Giải Pháp Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Giai Đoạn 2020 – 2025‌

có các chính sách, qui trình QTRRLS tốt có thể dẫn tới thiệt hại tài chính, thậm chí có thể dẫn tới phá sản.


Hơn nữa các phương pháp đo lường RRLS trên thế giới ngày càng đa dạng và phức tạp, do vậy Vietinbank cần nắm bắt các xu hướng này để đo lường chính xác RRLS bằng các phương pháp hiện đại, để từ đó quản lý tốt các rủi ro nảy.


Trong tương lai khi nền kinh tế Việt nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, chắc chắn Vietinbank sẽ cần phải quan tâm rất nhiều đến vấn đề quản trị rủi ro trong ngân hàng, đặc biệt là QTRRLS để đối mặt với thách thức cũng như nắm bắt cơ hội kinh doanh khi lãi suất thị trường thay đổi.

3.2. Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025‌


3.2.1. Xây dựng chính sách và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất.‌


Căn cứ đề xuất giải pháp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


Theo kết quả hồi quy cho thấy quy trình quản trị rủi ro là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro với mức tác động 0,204 nghĩa là quy trình đầy đủ thì sẽ tăng hiệu quả công tác quản trị rủi ro cho ngân hàng hay nói cách khác là giảm rủi ro lãi suất trong quá trình hoạt động.

Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - 24


Ngoài ra qua phân tích thực trạng cho thấy trong quy trình quy định về công tác xây dựng thông tin cho quá trình quản trị rủi ro, chính vì vậy tác giả đề xuất ngân hàng cần xây dưng thêm số chính sách cũng như bổ sung thêm một số quy định cho nội dung này.


Nội dung giải pháp:


(1) Quy định chức năng nhiệm vụ cho từng cá nhân và từng bộ phận có

liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các quy định này phải bám sát theo các thông lệ quốc tế. Cụ thể:


­ Các nhà làm luật (Legal and Regulatory Authorities):

Nhà quản trị

xây

dựng các quy định trong ngân hàng, cần tạo ra hành lang pháp lý, bao gồm cả các hạn mức rủi ro và các thông số quản lý rủi ro khác, được cho rằng tối ưu đối với việc quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng.


­ Nhà giám sát (Supervisory Authorities): Giám sát khả năng tài chính thành công và tính hiệu quả của quản trị rủi ro. Kiểm tra tính tuân thủ đối với các qui định.


­ Các cổ đông (Shareholders): Chỉ định ra ban lãnh đạo ngân hàng, các nhà kiểm

toán.


­ Ban giám đốc (Board of Director): Thiết lập chính sách quản trị rủi ro và các chính sách khác của ngân hàng. Ban giám đốc là nơi có trách nhiệm cao nhất trong ngân hàng.

­ Các nhà quản lý (Managers): Thi hành việc quản lý, tạo ra hệ thống thực thi các chính sách do Ban giám đốc đặt ra, bao gồm việc quản trị rủi ro trên cơ sở hàng ngày.

­ Ủy ban kiểm soát/kiểm toán nội bộ: Kiểm tra sự làm đúng các chính sách do ban lãnh đạo đặt ra, đảm bảo tính đúng đắn việc điều hành công ty, hệ thống kiểm soát và quá trình quản trị rủi ro.


­ Kiểm toán bên ngoài: Đưa ra các ý kiến về các báo cáo tài chính và đánh giá các chính sách quản lý rủi ro.


Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo ngân hàng cần quán triệt công tác

QTRRLS, thực hiện phê duyệt các chiến lược và chính sách QTRRLS và đảm bảo thực hiện những biện pháp cần thiết để giám sát và kiểm soát loại hình rủi ro này theo đúng chiến lược và chính sách đã phê duyệt. Lãnh đạo ngân hàng có trách nhiệm đảm bảo rằng ngân hàng có những chính sách và thủ tục phù hợp để kiểm soát RRLS hàng ngày cũng như dài hạn, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm từng phòng ban trong việc kiểm soát lãi suất.


(2) Vietinbank cần phải thiết lập hệ thống các văn bản về QTRRLS, ban hành các qui định về QTRRLS và lưu đồ trình tự QTRRLS với các nội dung sau:

­ Mục tiêu cuối cùng của QTRRLS do HĐQT đặt ra và cần được chuyển tải thành những tiêu chuẩn hoạt động rõ ràng, dễ hiểu.


­ HĐQT/BGĐ chỉ định thực hiện các Phòng ban (có chức năng nhiệm vụ cụ thể) thực hiện việc đo lường, quản lý, báo cáo RRLS.


­ Cần thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ hiệu quả để kiểm tra qui trình quản trị rủi ro.


­ Kiểm tra việc thực thi và duy trì thông tin quản trị và các hệ thống khác có thể nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát RRLS của ngân hàng. Nội dung cơ bản của qui chế tổ chức và hoạt động của QTRRLS, các chính sách quản trị rủi ro thị trường trong đó có RRLS


Trong chính sách QTRRLS của ngân hàng cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận đó là: (1) Hội đồng quản trị(HĐQT), (2) Ban giám đốc, (3) Phòng quản trị rủi ro, (4) Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, (5) Ủy ban quản lý TSN ­ TSC. Việc phân định rõ ràng các chức năng nhiệm vụ sẽ phân định rõ ràng trách nhiệm khi RRLS xảy ra.


Tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Ủy ban quản lý TSN ­ TSC

(Assets and Liabilities Committee) Vietinbank cần được bổ sung chuẩn mực về mặt lý luận, cụ thể như sau:


(i) Xem xét lại toàn bộ các thông tin về lãi suất thị trường, nền kinh tế

quốc gia và các điều kiện kinh tế, sự cạnh tranh mà có thể ảnh hưởng đến

RRLS của ngân hàng hoặc là các hành động của ngân hàng có thể thực hiện để điều chỉnh các rủi ro này.


(ii) Xem xét lại toàn bộ các thông tin về khối lượng lãi suất và kỳ hạn của các món tiền gửi và cho vay hiện thời và sắp có của ngân hàng mà có thể ảnh hưởng đến RRLS của ngân hàng hoặc những hành động mà Ủy ban quản lý TSN

­ TSC có thể thực hiện để thay đổi rủi ro này. Các thông tin này bao gồm các trạng thái trên bảng TKTS, những sự thay đổi có thể của mức độ hiện thời của TSN và TSC của các trạng thái ngoại bảng, sự thay đổi của các chi phí tín dụng,

kỳ hạn tiền gửi và những sự

thay đổi trong tương lai về

tiền lãi trả

cho các

khoản tiền gửi.


(iii) Định ra những mức thay đổi lãi suất hoặc những trường hợp thay đổi hoàn cảnh kinh doanh để đo lường RRLS dưới những điều kiện khác nhau. Nó bao gồm các trường hợp thay đổi cơ bản, trường hợp khi lãi suất tăng hoặc giảm cực lớn và các tình huống có thể xảy ra. Số tình huống để xác định RRLS cần phải phù hợp với yêu cầu.


(iiii) Giám sát việc sử dụng các hệ thống phần mềm và máy tính dùng để đo lường RRLS và có các đề xuất thay đổi khi ngân hàng cần có sự thay đổi các phần mềm khi cần.


f. Giám sát sự chính xác của các số liệu dùng để tạo ra các báo cáo về RRLS và giám sát sự chính xác của các báo cáo này, và giám sát việc sử dụng

các số liệu đầu ra.


g. Đánh giá các chiến thuật thích hợp để che chắn các RRLS khi Ủy ban quản lý TSN ­ TSC cần thiết phải duy trì một mức rủi ro trong một hạn mức cho phép. Thêm vào nữa các chiến thuật của ngân hàng và phù hợp với việc quản lý các loại rủi ro khác.


h. Thực thi các chiến thuật QTRRLS đã được xác định khi cần thiết để duy trì rủi ro của ngân hàng trong một chính sách hạn mức đã được định trước.


i. Đánh giá việc đo lường RRLS của ngân hàng, thậm chí trong cả trường hợp rủi ro vẫn nằm trong hạn mức đã được xét duyệt trong chính sách. Các nhân tố cần phải cân nhắc bao gồm: sự thay đổi thực tế hay mong đợi của lãi suất hiện hành, thực tế sự thay đổi mong đợi của các điều kiện của thị trường, sự thay đổi đối với thu nhập của ngân hàng cũng như các mức vốn, sự thay đổi các nguồn lực nhân sự dùng để đo lường và QTRRLS.


j. Thực thi việc QTRRLS và các chiến lược để giảm thiểu RR của ngân hàng xuống tới mức thấp hơn mức cao nhất đã được ấn định trong chính sách bất kể khi nào mà Ủy ban quản lý TSN ­ TSC mong muốn mức RR thấp hơn.


k. Giám sát việc thực thi và hiệu quả của hoạt động QTRRLS đã được thông qua, và có thể có các thay đổi khi uỷ ban thấy cần thiết để thực hiện mục tiêu này. Nó có thể sẽ bao gồm việc giám sát bất kỳ sự khác biệt lớn nào giữa kết quả thực thi thực tế và các kết quả ở kỳ trước. Sự đánh giá sự khác biệt này có thể dẫn tới sự cần thiết trong việc điều chỉnh hệ thống quản trị rủi ro. Các hoạt động quản trị rủi ro cũng có thể thay đổi toàn bộ hoặc từng phần.


l. Cung cấp các báo cáo cần thiết cho ban lãnh đạo ngân hàng.


m. Trách nhiệm của các các nhân trong việc đo lường, giám sát và quản


RRLS phải được thực hiện cũng như các bộ phận thay thế khi cần. Các cán bộ này cần phải có đầy đủ kinh nghiệm, được đào tạo và là các chuyên viên có thể hoàn thành tốt các công việc trên. Bất kể khi nào thấy cần thiết Ủy ban quản lý TSN ­ TSC sẽ có các tác động tới giám đốc quản trị rủi ro liên quan đến kinh nghiệm và trình độ của các cán bộ. Tại bất kỳ thời điểm nào dù các hoạt động của ngân hàng có thay đổi như thế nào, dù cho các điều kiện

kinh tế có thay đổi, Ủy ban quản lý TSN ­ TSC tin tưởng rằng nguồn nhân

lực nhân viên và các kiến thức cần thiết đủ để thực hiện các trách nhiệm

này. Giám đốc của Ủy ban quản lý TSN ­ TSC cần phải thông báo cho lãnh đạo ngân hàng càng sớm càng tốt.


n. Kiến nghị các mức thay đổi hạn mức RRLS khi cần.


o. Duy trì các hiểu biết các quy định và luật hiện thời mà có ảnh hưởng tới việc QTRRLS và thông báo cho ban lãnh đạo các điều chỉnh hoặc sự thay đổi của các quy định và luật này.


p. Trợ giúp việc phát triển và duy trì các hệ thống trong ngân hàng, các quy trình, việc kiểm soát nội bộ và các hoạt động đào tạo cần thiết để đảm bảo sự thực hiện của việc QTRRLS.


Để hoàn thiện chính sách QTRRLS, các hạn mức hoạt động là một phần rất quan trọng trong chính sách này. Như phần lý thuyết đã trình bày tại Chương 1, các hạn mức được đặt ra nhằm đảm bảo rủi ro được giữ ở một mức độ nhất định phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Các hạn mức này cần phải tương thích với các phương pháp đo lường RRLS của ngân hàng.


Cuối cùng, ngân hàng cũng cần duy trì một quỹ dự phòng tương xứng với

mức độ RRLS mà mình chấp nhận. Những thay đổi về lãi suất có thể khiến ngân hàng bị mất vốn và thậm chí ở tình huống xấu nhất là ảnh hưởng đến sự sống còn của ngân hàng. Một ngân hàng được coi là có hệ thống QTRRLS vững mạnh khi ngân hàng chuyển tải được mức độ RRLS mà ngân hàng có thể chấp nhận vào tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động của mình. Trường hợp ngân hàng chấp nhận RRLS lớn như là một phần của chiến lược kinh doanh thì cũng cần phải có một lượng vốn lớn phân bổ đặc biệt để hỗ trợ riêng cho rủi ro này.


Việc qui định về vốn chủ sở hữu đã được qui định rõ ràng tại Basel 2 và 3, trong đó có qui định về tỷ lệ tối thiểu của vốn chủ sở hữu trên tổng TSC của ngân hàng, cụ thể nội dung của Basel 2:

+Vốn chủ sở hữu gốc (Core Capital­Tier 1) bao gồm:


­ Vốn cổ đông thông thường (Common Equity)


­ Cổ phiếu ưu đãi (Perpetual Preferered Stock)


­ Lợi ích cổ đông thiểu số (Minority Interests)


­ Trừ đi tài sản vô hình (Goodwill)


Tổng 4 mục trên/ Tổng TSC phân loại theo mức độ rủi ro≥4% + Vốn chủ sở hữu bổ sung (Suplementary Capital­Tier 2) bao gồm:


­ Dự phòng các món vay khó đòi


­ Cổ phiếu ưu đãi (Perpetual Preferered Stock) ­ Món nợ bổ sung có kỳ hạn

≥ 5 năm


­ Trừ đi: các khản đầu tư không hợp nhất (unconsolidated investments) và các khoản nắm giữ chéo (cross holdings)

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí