Thứ ba, việc tăng hay giảm lãi suất tín dụng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm lượng ngoại tệ trong nước. Từ đó, ảnh hưởng đến quan hệ cung, cầu ngoại tệ, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
Vì vậy, người ta sử dụng lãi suất tín dụng làm công cụ để điều hoà cung, cầu ngoại tệ trong nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Thứ Tư, lãi suất tín dụng còn được sử dụng để điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng, khu vực,… nhằm đảm bảo sự thích ứng của nền kinh tế với nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
(ii) Xét trên tầm vi mô:
Thứ nhất, việc tăng giảm lãi suất tín dụng, đặc biệt là lãi suất cho vay,
làm cho các doanh nghiệp được vay ít hay nhiều vốn. Từ đó ảnh hưởng đến
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Cơ Bản Về Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nghiệp Vụ Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lãi Suất Tín Dụng
- Ý Nghĩa Của Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất
- Các Biện Phaṕ Phoǹ G Ngừa, Hạn Chếrui Ro Lãi Suất
- Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
lượng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định thu hẹp hay mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, lãi suất tín dụng là căn cứ để các chủ thể kinh tế lựa chọn cơ hội đầu tư. Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất tín dụng. Cá nhân chỉ gửi tiền tiết kiệm khi lãi suất đem lại cao hơn các khoản đầu tư khác và cao hơn tỷ lệ lạm phát. Như vậy lãi suất tín dụng làm thay đổi tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng của từng doanh nghiệp, cá nhân, đồng nghĩa với việc họ mở rộng hay thu hẹp sản xuất.
Thứ ba, lãi suất tín dụng là công cụ kích thích cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng.
Trong cơ chế tự do hóa lãi suất, thì lãi suất là một công cụ quan trọng để kích thích cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Để tăng khối lượng nguồn vốn huy động, đồng thời mở rộng cho vay đối với khách hàng, các tổ chức tín dụng có thể nâng lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất cho vay. Chỉ có tổ chức tín dụng nào có mức lãi suất linh hoạt, đủ sức hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều vốn và mở rộng việc cho vay. Như vậy, để nâng cao uy tín với khách hàng và tạo được ưu thế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, ngân hàng cần có chiến lược khách hàng, dự báo và phân tích tốt sự biến động của thị trường tín dụng trong nước và quốc tế.
Thứ tư, lãi suất tín dụng là công cụ phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất tín dụng được coi là công cụ quan trọng để phân phối vốn hợp lý và phù hợp với đường lối phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp, hộ nông dân, cá nhân… được ưu tiên đầu tư tín dụng để phát triển, sẽ được vay vốn với mức lãi suất thấp. Ngược lại, để kìm hãm tốc độ phát triển quá nóng của một số ngành thì cần áp dụng mức lãi suất cho vay cao. Như vậy bằng cách đưa ra các mức lãi suất khác nhau có thể tạo ra được sự phân phối, điều chuyển vốn theo đúng mục đích mong muốn. Do người đi vay phải chịu áp lực về tiền lãi phải trả nên sẽ khuyến khích họ sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, trả nợ đúng hạn để giảm được chi phí và có lợi nhuận trong kinh doanh.
1.2. Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm rủi ro lãi suất.
Có rất nhiều cách hiểu rủi ro khác nhau, có nhiều định nghĩa về rủi ro của các nhà kinh doanh. Thật khó có thể thâu tóm một định nghĩa về rủi ro chuẩn xác cho mọi môi trường kinh doanh cũng như mọi giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội. Chính vì vậy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhưng cách tiếp cận phổ biến nhất khi xem rủi ro như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại
tài chính. Thuật ngữ rủi ro được sử
dụng với ý nghĩa như
là “sự
không chắc
chắn” để mô tả sự biến động tỷ suất sinh lời của một tài sản nào đó.
Rủi ro lãi suất (RRLS) là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Đây là rủi ro mang tính đặc trưng của bất kỳ một NHTM nào. Quá trình chuyển hoá tài sản được coi như một chức năng đặc biệt cơ bản của hệ thống ngân hàng. Quá trình chuyển hoá tài sản bao
gồm việc mua các chứng khoán sơ
cấp, tức là sử
dụng vốn và phát hành các
chứng khoán sơ cấp, tức là huy động vốn. Kỳ hạn và mức độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tư thuộc Tài sản có (TSC) thường không cân xứng với các chứng khoán thứ cấp thuộc tài sản nợ (TSN). Chính sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN làm cho ngân hàng phải chịu RRLS khi lãi suất trên thị trường biến động [V31]; [V23]; [V18].
RRLS là khả năng ngân hàng phải đối mặt với sự suy giảm lợi nhuận hoặc những tổn thất về tài sản do sự biến động của lãi suất. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất.
1.2.2. Các loại rủi ro lãi suất
Theo Peters. Rose (1998), Rủi ro lãi suất được chia thành 3 loại: Rủi ro hiển nhiên (Outright Risk), rủi ro đường cong lợi suất (Yield Curve Risk), rủi ro cơ bản (Basic Risk) [V27].
Rủi ro hiển nhiên (Rủi ro đánh giá lại hay rủi ro chênh lệch kỳ hạn): Là rủi ro gây ra do đường cong lãi suất chuyển dịch song song lên hoặc xuống, các kỳ hạn khác nhau sẽ biến đổi giống nhau.
Rủi ro đường cong lợi suất: Là rủi ro gây ra do đường cong lãi suất thay đổi hình dạng. Khi lãi suất thay đổi lãi suất của các kỳ hạn khác nhau sẽ thay đổi khác nhau. Rủi ro đường cong lãi suất là rủi ro mà khi đường cong lợi suất trở nên đảo ngược khi lãi suất của kỳ ngắn hạn trở nên cao hơn lãi suất của kỳ dài hạn.
Rủi ro cơ bản: Là rủi ro gây ra khi có sự thay đổi không đồng đều của các cơ sở lãi suất khác nhau. Ví dụ như bên TSC, cho vay đồng đô la Mỹ dựa trên cơ sở lãi suất LIBOR, trong khi đó bên TSN đi vay lại dựa trên cơ sở lãi suất SIBOR mà hai cơ sở lãi suất này thay đổi khác nhau. Như vậy sẽ có RRLS gọi là rủi ro cơ bản trong trường hợp này.
Nếu căn cứ giá trị, RRLS chia 2 loại là rủi ro về thu nhập và Rủi ro giảm giá trị tài sản.
Rủi ro về thu nhập: Là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Đây là sự rủi ro mà sự thay đổi của lãi suất sẽ khiến các chi phí về huy động vốn và các khoản lãi thu được từ các khoản cho vay thay đổi những lượng khác nhau. Điều này khiến cho thu nhập của ngân hàng bị thay đổi theo [V23].
Rủi ro giảm giá trị tài sản: Loại RRLS này sẽ khiến cho giá trị của TSC
và TSN của ngân hàng thay đổi những lượng khác nhau làm cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thay đổi theo. Thật vậy, giá trị thị trường của TSC hay nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó nếu lãi suất thị trường tăng lên mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên và do đó, giá trị TSC và TSN giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị TSC và TSN tăng lên. Như vậy có thể thấy giá trị ròng của ngân hàng luôn thay đổi không ngừng và phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường.
Mục tiêu quan trọng trong hoạt động QTRRLS là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định.
Hệ số
chênh lệch lãi
Thu nhập lãi Chi phí
thuần
(NIM)
Trong đó:
= lãi x 100% Tổng TSC sinh lời
Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khoán,…
Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay,..
Tổng TSC sinh lời = Tổng TSC Tiền mặt và Tài sản cố định
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
(i) Sự biến động của lãi suất trên thị trường
Sự biến động của lãi suất chịu ảnh hưởng của các quy luật khách quan quy luật giá cả trên thị trường. Quy luật đó lại có mối quan hệ tác động qua lại với các quy luật khác.
Lãi suất thị trường của
một khoản =
Lãi suất thực của các
chứng khoán không có rủi + ro (như lãi suất trái phiếu
Phần bù rủi ro cho vay: rủi ro không thu hồi được nợ, rủi ro lạm phát,
vay hay của
chính phủ được điều
rủi ro kỳ hạn, rủi ro về
một chứng khoán
chỉnh theo lạm phát)
khả năng tiêu thụ, rủi ro thu hồi
Các bộ phận cấu thành lãi suất: Cung cần vốn trên thị trường; chính sách điều hành của chính phủ và ngân hàng nhà nước; lạm phát của nền kinh tế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư; cơ hội kinh doanh trên thị trường…
Vì vậy, các nhà quản trị ngân hàng muốn dự báo chính xác về lãi suất thị trường cần phải có khả năng dự báo những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả những nhân tố cấu thành lãi suất được đề cập ở trên.
Sự biến động về lãi suất có thể đưa đến những rủi ro trong việc tái tài trợ TSN, tái đầu tư TSC hoặc rủi ro giảm giá trị tài sản, cụ thế:
Trường hợp ngân hàng duy trì TSC có kỳ hạn dài hơn so với TSN
Trong trường hợp này, ngân hàng đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với TSN (đầu tư vào tài sản lãi suất cố định nhưng huy động với lãi suất thả nổi). Giả sử lãi suất huy động là 9%/năm kỳ hạn 1 năm và lãi suất đầu tư là 10%/năm kỳ hạn 2 năm. Nếu khoản đầu tư 100 triệu đồng kỳ hạn 2 năm được tài trợ bằng vốn huy động kỳ hạn 1 năm thì trong năm thứ 1 ngân hàng sẽ thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 1%. Vì lãi suất huy động có thể thay đổi từ
năm thứ 1 sang năm thứ 2 nên ngân hàng luôn đứng trước RRLS. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động vốn trong năm kế tiếp tăng lên trên mức lãi suất đầu tư, ví dụ sang năm thứ 2 lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm là 11% thì lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư sẽ là một số âm =100 (10% 11%) = 1 triệu đồng.
Trường hợp ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài và đầu tư có kỳ hạn ngắn:
Lúc này ngân hàng đứng trước rủi ro về lãi suất tái đầu tư TSC (đầu tư
vào tài sản với lãi suất thả nổi nhưng huy động với lãi suất cố định). Giả sử
ngân hàng huy động vốn với lãi suất 9%/năm kỳ hạn 2 năm và đầu tư vào TSC mức lãi suất 10%/năm, kỳ hạn 1 năm. Nếu sang năm thứ 2 lãi suất đầu tư giảm xuống còn 8% thì ngân hàng sẽ chịu 1 khoản lỗ do lãi suất đầu tư thấp hơn lãi suất huy động 1%.
(ii) Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN
Thời hạn mà ngân hàng huy động được nguồn vốn sẽ quyết định tính chất rủi ro mà nó đương đầu.
Nếu thời hạn cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ chấp nhận vị thế tái tài trợ.
nó, thì ngân hàng
Nếu thời hạn cho vay < thời hạn nguồn vốn tài trợ chấp nhận vị thế tái đầu tư.
nó, thì ngân hàng
Ngoài RRLS tái tài trợ
tài sản hoặc tái đầu tư
TSC thì khi lãi suất thị
trường thay đổi ngân hàng có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản
Giá trị thị trường của TSN và TSC dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó nếu lãi suất của thị trường tăng lên thì giá trị hiện tại của TSN và
TSC giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của TSC và TSN tăng lên. Do đó, nếu kỳ hạn của TSC và TSN không cân xứng với nhau, ví dụ TSC có kỳ hạn dài hơn TSN thì khi lãi suất thị trường tăng giá trị TSC giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sự giảm giá trị của TSN. Rủi ro giảm giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi thuộc về RRLS dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng.
Như vậy, nếu ngân hàng duy trì cơ cấu TSC và TSN với những kỳ hạn không cân xứng với nhau, thì phải chịu những rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ TSC và TSN; hoặc rủi ro về lãi suất do giá trị của tài sản thay đổi khi lãi suất thị trường biến động.
1.3. Quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái niệm về quản trị rủi ro lãi suất
Quản trị là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản trị đến đối tượng chịu sự quản trị nhằm sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng và
cơ hội để
đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề
ra trong mỗi thời kỳ
với
phương châm tối ưu hóa chi phí được sử dụng vào quá trình đó, đồng thời đảm bảo tăng lợi nhuận [V31]; [V23]; [V18].
Trong hoạt động kinh tế, quản trị là rất cần thiết vì nó sẽ giúp gia tăng hiệu quả. Trong cùng một điều kiện như nhau, những người nào biết quản trị tốt hơn, khoa học hơn thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một ngân hàng mong muốn,
nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của ngân hàng đang gánh chịu và sử
dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro dự tính.