Xu Hướng Phát Triển Của Thị Trường Ngoại Hối Trên Thế Giới


Các định chế tài chính khác: gồm có các loại hình TCTD khác, Công ty bảo hiểm, Công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư: các chủ thể này có thể giao dịch cho chính mình hoặc thực hiện cho khách hàng trên TTNH nếu họ và khách hàng đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật.

1.1.2.4. Xu hướng phát triển của thị trường ngoại hối trên thế giới

Cho đến nay, quá trình toàn cầu hóa vẫn tiếp diễn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ ngày càng mạnh mẽ. Đồng thời, không có một lực lượng nào hay một thế lực nào có thể ngăn cản được xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Thương mại và đầu tư quốc tế vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ không ngừng tại nhiều quốc gia. Tại Mỹ và cũng như ở các nước khác, bên cạnh nguồn vốn đầu tư vào các dự án trong nước, các nhà đầu tư cũng có nhiều cơ hội tốt để chuyển hướng ra đầu tư ở nước ngoài. Thực tế cho thấy, xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài vào những đồng tiền và những quốc gia khác luôn gia tăng trong thời gian gần đây, điều này hàm ý rằng xu hướng tăng trưởng của TTNH trong tương lai là rõ ràng.

Sự xuất hiện đồng Euro có ảnh hưởng làm thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư và cơ cấu dự trữ ngoại hối của các NHTW. Đồng thời, nó cũng có thể trở thành đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế và là đồng tiền để một số nước làm căn cứ neo tỷ giá của mình. Hiện nay, vai trò của USD trên TTNH và thị trường tài chính toàn cầu là quá lớn so với tỷ trọng kinh tế và thương mại của Mỹ so với toàn thế giới. Cụ thể là, nền kinh tế Mỹ chỉ chiếm khoảng 1/4 và ngoại thương chiếm khoảng 1/5 toàn thế giới, trong khi đó, USD chiếm tỷ trọng trong dự trữ tới 3/5 và USD cũng là một trong hai đồng tiền được sử dụng tới trên 80% trong các giao dịch ngoại hối toàn cầu. Vấn đề đặt ra là, liệu Euro có thể chia sẻ quyền lực với USD về các lĩnh vực như dùng làm đồng tiền dự trữ, đồng tiền sử dụng chính trong các giao dịch ngoại hối và là đồng tiền đầu tư quốc tế? Liệu các chính phủ có tăng tỷ lệ sử dụng Euro trong giao dịch, trong cơ cấu dự trữ và chuyển hướng can thiệp thông qua Euro? Cho đến nay, thì các câu trả lời vẫn chưa rõ ràng, một mặt, là do còn một số nước trong khối Cộng đồng chung Châu Âu vẫn chưa quyết định sử


dụng đồng tiền chung Euro (nhất là nước Anh); mặt khác, sau khi đồng Euro xuất hiện, giá trị không ổn định và luôn giảm giá so với USD.

Sự phát triển của công nghệ sẽ tiếp tục làm thay đổi quá trình KDNH, làm phát sinh những khái niệm mới cũng như công nghệ mới. Sự chú ý sẽ tập trung vào ưu điểm của hệ thống khớp lệnh tự động - hệ thống môi giới điện tử. Đây là hệ thống máy tính điện tử có chức năng khớp lệnh giữa các nhà kinh doanh thành viên trên toàn thế giới. Hệ thống này đã phát triển và có ảnh hưởng mạnh đến quy trình giao dịch ngoại hối kể từ khi đưa vào hoạt động từ năm 1972. Doanh số giao dịch qua hệ thống khớp lệnh tự động chiếm 13% ở Mỹ và 11% ở Anh, và tỷ trọng này luôn có xu hướng tăng trưởng. Bộ phận có tốc độ tăng trưởng nhanh và có thị phần lớn được giao dịch trên thị trường, mà tại đó hệ thống giao dịch tự động là phổ biến, ví dụ, các giao dịch giao ngay có trị giá lớn đối với hai đồng tiền có độ thanh khoản cao và thường xuyên được giao dịch như cặp đồng tiền USD và EUR. Đối với cặp đồng tiền này, hệ thống khớp lệnh tự động có thể chào tỷ giá mua bán với chênh lệch giá rất hẹp, chỉ vào độ từ 1 đến 2 điểm, tức chỉ bằng khoảng 1/3 so với chênh lệch giá của phương pháp giao dịch truyền thống.

Hiện nay, các công cụ phái sinh đang tiếp tục phát triển. Những hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn được đầu tư để hưởng chênh lệch giá đã trở nên phổ biến và được đưa vào giao dịch tại một số thị trường mới nổi. Xuất phát từ thực tế này, trong tương lai hoạt động “mua bán, thanh toán chênh lệch” (Foreign Exchange, Difference Settled - FXDS) sẽ ngày càng được mở rộng. Công cụ FXDS được sử dụng trước hết đối với các đồng tiền chính trong nghiệp vụ giao ngay cũng như kỳ hạn trong trường hợp những đối tác tham gia hợp đồng không muốn thanh toán toàn bộ hợp đồng, mà chỉ tiến hành thanh toán phần chênh lệch giữa tỷ giá hợp đồng và tỷ giá thị trường hiện hành. Tuy nhiên, để có thể đưa công cụ FXDS vào giao dịch một cách phổ biến tại các quốc gia, thì còn nhiều vấn đề về hoạt động và về pháp lý cần phải hoàn thiện. Một trong những hiệu ứng của FXDS là việc làm giảm doanh số thanh toán và giảm rủi ro trong thanh toán. Điều này có thể tạo động lực cho các Ngân hàng quốc tế trong việc hình thành một Ngân hàng Thanh toán bù trừ với


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

chức năng chuyên thực hiện việc thanh toán các giao dịch ngoại hối.


Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 4

1.1.3. Kinh doanh ngoại hối

1.1.3.1. Khái niệm ngoại hối

Khái niệm ngoại hối thường được hiểu theo luật định và tương đối thống nhất giữa các quốc gia. Theo Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11, ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khái niệm ngoại hối được quy định tại Điều 4, khoản 1. Ngoại hối (foreign exchange) bao gồm các phương tiện tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

[30] Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:

Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước khác và Quyền rút vốn đặc biệt SDR). Ngoại tệ có thể là tiền xu, tiền giấy, tiền trên tài khoản, séc du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền.

Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, như séc thương mại, chấp phiếu Ngân hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Đây là vàng được sử dụng với vai trò là tiền trong thanh toán quốc tế.

Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.

Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường này, thì trước hết phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có giá để nhận ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán trên TTNH.

Như vậy, trên TTNH đối tượng mua bán bao gồm:

Mua bán các đồng tiền khác nhau (trong mỗi giao dịch mua bán bao giờ cũng có ngoại tệ tham gia).

Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể tại các quốc gia, chính vì vậy khi nói đến TTNH người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền


khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là TTNH thường được hiểu theo nghĩa hẹp là thị trường mua bán ngoại tệ.

1.1.3.2. Khái niệm kinh doanh ngoại hối và những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối

Kinh doanh trên TTNH là một nghề rất khắt khe, đòi hỏi các chuyên viên phải có những nỗ lực thường xuyên để xác định những gì sẽ xảy ra trên thị trường và tỷ giá sẽ biến động theo hướng nào. Những giờ kinh doanh hình như dài ra, tính chất nghề nghiệp tạo ra công việc hầu như là 24/24 giờ mỗi ngày. Những cuộc giao dịch gọi đi và gọi đến ngay trong lúc nửa đêm là chuyện bình thường. Một số chuyên viên kinh doanh có sẵn các phương tiện như: màn hình Reuters, Telerate, hoặc Knight - Ridder, … Do đó họ có thể nắm bắt được kịp thời những gì đang xảy ra trên thị trường. Họ có thể chuyên kinh doanh một cặp đồng tiền nhất định, nhưng nếu đồng tiền này luôn ổn định, ít biến động, dẫn đến các cơ hội kinh doanh có lãi lớn ít phát sinh, do đó họ có thể tìm kiếm các cơ hội kinh doanh thông qua các đồng tiền khác nhằm mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Hầu như đối với mỗi người đã từng kinh doanh trên TTNH, thì họ thường đã thực hiện ít nhất một vài những giao dịch lớn và đã gặt hái được lợi nhuận cao, được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch còn lại thì không được như vậy. Bên cạnh những giao dịch lớn thu lãi cao, thì cũng có những giao dịch thua lỗ nặng nề, nhưng rất ít người có thể biết được. Việc kinh doanh luôn có lãi mà không phát sinh lỗ trong một thời gian dài là rất khó đạt được. Đặc trưng của những nhà kinh doanh là cần có trạng thái tâm lý, trí tuệ tốt và tự tin rằng họ có thể kiếm được tiền thông qua các giao dịch. Trong mọi tình huống, diễn biến của thị trường là luôn luôn đúng, do đó, những nhà kinh doanh phải là người thực tế và có sự hiểu biết nhất định để thừa nhận những sai sót của mình. Họ phải sẵn sàng giảm các trạng thái ngoại hối đang thua lỗ trước khi khoản lỗ trở nên trầm trọng.

Theo tác giả, kinh doanh ngoại hối là việc mua và bán các đơn vị tiền tệ khác nhau và vàng nhằm tìm kiếm chênh lệch giá hoặc hưởng phí.


Có ba phương pháp cơ bản để phát sinh lãi trong KDNH tại thị trường giao

ngay:

Lãi phát sinh từ việc tạo trạng thái ngoại hối: Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối và chờ cho thị trường biến động, sau đó thanh lý trạng thái ngoại hối với mục đích kiếm lời.

Ví dụ, một chuyên viên A của phòng KDNH mua 5 triệu USD tại tỷ giá USD/SGD = 1,2540. Khi thị trường biến động đến mức USD/SGD = 1,2640, A bán số USD đã mua trước đó để lấy lãi. Lãi phát sinh sẽ là 0,0100 SGD/1USD, hay tổng số lãi thu được là 50.000 SGD.

Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường khác nhau hoặc cùng trên một thị trường – Arbitrage: Ví dụ, tỷ giá mua của thị trường A là SGD/USD = 1,2540, nhà kinh doanh có thể bán 5 triệu USD tại tỷ giá 1,2541 ở thị trường B. Lãi phát sinh không chịu rủi ro là 0,0001 SGD/USD, tức tổng lãi là 500 SGD (0,0001 * 5.000.000 USD).

Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra - Bid and Offer Spread: Chuyên viên KDNH tạo thị trường bằng cách yết tỷ giá hai chiều. Các thành viên tham gia thị trường khác giao dịch với họ thông qua tỷ giá hai chiều, và chênh lệch tỷ giá là lợi nhuận mà chuyên viên này thu được.

Mô tả các phương pháp kiếm tiền như trên thật là đơn giản. Việc thực sự kiếm được tiền trên TTNH lại không đơn giản chút nào.

Thông thường, kinh doanh giao ngay xảy ra trên thị trường có sự biến động nhanh nhất. Các trạng thái ngoại hối được tạo ra thường có kỳ hạn rất ngắn, do đó, nhà kinh doanh có thể ở trạng thái trường đối với một đồng tiền nào đó chỉ trong vòng một phút và sau đó lại ở trạng thái đoản cũng đối với chính đồng tiền này một phút sau đó. Nhà kinh doanh trên TTLNH luôn phải đối mặt với việc tạo giá suốt ngày cho những nhà kinh doanh khác. Nhà kinh doanh A muốn có trạng thái trường một đồng tiền nào đó, nhưng nếu những nhà kinh doanh khác lại gọi hỏi giá và chấp nhận mua đồng tiền này ở giá Offer, thì nhà kinh doanh A có thể tạm thời bị dồn vào trạng thái đoản đồng tiền này. Chỉ thông qua hoạt động mua vào thường xuyên,


thì nhà kinh doanh A mới có thể duy trì hoặc tạo ra được trạng thái trường như mong muốn với đồng tiền này.

Nhiều phòng kinh doanh (dealing rooms) của các Ngân hàng hoạt động theo tổ chức, trong đó, nhà kinh doanh với vai trò lãnh đạo là người ra các quyết định chính. Bởi vì, nếu kinh doanh mà luôn phải có sự nhất trí tập thể, thì chỉ tốn thời gian và không tận dụng được các cơ hội sinh lời cao, do đó, nhà lãnh đạo kinh doanh chỉ ra quyết định trong những tình huống khi thị trường biến động rất nhanh. Những chuyên viên kinh doanh thông thường phải tự chịu trách nhiệm vể các quyết định giao dịch của mình; đồng thời họ cũng thường đảm nhận một hoặc một số đồng tiền để kinh doanh.

Đối với hoạt động kinh doanh chênh lệch giá, nhà kinh doanh tận dụng thời cơ chênh lệch giá giữa các thị trường hay giữa các nhà kinh doanh để thực hiện đồng thời việc mua rẻ và bán đắt nhằm kiếm lợi mà không hề chịu rủi ro. Những hoạt động kinh doanh như vậy có thể xuất hiện trên TTNH ở các hình thức khác nhau. Trong những năm qua, một nhà kinh doanh có thể mua ở London và bán với giá cao hơn ở Melbourne trong cùng một thời điểm. Kinh doanh chênh lệch giá dạng này không tồn tại được lâu trên thị trường giao ngay đối với các đồng tiền chính. Kinh doanh chênh lệch giá trên TTLNH hoặc thị trường tương lai có thể xuất hiện, nhưng chênh lệch giá là rất nhỏ. Có hai nguyên nhân chính làm cho các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá giảm xuống đáng kể, đó là: thứ nhất, các hệ thống viễn thông hoạt động cực kỳ hiệu quả, do đó, các cơ hội kinh doanh chênh lệch dễ dàng được xác định; thứ hai, các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá được nhiều nhà kinh doanh ráo riết tìm kiếm, và họ sẵn sàng chấp nhận cơ hội ngay cả khi chênh lệch giá là cực nhỏ. Những hệ thống vi tính tinh vi của các Ngân hàng luôn cảnh báo những nhà kinh doanh và bảo đảm rằng những độ lệch trong giá cả giữa các thị trường không thể tồn tại lâu.

Để phòng ngừa rủi ro của những giao dịch đã diễn ra trong ngày mà trạng thái cuối ngày vẫn còn duy trì, vấn đề định giá cuối ngày cần thiết phải được tiến hành với tỷ giá từ nguồn ổn định tin tưởng. Trong khi các chuyên viên kinh doanh


có thể tự nạp tỷ giá để định giá cuối ngày trạng thái còn lại, nhưng họ không được đơn phương tự ý đặt ra mức tỷ giá theo ý của mình. Một rủi ro có thể phát sinh nếu cho phép những nhà kinh doanh tự mình xác định tỷ giá để định giá cuối ngày, bởi vì, như vậy họ có thể bằng cách nhân tạo che dấu được những khoản thua lỗ.

Bên cạnh các hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường giao ngay, hoạt động kinh doanh trên thị trường kỳ hạn cũng diễn ra không kém phần sôi nổi. Khả năng dự đoán chính xác những thay đổi trên thị trường sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho nhà kinh doanh kỳ hạn. Các giao dịch tuần hoàn và mức chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra có thể phần nào làm cho kết quả kinh doanh được cải thiện, nhưng nếu lãi phát sinh chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Thông thường, kinh doanh kỳ hạn không có sự biến động mạnh như kinh doanh giao ngay. Các mức lãi suất thường không biến động cùng mức độ so với giá cả tiền tệ giao ngay. Trong những điều kiện kinh tế ổn định, các mức lãi suất có thể là rất ổn định, dẫn đến là các điểm kỳ hạn cũng biến động rất ít. Tuy nhiên, khi mức lãi suất biến động thì thường biến động theo một chiều tăng hoặc giảm và sau đó là bình ổn trở lại. Chúng không tăng lên nhanh chóng rồi sau đó lại giảm xuống cũng nhanh như là tỷ giá giao ngay. Kết quả là, nếu nhà kinh doanh không nắm bắt được cơ hội biến động của lãi suất hoặc có những dự tính sai lầm về hướng biến động của lãi suất, thì có ít cơ hội để khắc phục thua lỗ nặng nề của mình.

1.1.3.3. Các loại giao dịch ngoại hối

Giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot)

Giao dịch giao ngay được thống nhất trên thị trường quốc tế chỉ bao gồm việc mua bán các đồng tiền khác nhau và các loại vàng có tiêu chuẩn quốc tế có trên tài khoản Ngân hàng, và các bên mua bán tiến hành thanh toán ngay sau khi đã thỏa thuận. Khái niệm giao ngay ở đây thường là vào ngày làm việc thứ hai kể từ ngày ký kết hợp đồng. Đây chính là điểm đặc trưng để phân biệt giữa thị trường giao ngay với các thị trường khác. Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên TTNH liên Ngân hàng. Thị trường giao ngay được biết đến như là thị trường rất sôi động, giao dịch với giá trị lớn và với tốc độ giao dịch nhanh nhằm tận


dụng những cơ hội chênh lệch tỷ giá dù là cực nhỏ. Trên TTNH có 5 nghiệp vụ kinh doanh phổ biến là: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn, trong đó, nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ gốc, bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, trong khi đó, 4 nghiệp vụ còn lại gọi là phái sinh, bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng này không được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, mà được bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.

Theo nghĩa rộng, thị trường giao ngay bao gồm thị trường bán buôn (còn gọi là thị trường Interbank hay TTLNH) và thị trường bán lẻ. Nhưng do doanh số giao dịch trên TTLNH là chủ yếu, do đó, theo nghĩa hẹp người ta coi thị trường giao ngay chính là TTLNH. Thị trường liên Ngân hàng giao ngay là thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu. Kể từ năm 1970 cho đến nay thì cứ hai năm doanh số giao dịch lại được nhân lên gần gấp đôi. TTNH lớn nhất là thị trường nước Anh, chiếm 27% doanh số giao dịch toàn cầu, tiếp sau là TTNH Mỹ, Nhật, Singapore (theo: Central Bank Survey of Foreign Exchange market Activity, BIS, Basle, Thụy sỹ).

TTNH giao ngay là thị trường phi tập trung, không giao dịch trên sở giao dịch, bao gồm các NHTM, các công ty tài chính lớn, những nhà môi giới ngoại hối và cả NHTW, trong đó, các NHTM đóng vai trò chủ chốt. Các thành viên tham gia thị trường liên hệ với nhau bằng điện thoại, telex, mạng vi tính và hệ thống SWIFT. Các Ngân hàng và các nhà môi giới có mối liên hệ khăng khít, hoạt động của họ ở một số trung tâm tài chính lớn hầu như là 24 giờ/ngày nhằm nắm bắt kịp thời được mọi diễn biến của TTNH toàn cầu. Do tốc độ thông tin ngày nay rất nhanh, cho nên mọi sự kiện quan trọng diễn ra trên thế giới có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến TTNH toàn cầu cho dù các nhà kinh doanh ở rất xa nhau. Điều này đã làm cho hoạt động của TTNH trở nên hiệu quả, giống như toàn bộ các nhà kinh doanh đang hoạt động dưới một mái nhà chung.

Những nhà kinh doanh không thể bỏ qua những thay đổi có tính đột biến trên một thị trường rất sôi động và có tính toàn cầu như TTNH. Thật vậy, những nhà kinh doanh tiền tệ là những người tạo thị trường luôn theo dõi màn hình vi tính để

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí