Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, tác giả đã trình bày các nội dung về định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Quảng Ninh; đưa ra giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Quảng Ninh và đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Quảng Ninh.
KẾT LUẬN
Ngân hàng là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng đây cũng là công cụ để chính phủ điều tiết các chính sách vĩ mô thông qua chính sách tiền tệ để th c đẩy phảt triển kinh tế cũng như kiềm chế lạm phát.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể nói là hoạt động kinh doanh rủi ro, rủi ro tín dụng chiếm phần lớn và hầu hết các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam. Vì vậy việc quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả sẽ tạo ngân hàng phát triển bền vững gia tăng thương hiệu cũng như uy tín của ngân hàng.
Thông qua cơ sở lý luận về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tại Nam A Bank – Chi nhánh Quảng Ninh. Luận văn cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Nam A Bank – Chi nhánh Quảng Ninh trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Một là, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của NHTM.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Tmcp Nam Á – Chi Nhánh Quảng Ninh
- Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á – Chi Nhánh Quảng Ninh
- Quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Hai là, luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng các nhân tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh, đánh giá những kết quả đạt ồn tại và nguyên nhân. Ba là, luận văn đã đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng
Ninh.
Luận văn được viết trên cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng. Tuy nhiên do kiến thức về hệ thống lý luận về thực tiễn còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô. Qua đây Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn Em hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bá Cường (2012), Quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ACB chi nhánh Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
2. Đinh Xuân Cường và Nguyễn Trúc Lê (2014), Đòn bẩy để các ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận hiệp ước về vốn Basel II, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN - Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số3/2014, Tr.10-16.
3. Dương Hữu Hạnh (2013), Quản lý rủi ro ngân hàng, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.
4. Trương Thị Hồng và Lê Thị Minh Ngọc (2014), Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại Việt Nam – thực trạng và những hạn chế cần hoàn thiện, Diễn đàn nghiên cứu về tài chính tiền tệ, số 21(414)/2014, tr.17- tr.21.
5. Nguyễn Xuân Khánh (2014), Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN Bỉm Sơn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Thương Mại, Hà Nội.
6. Nam A Bank (2017), Báo cáo thường niên 2017, Hà Nội.
7. Nam A Bank (2018), Báo cáo thường niên 2018, Hà Nội.
8. Nam A Bank (2019), Báo cáo thường niên 2019, Hà Nội.
9. Nam A Bank (2018), Quy định hướng dẫn xếp hạng tín dụng phân loại nợ và xét duyệt của Ngân hàng TMCP Nam Á, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản lý ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
11.Nguyễn Thu Trang (2015), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại họcThương Mại, Hà Nội.