Phân Bổ Nsnn Cho Chi Thường Xuyên Đối Với Các Trường Thuộc Bộ, Ngành Quản Lý




Các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ




Ban Tài chính kế toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam - 13


Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Bộ chủ quản


Vụ Tài chính – Kế toán


Bộ Tài chính

Lập dự toán ngân sách của trường

Sơ đồ 2.3: Phân bổ NSNN cho chi thường xuyên đối với các trường thuộc Bộ, ngành quản lý

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014, 6/2009.

Ban tài chính kế toán của các trường xây dựng và lập dự toán ngân sách ổn định trong thời hạn 3 năm bao gồm có chi thường xuyên và chi không thường xuyên.

Mức chi phí ngân sách cấp chi thường xuyên cho các cơ sở đào tạo thuộc các bộ ngành trung ương được giao ổn định và hàng năm, được tăng một tỷ lệ nhất định. Mức phân bổ căn cứ vào quy mô sinh viên, giáo viên, ngành nghề đào tạo đồng thời căn cứ vào nguồn thu của trường để xác định tỷ lệ cấp phát ngân sách.

Việc phân bổ kinh phí đào tạo này do Bộ Tài chính trực tiếp thảo luận với các Bộ ngành (không có sự tham gia của Bộ GDĐT). Sau đó, trên cơ sở ngân sách được Quốc hội, Chính phủ giao cho bộ chủ quản, vụ kế toán tài chính của các bộ này sẽ phân bổ ngân sách cho các trường. Bộ GD&ĐT không nắm được định mức phân bổ và cũng chưa có cơ chế Bộ GD&ĐT nắm sát chi tiêu đối với các trường của các bộ ngành khác.

Đối với các trường đại học công lập do địa phương quản lý

Ngân sách chi thường xuyên của các trường đại học công lập do địa phương quản lý được ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp của luật NSNN, được phân bổ theo những quy mô sinh viên đào tạo; định mức do Hội đồng nhân dân phê duyệt. Đồng thời, ngân sách Trung ương cũng hỗ trợ bằng 30% mức dự toán chi năm 2006 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giao cho trường Đại học.

Theo quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của thủ tướng Chính phủ:


- Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dựa theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 – 18 tuổi, có phân biệt 4 vùng, như sau: Đô thị: 565.400 đồng/ người dân/năm; Đồng bằng: 664.000/người dân/năm; Miền núi – vùng Đồng bào dân tộc, vùng sâu: 817.200 đồng/người dân/năm; vùng cao- hải đảo: 1.144.000 đồng/người dân/năm. Cơ cấu chi là: chi lương, các khoản có tính chất lương, bảo hiểm.... tối đa 80%, chi ngoài lương tối thiểu 20%.

- Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp đào tạo (bao gồm cả đào tạo nghề) các tỉnh, trực thuộc trung ương dựa theo dân số (có phân biệt 4 vùng như trên): mức thấp nhất là 21.330 đồng/ người dân/năm và cao nhất là 42.700 đồng/người dân/năm.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao, trường lập dự toán thu chi theo quy định thực hiện gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan chủ quản địa phương xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi và mức kinh phí NSNN đảm bảo hoạt động thường xuyên; tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính xem xét, thẩm định trình UBND cùng cấp tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân phê duyệt theo đúng quy định pháp luật vế NSNN.

Phân bổ NSNN chi đầu tư xây dựng cơ bản

Hàng năm, Bộ Kế hoạch và đầu tư thống nhất Bộ Tài chính giao kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các địa phương (trong đó có kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản ngành giáo dục và đào tạo). Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định việc phân bổ cụ thể cho các dự án.

Tùy theo cơ chế phân cấp của từng địa phương mà Sở giáo dục và Đào tạo được tham gia với mức độ khác nhau vào quá trình lập kế hoạch, phân bổ kinh nghiệm, điều hành thực nghiệm vốn đầu tư trên địa bàn.

Từ năm 2007, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN được thực hiện theo Quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006. Nguyên tắc chung là:

- Trên cơ sở tổng mức vốn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành phân bổ vốn cho các công trình, dự án cụ thể.Việc phân bổ phải đảm bảo thưc hiện đúng theo qui định của Luật NSNN, bố trí vốn phải tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư.

- Đối với chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương: được phân bổ trên cơ sở tính điểm theo các tiêu chí về dân số; về trình độ phát triển; về diện tích tự nhiên; về số đơn vị hành chính và các tiêu chí bổ sung khác.


Trừ những dự án đầu tư được bố trí vốn từ ngân sách Trung ương theo phương thức bổ sung có mục tiêu, các dự án còn lại (trong đó có dự án của ngành giáo dục) chủ yếu được bố trí trong vốn được cân đối tại địa phương.

Phân bổ NSNN cho hoạt động khoa học và công nghệ

Hoạt động khoa học công nghệ ở các trường đại học bao gồm: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực giáo dục và các lĩnh vực khoa học công nghệ khác; Ứng dụng các thành tựu khoa học và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khoa học và công nghệ; Dịch vụ khoa học và công nghệ (tư vấn, thẩm định, thông tin, đào tạo, bồi dưỡng,...)

Phân bổ NSNN cho hoạt động khoa học và công nghệ của các trường đại học ở Việt Nam chủ yếu phân bổ qua các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá phương pháp, cách thức và định mức phân bổ NSNN cho các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ ở các trường Đại học.

Trước khi phân tích thực trạng phân bổ NS cho hoạt động khoa học và công nghệ, nghiên cứu mô tả sơ lược về quản lý hoạt động khoa học công nghệ hiện nay. Theo điều 50 của Luật khoa học và công nghệ, điều 49 và điều 50 Nghị định 81/2002/NĐ- CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật khoa học và công nghệ:

- Bộ khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính Phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ.

- Các bộ, các cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và chịu trách nhiệm về hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; có trách nhiệm xác định tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách; bảo đảm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khoa học và công nghệ của ngành có tổ chức chuyên trách quản lý khoa học và công nghệ để giúp Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo quy định của Chính phủ.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương, chịu trách nhiệm về hoạt động khoa học và công nghệ của địa phương; có trách nhiệm xác định, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh; tổ chức áp dụng kết quả khoa học áp dụng kết quả khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống tại địa phương; bảo đảm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khoa học và công nghệ của địa phương mình sở khoa học và


công nghệ chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương theo phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định hình thức và phương thức thích hợp về quản lý khoa học và công nghệ trong khuân khổ phân cấp của Chính phủ về bộ máy tổ chức huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Theo sát với việc phân cấp trong quản lý khoa học công nghệ, việc giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng NSNN cho các trường đại học được phân cấp quản lý như sau:

- Cấp nhà nước do Bộ khoa học và công nghệ giao nhiệm vụ.

- Cấp Bộ, ngành, Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương do các bộ, ngành tỉnh thành phố giao nhiệm vụ .

- Cấp cơ sở do trường giao nhiệm vụ.

Khi thực hiện giao dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cho các cơ sở đơn vị sử dụng NS, các bộ cơ quan trung ương giao chi tiết theo đề tài, kinh phí được giao khoán, kinh phí không được giao khoán theo quy định tại thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-KHCN ngày 4 tháng 10/2006 của Liên Bộ tài chính – Khoa học và công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học công nghệ sử dụng NSNN. Phạm vi áp dụng của thông tư này là tất cả các đề tài, dự án sử dụng NSNN thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm đề tài, dự án cấp Nhà nước, đề tài dự án cấp bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đề tài, dự án cấp Bộ, tỉnh, thành phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, nội dung, yêu cầu về sản phẩm nghiên khoa học và phát triển công nghệ và dự toán kinh phí.

Quy trình lập, phân bố và giao dự toán chi NSNN cho các tổ chức chủ trì đề tài, dự án được thực hiện theo quy định hiện hành của luật NSNN. Để thống nhất việc xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí của các đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng NSNN, liên bộ Tài chính – Bộ Khoa học và Công nghệ đã có hướng dẫn tại thông tư 44/2007/TTLT – BTC- BKHCN.

Ngoài những văn bản quy định về khoán kinh phí theo các đề tài và hướng dẫn xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí của các đề tài, dự án, các bộ ngành có những quy định


về tiêu chí giao nhiệm vụ và kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ cụ thể có các tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc. Như đối với các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định số 1041/QĐ/BGDĐT ngày 13/3/2008 về tiêu chí giao nhiệm vụ và kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. Văn bản quy định về tiêu chí giao nhiệm vụ khoa học công nghệ, tiến độ xây dựng kế hoạch, phân giao nhiệm vụ và kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ đối với các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, giao cho tổ chức KHCN trực thuộc Bộ GD&ĐT. Trong đó, các nhiệm vụ KHCN bao gồm các đề tài dự án, chương trình khoa học công nghệ và các hình thức hoạt động KHCN khác như nghiên cứu khoa học của Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, thông tin khoa học xã hội, hợp tác quốc tế về KHCN, sở hữu trí tuệ,... kinh phí sự nghiệp KHCN được giao cho các trường Đại học trực thuộc bộ GD và ĐT được tính theo định suất kinh phí nghiên cứu bình quân (số kinh phí sự nghiệp tính bình quân theo từng năm cho một giảng viên hoặc 1 nghiên cứu viên để thực hiện nhiệm vụ KHCN). Số lượng định suất kinh phí nghiên cứu cho từng trường được dựa trên những căn cứ: (1) đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên cơ hữu; (2) số nghiên cứu sinh mà trường đang đào tạo; (3) trường trọng điểm hay không trọng điểm; (4) kết quả và hiệu quả hoạt động NCKH như đề xuất tốt các nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước; số bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước; mức độ gắn kết các hoạt động KHCN với đào tạo; giá trị ứng dụng thực tế của hoạt động KHCN).

Quy mô và cơ cấu đầu tư vốn NSNN cho hoạt động GD đại học công lập. Những thay đổi về tốc độ tỷ trọng nguồn vốn đầu tư từ NSNN trong tổng nguồn đầu tư tài chính cho giáo dục - đào tạo tăng rất nhanh; nếu đầu tư tài chính năm 2001 là 42.943 tỷ đồng đạt tỷ trọng 4,1%; đến năm 2005 con số này tăng gấp hơn 2 lần năm 2001 và đạt tỷ trọng 5,1% so với GDP, năm 2010 đã lên tới 119.274 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2005 và chiếm 5,7% so với GDP. Ngoài ra Nhà nước còn đầu tư cho GD-ĐT từ các nguồn khác như: công trái và xổ số kiến thiết hàng năm đầu tư từ 4 -5% chi cho GD - ĐT.

Năm 2010 phát hành công trái giáo dục, kết quả cả nước huy động được 5.500 tỷ đồng, vượt kế hoạch. Thành công của việc phát hành công trái giáo dục là đã huy động được các nguồn tài chính ngoài NSNN cùng với NSNN để đầu tư phát triển nền giáo dục quốc dân theo đúng chủ trương XHH giáo dục. Mặt khác, cũng cho thấy sự đồng tình của các tổ chức KTXH và các tầng lớp nhân dân về thực hiện chủ trương XHH giáo dục của Đảng và Nhà nước. (Bảng 2.9)



Bảng 2.9: Các nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo giai đoạn 2005 – 2010

Đơn vị: Tỷ đồng


TT

Nội dung

2005

2006

2007

2008

2009

2010

A

GDP (Giá thực tế)

839.211

973.791

1.269.127

1.453.911

1.568.000

1.837.000

B

Tổng chi NSNN

239.470

297.232

367.379

407.095

449.900

515.300


I

Nguồn chi cho GD-ĐT

(Tổng chi cho GD-ĐT) (2+3+4+5+6)


52.692


64.305


79.527


95.137


138.733


165.660

1

Tỷ lệ so với GDP

6,3%

6,6%

6,3%

6,5%

8,8%

9,0%

2

Ngân sách NN cho GD-ĐT (2.1+2.2+2.3)

42.943

54.798

69.645

81.359

102.580

119.274


Tỷ lệ so với GDP

5,10%

5,60%

5,50%

5,60%

5,80%

5,70%


Tỷ lệ so với tổng chi xã hội và cho GD-ĐT

81,50%

85,20%

87,60%

85,50%

73,94%

72,00%


Tỷ trọng trong tổng chi NSNN

17,9%

18,4%

19,0%

20,0%

22,8%

23,1%

2.1

Chi thường xuyên

35.369

44.359

54.713

62.010

83.115

97.854



Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT

82,4%

81,0%

78,40%

76,20%

86,0%

84,2%

Trong đó: - Nguồn ODA

- Chương trình MTQGGDĐT

4.640

1.200

2.970

2.200

3.380

2.300

3.480

3.400

4.664

3.900

6.045

2.2

Chi đầu tư

7.226

10.000

14.584

18.844

18.900

20.810


Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT

16,8%

18,20%

16,8%

18,20%

20,4%

20,2%

2.3

Chi NCHH

348

439

348

505

565

610


Tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT

0,81%

0,80%

0,50%

0,62%

0,55%

0,51%

3

Thu học phí

3.870

4.329

4.762

5.238

27.094

36.852


Tỷ lệ so với tổng chi xã hội và cho GD-ĐT

7,30%

6,7%

6,0%

5,50%

22,80%

26,20%


4

Nguồn công trái giáo dục

và sổ xố kiến thiết


5.300


4.441


4.220


7.442


7.950


8.250


Tỷ lệ so với tổng chi xã hội và cho GD-ĐT

10,1%

6,90%

5,3%

10,80%

4,40%

3,90%


- Công trái giáo dục

2.120

771

500

2.800

5.200

5.500


- Xổ số kiến thiết

3.180

3.670

3.720

4.642

2.750

2.750

5

Thu dịch vụ khoa học công nghệ

235,2

298,9

374

467

462

518


Tỷ lệ so với tổng chi xã hội và cho GD-ĐT

0,45%

0,46%

0,47%

0,49%

0,39%

0,37%


6

Thu khác

(đóng góp tự nguyện, thu tặng,…)


343,5


438,4


525,6


630,7


647


766

Nguồn Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT, Bộ GD-ĐT



119274

Tỷ đồng

102580

69645

54798

42.943

2005

2006

2008

2009

2010

Năm


N


SNN đầu tư cho giáo dục đào tạo


Biểu đồ 2.3: Nguồn kinh phí đầu tư NSNN cho GD-ĐT giai đoạn 2005-2010

Nghiên cứu về xu thế chi NSNN cho GD - ĐT (nguồn tài chính từ NSNN) thời kỳ 2005 - 2010 (Biểu đồ 2.3) Chi NSNN đã không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối, cả về tỷ trọng trong tổng số chi NSNN và so với GDP. Về số tuyệt đối, tính theo giá hiện hành, tổng số chi NSNN cho GD-ĐT năm 2010 tăng gấp gần 3 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng NSNN cho GD-ĐT bình quân trên 27%/năm, cao hơn tốc độ tăng chi NSNN cho một số lĩnh vực sự khác như y tế là 15%, văn hoá thể thao là 16% …

Từ năm 2005 đến năm 2010, chi NSNN cho giáo dục đều tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Tỷ trọng chi cho giáo dục trong GDP tăng từ 5,1% năm 2005 lên 5,7% năm 2010. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với giáo dục, tuy nhiên GDP nước ta còn rất thấp trong khi cơ sở vật chất của ngành còn thiếu thốn, lạc hậu, đời sống giáo viên và cán bộ quản lý trong ngành giáo dục còn rất khó khăn,… nhưng phải đảm bảo đáp ứng qui mô giáo dục tăng rất lớn hàng năm mà giáo dục đã và đang phải đối mặt.

Nguồn NSNN đầu tư cho giáo dục tăng từ 42.943 tỷ đồng năm 2005 lên 119.274 tỷ đồng năm 2010 (tăng gần 3 lần). Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục trong GDP năm 2005 là 5,1% (bằng 17,9% trong tổng chi NSNN). Từ năm 2008, chính phủ đã dành 20% chi ngân sách cho giáo dục, đạt tỷ lệ như quốc hội đã phê duyệt năm 2010. So với một số nước trong khu vực và thế giới, thì tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục ở Việt Nam thuộc vào GDP, của Thụy Điển là 7,4% GDP, của Phần Lan là 6,5% GDP; năm 2000 – 2001 của Malaysia là 6,2% GDP, của Thái Lan là 5,5% GDP; Brunei là 4,8% GDP; Trung Quốc là 5,29% GDP (năm 2002); Pháp 5,7% GDP (năm 2004); Hoa Kỳ 5,1% GDP (năm 2003) (Bảng 2.10).


Tuy nhiên, do GDP đầu người ở Việt Nam còn rất thấp, nên chi giáo dục cho 1 học sinh, sinh viên tính theo sức mua tương đương của đô la Mỹ là rất thấp (bảng 2.11). Cụ thể, giá trị tuyệt đối (theo sức mua tương đương của đô la Mỹ) chi cho giáo dục bình quân một học sinh, sinh viên ở Việt Nam năm 2006 chưa bằng ¼ của Thái Lan (năm 2003), chưa bằng 1/8 của Hàn Quốc (năm 2003), chưa bằng 1/11 của Nhật Bản (năm 2002), chưa bằng 1/10 của Đức (năm 2003), chỉ bằng 1/16 của Mỹ (năm 2002).

Bảng 2.10: Chi NSNN cho giáo dục ở một số nước


Nước

Năm tài chính

Tỷ lệ chi cho giáo dục

đào tạo trong GDP

Nhóm nước phát triển (OECD)



ÚC

2004

4,8

Pháp

2004

5,8

Đức

2004

4,6

Hungary

2004

5,4

Nhật Bản

2003 – 2004

3,6

Hàn Quốc

2004

4,6

Anh

2003 – 2004

5,3

Mỹ

2003 – 2004

5,3

Tỷ lệ bình quân của nhóm nước đang phát triển

2004

5,4

Nhóm nước mới phát triển



Chi Lê

2005

4,8

Ấn độ

2003 – 2004

5,8

Indonesia

2003

4,6

Jamaica

2004 – 2005

5,4

Malaysia

2004

3,6

Philippin

2004

4,6

Thái Lan

2004 – 2005

5,3

Tỷ lệ bình quân của nhóm nước mới phát triển

2004

5,3

Việt Nam

2006

5,4

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014, 6/2009

Xem tất cả 246 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí