1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 22
1.2.1. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 23
1.2.1.1. Các yếu tố bên ngoài 23
1.2.1.2. Các yếu tố bên trong 23
1.2.2. Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 31
1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 33
1.3.1. Các tiêu chí định lượng 33
1.3.1.1. Phương pháp đo lường VaR 33
1.3.1.2. Phương pháp đo lường trạng thái ngoại tệ 34
1.3.2. Các tiêu chí định tính 34
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Rủi Ro Và Quản Lý Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
- Xu Hướng Phát Triển Của Thị Trường Ngoại Hối Trên Thế Giới
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
1.4. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 35
1.4.1. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại 35
1.4.2. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại 35
1.4.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại 35
1.4.2.2. Vai trò của quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đối với Ngân hàng
thương mại 36
1.4.2.3. Các phương pháp quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng
thương mại 37
Sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch qua đêm 37
Cân bằng trạng thái ngoại hối 40
Sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá 40
Sử dụng các công cụ phái sinh 43
Sử dụng công cụ VaR – Giá trị chịu rủi ro 47
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại 52
1.4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía các NHTM 52
1.4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài 54
1.5. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 55
1.5.1. Bài học thứ nhất về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các NHTM. 55
1.5.2. Bài học thứ hai về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các NHTM... 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 64
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 66
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NHTM CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 66
2.1.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại TP.HCM thời kỳ trước 1990 66
2.1.2. Nhu cầu hình thành các thể chế mới 68
2.1.3. Sự hình thành các Ngân hàng thương mại cổ phần 68
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM cổ phần tại TP.HCM 70
2.2. THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 72
2.2.1. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro kinh doanh vàng và ngoại tệ 72
2.2.1.1. Các yếu tố bên ngoài 72
2.2.1.2 .Các yếu tố bên trong 75
- Lạm phát 75
- Thâm hụt cán cân thương mại 78
- Tình trạng đôla hóa nền kinh tế 80
- Trạng thái ngoại tệ 81
- Cơ chế điều hành tỷ giá 82
- Các hợp đồng giao dịch phái sinh ngoại hối 87
2.2.2 Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro kinh doanh vàng và ngoại tệ 90
2.3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 94
2.3.1. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng 95
2.3.1.1. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng vật chất 95
2.3.1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản 101
2.3.1.3. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vàng 104
2.3.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 106
2.3.2.1. Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ 106
2.3.2.2. Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay 109
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 111
2.4.1. Thành tựu 111
2.4.2. Hạn chế 111
2.4.3. Nguyên nhân 112
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 113
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 115
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 115
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM117
3.2.1. Tổ chức lại hoạt động kinh doanh ngoại hối 117
3.2.2. Sử dụng công cụ hạn mức 120
3.2.3. Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá 122
3.2.4. Sử dụng công cụ lệnh 124
3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 125
3.3.1 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường trong hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối 125
3.3.1.1. Thiết lập trạng thái ngoại hối hợp lý và phù hợp 125
3.3.1.2. Sử dụng mô hình định lượng rủi ro VAR 129
3.3.1.3. Sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ 137
3.3.1.4. Hạn chế các giao dịch trên thị trường không có nhu cầu thực 140
3.3.2 Các giải pháp khác từ phía các ngân hàng thương mại để hổ trợ cho việc tăng cường hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối 148
3.3.2.1. Tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại 148
3.3.2.2. Đầu tư công nghệ 148
3.3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực 149
3.4. CÁC KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG 150
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan 150
3.4.1.1. Ổn định tình hình bên ngoài: kinh tế, chính trị và xã hội 150
3.4.1.2. Các chính sách vĩ mô cơ bản: lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tình trạng đôla hóa nền kinh tế 152
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 158
3.4.2.1.Chính sách tỷ giá USD/VND 158
3.4.2.2. Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh 161
3.4.2.3. Chính sách đối với huy động và tín dụng ngoại tệ 163
3.4.2.4. Lập sàn giao dịch vàng, ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh mang tính quốc gia 164
3.4.2.5. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại tệ và kinh doanh vàng 169
3.4.2.6. Bình ổn thị trường ngoại tệ và thị trường vàng 170
3.4.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại tệ và vàng 173
3.4.2.8. Chính sách về rủi ro và kiểm soát 175
3.4.2.9. Chính sách kiều hối 176
3.4.2.10.Dự trữ ngoại hối 176
3.4.2.11. Trạng thái ngoại tệ 176
3.4.2.12. Hệ thống pháp luật 177
3.4.3. Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng 177
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 178
KẾT LUẬN 179
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kể từ ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và đang trong tiến trình cải cách để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và song song là tiến trình tự do hóa nền kinh tế mà lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu chính là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khi tự do hóa kinh tế, các ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động nhưng đồng thời cũng chịu thêm nhiều áp lực cạnh tranh cũng như rủi ro từ môi trường bên ngoài, trong khi không thể tiếp tục trông chờ vào chính sách bảo hộ của nhà nước. Tiến trình tự do hóa kinh tế tất yếu dẫn đến tự do hóa các dòng vốn, tự do hóa lãi suất và tự do hóa tỷ giá hối đoái. Từ trước tới nay, nhờ chính sách can thiệp của nhà nước đã giúp cho lãi suất và tỷ giá hối đoái rất ổn định, ngoại trừ một số thời điểm đặc biệt như khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997-1998.
Thêm vào đó, hoạt động của các ngân hàng trong những năm trước đây chủ yếu tập trung vào khâu tín dụng, có những ngân hàng hoạt động kinh doanh tín dụng chiếm đến hơn 90%. Vì thế, vấn đề KDNH cũng như quản lý rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng trong KDNH chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức. Chỉ đến thời gian gần đây từ năm 2006-2010, khi thị trường chứng khoán sôi động, tỷ giá USD/VND tăng giảm nhanh, giá vàng biến động mạnh, tỷ trọng kinh doanh tín dụng giảm dần, nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện như đầu tư tài chính, kinh doanh vàng, v.vv… áp lực cạnh tranh trên thị trường tăng cao thì các ngân hàng mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho KDNH và các giải pháp khác trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động KDNH. Về phía các Ngân hàng, hoạt động KDNH luôn được kỳ vọng đem lại nhiều lợi nhuận và rủi ro là thấp nhất. Trong khi đó, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ và giá vàng là rất khó để dự đoán và có thể gây ra nhiều thiệt hại cho cả ngân hàng. Cho nên, việc tìm ra các giải pháp để phòng ngừa và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro ngoại hối cho hoạt động KDNH là thật sự cần thiết. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn
“QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TP.HCM” để làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ.
2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Qua tìm hiểu trong thời gian vừa qua, tác giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài này chỉ có các tác giả khác thực hiện ở cấp Thạc sỹ ở trong nước từ năm 2008 trở về trước, còn ở nước ngoài thì không tìm thấy có tác giả nào làm đề tài có liên quan mật thiết đến đề tài của tác giả đang nghiên cứu.
Các đề tài trên được thực hiện từ năm 2008 về trước nên phần thực trạng không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Ngoài ra, ở chương các giải pháp của các đề tài cấp Thạc sỹ vẫn còn mang nặng tính lý thuyết hay khó áp dụng vào thực tiễn hoạt động của các NHTM cổ phần ở TP.HCM. Do đó, việc tìm ra giải pháp căn bản và khả thi nhất nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM tại TPHCM là việc làm vô cùng cần thiết, trong đó cần có một mô hình áp dụng được trong thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng nhằm giúp cho các đơn vị có liên quan trong ngân hàng sử dụng được bất cứ khi nào có nhu cầu kiểm soát và phòng ngừa rủi ro ngoại hối.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được 4 mục tiêu sau đây:
Xác định những nguyên nhân của tồn tại trong quản lý rủi ro ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.
Đề ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM.
Đề ra các giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM.
Kiến nghị những biện pháp nhằm hổ trợ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng và các giải pháp trong việc tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.
Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Luận án này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là các loại ngoại tệ mạnh (gồm có: USD, EUR, GBP, AUD, JPY, CAD, CHF, SGD) và vàng, tại vì đây là hai loại ngoại hối có doanh số giao dịch chủ yếu và lớn nhất hiện nay tại các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM, chiếm tỷ lệ trên 90% tổng doanh số giao dịch về kinh doanh ngoại hối.
Khoảng thời gian nghiên cứu cho Luận án này là từ năm 2007 đến năm 2012.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
4.1. Tổng quan phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Là công trình nghiên cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, phương pháp VaR để thực hiện nghiên cứu và đối chiếu giữa chính sách quản lý của nhà nước với thực tế hoạt động của ngành ngân hàng, tham khảo các lý thuyết tài chính tiền tệ, ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đồng thời tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu, cũng như sử dụng các số liệu tham khảo từ các cơ quan hữu quan và các số liệu từ tài liệu nước ngoài.
4.2. Thu thập và phân tích dữ liệu
4.2.1. Thu thập dữ liệu:
Nghiên cứu tập trung vào hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM nên dữ liệu lựa chọn được xác định trên các cơ sở sau:
Dữ liệu thu thập chủ yếu dựa trên các nguồn chính thức như báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNN, NHTM cổ phần tại TP.HCM, từ các cơ quan thống kê, các tài liệu nước ngoài, và các báo cáo nội bộ của một số NHTM cổ phần tại TP.HCM, v.v…Đây là các dữ liệu có thực, dễ kiểm tra.