp nhưng cũng có người không thực hiện.

Thứ bẩy hó hăn hi iểm tài sản trong trường hợp người đại diện của doanh nghiệp hi vắng mặt hoặc hông biết thông tin về doanh nghiệp:

Đặc biệt, trên thực tế, việc kiểm kê tài sản gặp rất nhiều khó khăn vì người đại diện của doanh nghiệp vắng mặt, và người được Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ định thường là không chịu làm, nếu nhận làm thì gặp rất nhiều khó khăn vì họ không còn biết về tình trạng thực tế về xác định tài sản, cung cấp, giao nộp thông tin hồ sơ kế toán tài sản. Mặc dù, pháp luật có quy định về chế tài xử lý đối với việc không hợp tác về việc kiểm kê tài sản (xử phạt vi phạm hành chính) tuy nhiên chế tài này cũng không hiệu quả và khó có khả năng thực thi.

Trong thực tiễn, chỉ trong các trường hợp có sự đồng thuận của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bị yêu cầu mới thực hiện nghĩa vụ nói trên theo yêu cầu của Tòa án. Còn trong các trường hợp không đồng thuận, doanh nghiệp bị yêu cầu thường không hợp tác, không cung cấp cho Tòa án các tài liệu được yêu cầu, trong đó có các tài liệu bắt buộc phải có khi tuyên bố phá sản như: Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản, cũng không cung cấp sổ sách, tài liệu kế toán cho Quản tài viên tiến hành công việc, làm cho việc tiến hành các thủ tục phá sản gặp khó khăn. Ngoài ra, nhiều trường hợp doanh nghiệp đã bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng khi Tòa án triệu tập làm việc, xác minh tại địa phương, doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký, người đại diện theo pháp luật hiện ở đâu không rõ, không thể tống đạt được. Xác minh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp này vẫn chưa làm thủ tục giải thể.

Ví dụ : Trường hợp phá sản của Công ty Sofel – một nhà máy đóng tàu cho thấy, công ty này không tiến hành kiểm kê tài sản với lý do người đại diện theo pháp luật đã rời Việt Nam từ trước khi bị mở thủ tục phá sản. Người này cũng không trở lại dù đã được tòa án triệu tập, đồng thời, nhân sự và người lao động đã nghỉ việc hết; khối lượng tài sản sản của Công ty Sofel rất lớn, lưu giữ nhiều nơi nhưng thông tin hồ sơ kế toán tài sản không biết ai lưu giữ, quản lý. Quy định Tòa án, Quản tài viên chỉ định người khác làm đại diện của doanh nghiệp phá sản thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản trở nên không khả thi bởi nếu không có lợi ích gì liên quan thì sẽ không có ai nhận công việc do người khác chỉ định. Công ty Sofel có người đại diện theo ủy quyền trong quá trình mở thủ tục phá sản, tuy nhiên họ lại không biết gì về tình hình của công ty. Vì vậy, Quản tài viên gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại khi lập bảng kê tài sản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 và khoản 1 Điều 75 Luật Phá sản 2014. Mặc dù khoản 5 quy định trường hợp đại diện doanh nghiệp và những người khác không hợp tác về việc kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã tại Mục 37 của Nghị định 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015) cũng không khả thi vì doanh nghiệp không còn ai làm người đại diện để mà xử lý.

Thứ tám vấn đề về iểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp mất

hả năng thanh toán:

Luật Phá sản quy định báo cáo tài chính do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nộp đơn yêu cầu phá sản cho Tòa án, không cần kiểm toán, không cần các tài liệu này thể hiện rằng số liệu đã được cơ quan thuế kiểm tra và quyết toán. Do đó khi xem xét giải quyết yêu cầu phá sản rất khó khăn cho Thẩm phán vì không có căn cứ để xác định tính chính xác và trung thực của số liệu báo cáo.

Hơn nữa, qua nghiên cứu các báo cáo tài chính do doanh nghiệp nộp thì tổng giá trị tài sản ít hơn số nợ phải trả, kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ, không có tài liệu nào chứng minh, ghi nhận doanh nghiệp tăng vốn nhưng doanh nghiệp vẫn báo cáo đã thanh toán được khoản nợ lớn hơn tổng giá trị tài sản. Ngoài ra theo trình bày trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp đã thanh lý và gần hết 100% tài sản cố định. Tuy nhiên, qua xem xét các Bảng cân đối kế toán các năm (03 năm liền thu lỗ) thì mục tài sản cố định đều thể hiện là 0 đồng (có nghĩa không có tài sản cố định) nhưng doanh nghiệp vẫn khai báo là đã trả cho các chủ nợ. Vậy doanh nghiệp có phải giải trình bổ sung các vấn đề chưa rõ và chưa nhất quán như trên không và có phải yêu cầu kiểm toán tình hình tài chính của doanh nghiệp, để làm căn cứ giải quyết việc tuyên bố phá sản hay không, pháp luật quy định không rõ.

b) Lập danh sách chủ nợ con nợ

Trong khối tài sản của một doanh nghiệp thì ngoài các tài sản cố định thì còn có rất nhiều các tài sản lưu động là các khoản vay, hoặc các khoản nợ với một bên nào đó. Vì vậy, ngoài kiểm kê tài sản, thì việc lập danh sách chủ nợ, con nợ cũng là một hoạt động quan trọng để nhằm thống kê và kiểm soát được các tài sản của doanh nghiệp.

Về trình tự, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách chủ nợ, thu thập tài liệu liên quan đến khoản nợ và niêm yết công khai danh sách chủ nợ. Danh sách chủ nợ phải ghi rõ tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của chủ nợ hoặc đại diện chủ nợ, số nợ của mỗi chủ nợ, trong đó phân định rõ khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn. Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản, trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và phải gửi cho chủ nợ đã gửi giấy đòi nợ trong 10 ngày làm việc kể

từ ngày niêm yết. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết, chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét lại danh sách chủ nợ. Trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn quy định tại khoản này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại, Thẩm phán phải xem xét, giải quyết đề nghị, nếu thấy đề nghị có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ (Điều 67 Luật phá sản 2014).

Theo pháp luật hiện hành, trường hợp Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng chưa đăng ký thì doanh nghiệp phải thực hiện ngay việc đăng ký; trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thì Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 69 Luật phá sản 2014).

Về chủ thể, việc lập danh sách chủ nợ, con nợ hiện được Luật Phá sản 2014 giao cho Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Việc lập danh sách chủ nợ và đảm bảo danh sách này là đầy đủ hiện nay phụ thuộc vào quy trình gửi giấy đòi nợ và niêm yết công khai danh sách chủ nợ. Theo đó, Điều 66 Luật Phá sản 2014 quy định rằng: “Trong thời hạn 30 ngày ể từ ngày T a án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản chủ nợ phải gửi giấy đ i nợ cho Quản tài vi n doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản”. Trong khi đó, theo quy định, Quyết định mở thủ tục phá sản được công khai cho các chủ nợ bằng cách hoặc là nhận thông báo từ Tòa án hoặc là thông tin đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính (Điều 43 Luật Phá sản 2014). Tuy nhiên, trên thực tế, không phải chủ nợ nào cũng tiếp cận và biết tới thông tin về quyết định mở thủ tục phá sản, đặc biệt là các chủ nợ không có địa chỉ

rõ ràng hoặc các chủ nợ ở nước ngoài. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các chủ nợ.

Đồng thời, Quản tài viên/ Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách những người mắc nợ. Danh sách người mắc nợ phải ghi rõ tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của người mắc nợ hoặc đại diện người mắc nợ, số nợ của mỗi người mắc nợ, trong đó phân định rõ khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, danh sách người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản, trụ sở chính của doanh nghiệp và phải gửi cho người mắc nợ trong 10 ngày làm việc kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết, người mắc nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét lại danh sách người mắc nợ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, Thẩm phán phải xem xét, giải quyết đề nghị, nếu thấy đề nghị có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách người mắc nợ (Điều 68 Luật phá sản 2014).

Một số hạn chế, bất cập trong thực tiễn thực hiện quy định về lập danh sách chủ nợ:

Thứ nhất chưa có hướng dẫn về hình thức của danh sách chủ nợ:

Điều 67 Luật Phá sản quy định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách chủ nợ… và danh sách này phải được niêm yết công khai, nhưng lại không quy định cụ thể ai là người ký tên đóng dấu vào danh sách này để niêm yết (vì quản lý, thanh lý tài sản có con dấu còn Quản tài viên tham gia vụ phá sản chỉ là người hành nghề Quản tài viên, không có con dấu).

Thứ hai thời hạn ni m yết danh sách chủ nợ danh sách người mắc nợ chưa thực sự ph hợp:

Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Phá sản quy định: “Danh sách chủ nợ phải được ni m yết công hai tại trụ sở T a án nhân dân tiến hành thủ tục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023