Quản lý rủi ro lãi suất tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 28


tảng đầu tiên cho các NHTM để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phức tạp để tự bảo vệ mình với RRLS hoặc thậm chí là đầu cơ kiếm lợi nhuận trên các biến động của lãi suất.

Về việc báo cáo, NHNN hiện nay đã đưa ra mẫu báo cáo chuẩn về QLRRLS cho các NHTM, tuy nhiên trong thời gian tới NHNN có thể áp dụng thêm các mẫu báo cáo mới chuẩn cho các NHTM theo các phương pháp định lượng RRLS đã nêu ở phần lý luận để các NHTM có thể có các mẫu báo cáo chung và NHNN cũng có cơ hội nắm bắt thêm thực trạng RRLS tại các NHTM hiện nay.

3.2.3.5. Cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực QLRRLS, hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ

Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay NHNN chưa có các hướng dẫn nào cho các NHTM thiết lập các qui định về QLRRLS. NHNN cũng có thể cân nhắc xem xét cung cấp cho các NHTM Việt nam các thông lệ chuẩn mực, cập nhật về QLRRLS và giúp đỡ đào tạo các cán bộ QLRR.

Các thông lệ cần thiết đưa ra tất cả các chính sách, qui trình mà mỗi NHTM cần dùng để áp dụng vào công tác QTRRLS. Hơn nữa, NHNN cần đưa ra các tiêu chí tối thiểu mà các NHTM cần dùng để quản lý đúng đắn và kiểm soát RRLS. RRLS cần thiết phải thực hiện trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau của các NHTM khác nhau.

Việc hỗ trợ các ngân hàng trong công tác đào tạo cán bộ


Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận cho các ngân hàng để trao đổi về kinh nghiệm QLRR và mô hình quản lý tài sản, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng rút ra phương án hiệu quả cho mình, vừa tạo cơ sở để NHNN xây dựng được quy chế QTRR cần thiết, cơ bản và thống nhất từ đó tạo tiền đề cho việc giám sát, thanh tra trong thời gian tới

Lên phương án đào tạo nghiệp vụ và phổ biến những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài thường xuyên cho các NHTM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


3.3.2.6. Thiết lập đại lý dự đoán các chỉ số tài chính-Financial Index Forecasting Agency

Quản lý rủi ro lãi suất tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 28

- Việt nam chua có các đại lý như trên để cung cấp các số liệu dự đoán định kỳ và dự đoán các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản trong đó có cả lãi suất và tỷ giá. Dự đoán này rất có ích cho các NHTM trong việc định lượng rủi ro dự đoán các tổn thất tiềm năng. Khi các NHTM chưa đủ lớn để có các dự báo trên của riêng mình thì các đại lý như trên rất có ích cho việc dự đoán của các NHTM.


KẾT LUẬN


Mục tiêu cuối cùng của QLRRLS là duy trì mức độ của RRLS nằm trong một mức cho phép. Để QLRRLS tốt, các NHTM cần có một chính sách QLRR hợp lý, chính sách này được thể hiện tại các qui chế QLRRLS, nhiệm vụ của HĐQT, BGĐ và các Phòng ban liên quan, các hạn mức đặt ra và các qui định về việc duy trì vốn chủ sở hữu.

Việc kiểm soát hiệu quả RRLS đòi hỏi có một quy trình QLRR toàn diện đảm bảo phát hiện kịp thời, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro. Cách thức thực hiện quy trình này rất đa dạng, phụ thuộc vào quy mô và sự phức tạp của ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng có thể chọn việc thiết lập và truyền tải các nguyên tắc và cách thực hiện quản lý rủi ro bằng văn bản để có hướng dẫn kiểm soát rủi ro chính thức.

Hoạt động và công tác kiểm tra kiểm soát RRLS cần phải được chú trọng. Ngân hàng cũng cần có một hệ thống giám sát và báo cáo tình hình rủi ro. Những báo cáo về QLRRLS cho phép nhà quản lý cấp cao và HĐQT đánh giá khoản RRLS đang chịu tại ngân hàng mình, các hạn mức cần được tuân thủ theo qui định.

Hệ thống đo lường và báo cáo RRLS cần được hoàn thiện theo các thông lệ trên thế giới. Hiện nay các NHTM vẫn đang dùng phương pháp khe hở nhạy cảm lãi suất. Các ngân hàng nên nghiên cứu triển khai quản lý RRLS theo phương pháp giá trị có thể tổn thất là phương pháp mới nhất hiện nay.

Phương pháp đo lường và QTRRLS theo giá trị có thể tổn thất (VaR) yêu cầu các NHTM cần có trình độ công nghệ nhất định, hệ thống dữ liệu đầu vào chuẩn, nghiên cứu viết phần mềm này hay mua từ nước ngoài là do sự lựa chọn của các NHTM. Tuy nhiên phần mềm QTRR cần tương thích với hệ thống lõi (Core Banking) của ngân hàng.

Ngân hàng có thể tự thiết kế v à thực hiện các mô hình đo lường rủi ro hay mua các mô hình này từ một nhà cung cấp bên ngoài. Thực hiện một mô hình tự xây dựng (nếu ngân hàng có khả năng) thì thường được chọn lựa hơn vì mô


hình có thể được thiết kế thích hợp với tình hình hoạt động đặc trưng riêng của ngân hàng. Để thực hiện một mô hình riêng, ngân hàng phải thiết kế mô hình và cần sự hỗ trợ lập trình từ Khối công nghệ thông tin.

Để QTRRLS tốt các NHTM nhất thiết phải tăng cường khả năng nghiên cứu nắm bắt tình hình biến động của thị trường, một dự đoán đúng về lãi suất trong tương lai không những có thể hạn chế tổn thất mà còn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Thị trường tài chính Việt nam và các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính này cần được chú trọng phát triển. NHNN cần có các chính sách thích hợp để phát triển TTTC Việt nam theo cơ chế thị trường.

Cuối cùng, trong hệ thống các NHTM việc quản lý RRLS đã thực hiện tại nhiều ngân hàng, tuy nhiên việc quản lý này nhiều khi chưa được đầu tư, thực hiện một cách bài bản, do các lý do chủ quan cũng như khách quan, nhiều NHTMVN vẫn chưa xây dựng được hệ thống phần mềm hiện đại để quản lý RRLS. Mức độ phát triển và cạnh tranh của các NHTM đang tăng nhanh, do vậy việc quản lý RRLS là hết sức quan trọng. Chúng ta hy vọng rằng với nỗ lực lớn của các NHTMVN và cùng với sự đầu tư thích đáng các NHTMVN sẽ tìm được con đường đi riêng của mình trong việc quản lý RRLS, tạo cho hệ thống các NHTM Việt nam hoạt động ngày càng có hiệu quả./.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Tạ Ngọc Sơn, (2007), Đo lường và quản lý rủi ro lãi suất bằng phương pháp giá trị có thể tổn thất (VaR), Tạp chí Ngân hàng, số 24 tháng 12/2007, trang 21-24

2. Tạ Ngọc Sơn, (2007), “Phương pháp đo lường và quản lý rủi ro lãi suất bằng biểu đồ lệch tại các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số 21 tháng 11/2007, trang 51 – 52.

3. Tạ Ngọc Sơn, (2004), “Bàn về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM”, Tạp chí Ngân hàng, số 3 tháng 3/2004, trang 31-33.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị Ngân hàng, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

2. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại, Quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mùi (2001), Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, NXB xây dựng, Hà Nội.

4. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Lê Văn Tư (2000), Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.


II. Tiếng Anh

1. Adam B. Gilmuor (2002), Option Basics An Overview, Asia Pacific Option Sales Head, Citigroup.

2. Basel Committee on Banking Supervision (2001), Principles for the Management and Supervision of Interest Rate Risk, Bank for International Settlements

3. BTC (2002), Assets and Liabilities Management Workshop

4. Comptroller’s Handbook (1998), Interest Rate Risk, Comptroller of the Currency Administrator of National Banks.

5. David Begg, Staley Fischer, Rudiger Dornbusc (1992), Economics, McGraw Hill Book Company, London.

6. DC Gardner Group Plc (1989), Identifying and Managing Rish, DC Gardner Workbook.

7. Federic S. Minhkin (2002), Money, Banking and Financial Market.


8. Guy MERTENS (2005), Assets and Liabilities Management, ATTF, Luxembourg.

9. Heinie van Greuning, Sonja Brajovic Bratanovic (2003), Analyzing and Managing Banking Risk.

10. Higgins Robert C, 1995, Analysis for Financial Management, Fourth Edtion, Mc Graw Hill.

11. J S G Wilson (1998), Managing Bank Assets and Liabilities, Euromoney Publications, London EC4.

12. J Dermine, Y. F. Bissada(2005), Asset and Liabilities Management, Practice Hall,

13. John Holliwell (2005), The Financial Risk Manual, Pitman Publishing.

14. Military Bank and BTC (2004), Asset and Liability Management-Best Practice .

15. Peter S.Rose (2001) , Commercial Bank Management, 4th Edition.

16. Terry S. Maness – John T. Zietlow (2005), Short term Financial Management, Third Edition, Thomson.

17. Vietnam Banking Review Issue Sep 2005, Sep 2006.


III. Website

1. http://www.occ.treas.gov/handbook/irr.pdf

2. http://www.bis.org/press/p970122.htm

3. http://www.bidv.com.vn

4. http://www.sacombank.com

5. http://vietcombank.com.vn

213


PHỤ LỤC

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022