Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 11

trọng vào các chính sách mang tính đặc thù đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp...Mặc dù hình thức tổ chức các phong trào thi đua có thay đổi nhưng phần lớn vẫn còn theo lối mòn, nhất là khâu phát động, triển khai các phong trào thi đua, do đó chưa tạo được hiệu ứng nên mức lan tỏa sâu rộng đến các đối tượng. Các phong trào thi đua ngắn hạn của các Trường tạo được bầu không khí thi đua sôi nổi, khơi dậy tinh thần hăng hái trong công tác của toàn viên chức, lao động. Các phong trào thi đua dài hạn được phát động số lượng rất hạn chế, một số phong trào thi đua dài hạn được phát động với khí thế sôi nổi nhưng lại không thể duy trì theo tinh thần của phong trào đưa ra, công tác kiểm tra, đôn đốc, theo dõi thực hiện đ ô i k h i còn lỏng lẻo. Việc triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn do kinh phí hoạt động hạn hẹp và duy trì các nguồn lực khác trong thời gian dài.

Hoạt động của các khối thi đua cũng chưa thật sự hiệu quả. Trong thời gian qua, ngoại trừ khối thi đua các đơn vị lớn có nội dung sinh hoạt thiết thực, đều đặn, các khối thi đua còn lại chủ yếu tổ chức sinh hoạt, giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao; cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên đề còn mang tính hình thức, tính hội nghị nên đôi lúc tạo cảm giác nhàm chán, không thiết thực, chưa thu hút được sự quan tâm của viên chức quản lý cũng như bộ phận thừa hành.

Việc tổ chức đăng ký, xét, công nhận các sáng kiến, đề tài phục vụ việc bình xét các danh hiệu thi đua còn nhiều bất cập, mang tính hình thức, đối phó, ai cũng phải có nội dung đăng ký cho mình, nếu người nào đó thờ ơ, không quan tâm đăng ký cũng sẽ được đăng ký hộ và triển khai lại để đảm bảo thành tích khen thưởng của cơ quan, đơn vị mình. Việc đăng ký thi đua còn chưa sát với vị trí việc làm đảm nhiệm.

Chưa có phần mềm hỗ trợ theo dõi nên khó kiểm tra đối chiếu dẫn đến một số đề tài, sáng kiến kinh nghiệm khi ra hội đồng xét bị trùng lặp, công tác rà soát các danh hiệu thi đua, khen thưởng được tiến hành theo phương pháp thủ công

gây tốn nhiều thời gian, dễ nhầm lẫn sai sót trong khâu tổng hợp.

- Trong công tác tuyên tuyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng

Hiệu quả hoạt động tuyên truyền phổ biến hướng dẫn thực hiện thi đua khen thưởng vẫn chưa đạt hiệu quả tối ưu, một số thủ tục vẫn phải thực hiện nhiều lần. Các hoạt động phát thanh, Trang thông tin điện tử luôn được duy trì thường xuyên, liên tục tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả cao, các hình thức tuyên truyền chưa gắn kết với nhau còn rời rạc và manh mún. Giao diện Trang web thông tin địa phương mặc dù gần gũi với người dùng nhưng nội dung còn nghèo nàn, điển hình là nội dung chuyên mục văn bản về thi đua khen thưởng chưa cập nhật kịp thời các quy định hiện hành, lượt truy cập còn khá thấp do phương tiện truy nhập, kết nối internet chưa đầy đủ.

Thông tin tuyên truyền ở mức độ phản ánh thông tin; chưa đi sâu vào bản chất, qua trình vận động, nét mới và sáng tạo của gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới. Đặc biệt sự hấp dẫn, lôi cuốn thuyết phục trong thông tin tuyên truyền chưa được hiệu quả.

Trong các cuộc họp bình xét vẫn còn diễn ra tình trạng trong cuộc họp thì nhất trí sau cuộc họp lại bàn tán. Điều này thể hiện sự thiếu nhất quán về tư tưởng của các thành viên tham dự, do đó rất khó có thể tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện đúng đắn các quy định pháp luật.

- Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm về thi đua, khen thưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Công tác đào tạo kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực về thi đua, khen thưởng vẫn chưa được huyện quan tâm tổ chức thực hiện thường xuyên. Hình thức đào tạo bồi dưỡng thường chỉ tổ chức trong thời gian ngắn hạn cộng với khả năng lĩnh hội và điều kiện vận dụng kiến thức mới của cán bộ, công chức tại địa phương còn hạn chế nên kết quả công tác chuyên môn công tác của cán bộ, công chức sau các buổi tập huấn cơ bản chưa có chuyển biến rõ nét.

Hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực hiện tại của các trường còn bất cập, chưa ngang tầm nhiệm vụ, cụ thể là: Ngoài các phòng Tổ chức là đơn vị Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng, thì các các đơn vị trực thuộc khác chỉ có viên chức được giao kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng nên thiếu tính ổn định, chuyên nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ của nguồn nhân lực này còn nhiều hạn chế. Chưa kể là hoạt động của các thành viên Hội đồng Thi đua - khen thưởng cũng đều hoạt động kiêm nhiệm nên không có dành nhiều thời gian để nghiên cứu sâu về công tác thi đua, khen thưởng, ít có điều kiện cập nhật kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động; năng lực hoạch định chính sách của cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng còn hạn chế, mục tiêu và biện pháp chưa thống nhất, đồng bộ, tương thích và chưa đảm bảo tương quan với các chính sách xã hội khác.

Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 11

Theo định kỳ tầm 3-5 năm công tác, một viên chức đang phụ trách thi đua khen thưởng được điều chuyển sang vị trí công tác khác do đó phải bố trí lại người mới làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý về thi đua khen thưởng. Phong cách, tác phong làm việc của viên chứ vẫn còn sức ì trong công tác, làm việc cầm chừng, hiệu quả thấp, còn trông chờ, ỷ lại vào tập thể, ỷ lại cấp trên do đó chất lượng công tác tham mưu của viên chức thi đua, khen thưởng còn nhiều hạn chế.

- Trong công tác sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng, đánh giá các hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng:

Ở một số đơn vị, đơn vị công tác sơ kết, tổng kết, bình xét, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng còn chung chung, hình thức, nhất là phần thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết, các báo cáo tham luận còn theo lối mòn nên chưa thu hút được các đại biểu tham gia hội nghị. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn, làm cho công tác thi đua, khen thưởng còn chậm đổi mới và chưa

mang lại hiệu quả nhiều biến chuyển nổi bật.

Cách trao thưởng tại các trường chưa có gì mới mẻ, sáng tạo. Các buổi lễ trao thưởng thường được tổ chức khá đơn giản do đó chưa tạo được tâm lý vinh dự khi đón nhận phần thưởng. Giá trị phần thưởng thường chỉ mang tính “động viên” chưa thực sự tạo được khích lệ tinh thần lao động, cống hiến cho cơ quan, đơn vị, xã hội.

Công tác khen thưởng chưa bám sát phong trào thi đua, vẫn còn tình trạng khen thưởng tràn lan, trùng lặp và chưa công bằng. Khi xét khen thưởng, các đơn vị phần lớn tập trung đề nghị khen thưởng chức danh lãnh đạo hoặc khen thưởng tập thể lớn mà ít chú ý tôn vinh tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp dẫn đến sự động viên không thiết thực, giảm ý nghĩa của phong trào thi đua. Việc khen thưởng gương người tốt, việc tốt, tài năng trẻ chưa được quan tâm đầy đủ. Tỷ lệ khen thưởng đối với người không giữ chức vụ lãnh đạo còn thấp, đặc biệt đối với các hình thức khen thưởng ở cấp cao.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng:

Được thực hiện lồng ghép với công tác kiểm tra nhiệm vụ c á c t r ư ờ n g hàng năm nên giảm được áp lực cho cơ sở khi phải tiếp quá nhiều đoàn kiểm tra. Tuy nhiên việc thực hiện lồng ghép một lúc nhiều nội dung trong một đợt kiểm tra theo kế hoạch nên chủ yếu là dựa trên các báo cáo do các đơn vị được kiểm tra chuẩn bị, chưa tiến hành kiểm tra trên hồ sơ thực tế, do đó còn mang tính hình thức, chưa thật sự sâu sát.

Thực trạng kiểm tra, giám sát giữa các đơn vị thành viên trong Khối, Cụm thi đua chưa được quan tâm, chú trọng, do vậy, những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị cơ sở chưa được chia sẻ và tháo gỡ kịp thời. Nguyên nhân là do lịch công tác chuyên môn khá dày đặc, thời gian dành cho công tác kiểm tra chéo giữa các đơn vị trong cụm thi đua hạn chế, cơ chế phối hợp giữa các

tổ chức kiểm tra còn nặng nề về quy trình, thủ tục. Thực tế là việc lập đoàn kiểm tra thường phải huy động nhiều thành viên thuộc các ban, ngành khác nhau do đó nếu kiểm tra tập trung dài hạn sẽ ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của nhà trường.

Việc kiểm tra về tính hiệu quả của các sáng kiến như tính mới, tính ứng dụng và khả năng nhân rộng của sáng kiến vẫn còn hạn chế. Người nào viết sáng kiến hay, báo cáo sáng kiến tốt sẽ được hội đồng thi đua của các đơn vị thông qua đề nghị tỉnh công nhận.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, Ban giám hiệu từng trường còn chưa đầy đủ, toàn diện, chưa bám sát thực tiễn để tổ chức, phát động các phong trào thi đua, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị nên hiệu quả còn hạn chế. Ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền các Trường chưa nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, vị trí và tầm quan trọng và tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới. Sự chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan chức năng trong công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều bất cập, thiếu sự nhắc nhở thường xuyên trong việc tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra hoạt động.

Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác thi đua ở các trường chưa được chú trọng phát huy mạnh mẽ. Công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện phong trào thi đua, công tác khen thưởng ở các cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến còn chưa được coi trọng đúng mức, động viên khuyến khích chưa được kịp thời.

Cơ chế thông tin tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng thiếu những ý tưởng sáng tạo, độc đáo thu hút sự quan tâm của viên chức, lao động. Công tác thông tin tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, các nhân

tố mới và điển hình tiên tiến còn ít.

Năng lực tham mưu của viên chức làm công tác này còn hạn chế. Nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao, phần lớn cán bộ phụ trách thi đua, khen thưởng ở các trường đều kiêm nhiệm vì vậy nghiệp vụ, chuyên môn làm thi đua chưa sâu, dẫn đến chất lượng tham mưu, đề xuất chưa thật sự hiệu quả. Thường xuyên có sự điều chuyển thay đổi vị trí công tác do vậy thiếu tính kế thừa, năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ viên chức chưa đồng đều. Một số viên chức chưa có sự đầu tư nghiên cứu đúng mức, từ đó kết quả tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chưa đi vào chiều sâu, còn mang tính thời vụ, đối phó. Cùng với đó, công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho viên chức làm thi đua chỉ dừng lại ở những buổi tập huấn ngắn hạn, thông thường là 01 ngày trong 01 năm vì vậy không có đủ thời gian để cơ quan chuyên trách và báo cáo viên truyền đạt đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng, vì vậy phần nào hạn chế hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở.

Chất lượng công tác khen thưởng còn hạn chế; không ít cơ quan, tổ chức có tư tưởng cào bằng, bình bầu các tập thể, cá nhân xuất sắc trong năm thực hiện theo chế độ luân phiên, do đó không tạo được động lực phấn đấu cho viên chức, người lao động.


Tiểu kết Chương 2

Ở Chương 2, luận văn trình bày khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk và tổng quan về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, những kết quả đạt được về công tác thi đua, khen thưởng. Làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tình thông qua các nội dung cơ bản: Xây dựng và ban hành văn bản về thi đua, khen thưởng; xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng và đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Qua đó, đưa ra đánh giá về ưu điểm, hạn chế còn tồn tại phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó trong quá trình quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Từ việc phân tích thực trạng các nội dung trên, tác giả đã phát hiện ra những vấn đề có căn cứ lý luận và thực tiễn để làm cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp, khả thi cho đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ

NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Cơ sở khoa học của các giải pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Từ những căn cứ pháp lý được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng: Luật sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

Từ phương hướng của địa phương: Tiếp tục quán triệt và thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị của Bộ Chính trị; đường lối, chính sách của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng nhất là Luật sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các văn bản có liên quan của Tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch phát triển kinh - tế xã hội của Uỷ ban nhân dân tỉnh năm 2020 triển khai, cụ thể hóa thành chương trình hành động với những nội dung thi đua thiết thực. Nội dung phong trào thi đua cần chú trọng tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án trọng điểm, Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững gắn với nông thôn mới, đô thị văn minh, để chào mừng Đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn của quê hương đất nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023