Thực Hiện Các Chính Sách, Quy Định Trong Quản Lý Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Cộng Đồng


cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch khác. Riêng khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao. Khách sạn từ 1 - 3 sao do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định cấp. Các loại hình còn lại thì sẽ được cơ quản QLNN du lịch cấp tỉnh kiểm tra cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định và có thông báo bằng văn bản.

- Nội dung chính sách trong phát triển DLCĐ: Theo Luật Du lịch thì chính sách phát triển du lịch (trong đó có du lịch cộng đồng) gồm có:

+ Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch (du lịch cộng đồng) để đảm bảo du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

+ Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển gia trị tài nguyên du lịch; lập quy hoạch về du lịch; xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương; xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển du lịch.

+ Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động DLCĐ sau đây: Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch; nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đầu tư và phát triển điểm du lịch, sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch; phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực tại địa phương; đầu tư hình thành


khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắp phục vụ khách du lịch.

+ Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

1.2.5.4. Thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng

Khi các chính sách, quy định được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan QLNN sẽ là cơ quan được giao chủ trì theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện và có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền, công bố đến các đối tượng có liên quan như: các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cơ quan QLNN cấp huyện, các khu, điểm du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, công bố và phổ biến các chính sách pháp luật đến các tổ chức, cá nhân liên quan thông qua phương tiện thông tin truyền thông, tập huấn, hội nghị, hội thảo... về các nội dung chính sách, quy định có liên quan để hiểu và biết để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 5

1.2.5.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt động của du lịch cộng đồng

Công tác thanh tra, kiểm tra là việc làm nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật tại các điểm DLCĐ. Theo Luật Du lịch 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan một số lĩnh vực như kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, các loại hình dịch vụ khác, điểm du lịch và khu du lịch địa phương.

1.3. Mô hình và kinh nghiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh về du lịch cộng đồng trong và ngoài nước


1.3.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng

Trên cả nước có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển khá thành công ở các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như ở Lào Cai, Hà Giang v.v.. DLCĐ đã mang lại hiệu quả thiết thực và phát huy thế mạnh văn hóa bản địa, tập tục, truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Đồng thời, góp phần xoá đói giảm ngh o, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương. Từ năm 1997, DLCĐ đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam như Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam,...Cho đến nay, sau hơn 20 năm phát triển, DLCĐ đã mở rộng ra trên cả ba miền.

Thời gian gần đây, cùng với trào lưu khách du lịch quốc tế tham gia loại hình du lịch trải nghiệm cộng đồng gia tăng mạnh trên toàn cầu, hoạt động DLCĐ đã trở nên sôi động hơn và thu hút sự quan tâm phát triển ở nhiều địa phương như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,… kể cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng. Thực tế chứng minh, DLCĐ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho người dân địa phương thông qua tạo ra công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống cộng đồng và có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xoá đói giảm ngh o của Đảng và Nhà nước.

Ở một số địa phương như Sapa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La), Pù Luông (Thanh Hóa) Hội An (Quảng Nam), Cái B (Tiền Giang) … một số mô hình DLCĐ đã góp phần thay đổi đáng kể sinh kế của người dân địa phương. Từ những vùng, địa phương kinh tế còn khó khăn, nhờ


hoạt động du lịch, sinh kế của người dân đã được cải thiện rõ rệt, từng bước bắt kịp những tỉnh, địa phương có hoạt động kinh tế-xã hội phát triển.

Thông qua hoạt động DLCĐ, nét văn hóa truyền thống, thói quen sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số trở thành yếu tố hấp dẫn du khách quốc tế đến khám phá, trải nghiệm. Tại Việt Nam, các dự án DLCĐ ở các thôn, bản như Thanh Phú, Bản Hồ, Tả Van, San Xả Hồ, Tả Phìn, Bắc Hà (Lào Cai); DLCĐ ở Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), DLCĐ Cơ Tu (Nam Giang, Quảng Nam); Buôn Đôn, Buôn Trí A (Đắk Lắk), xã Lát (Lâm Đồng), ... đã dựa trên bản sắc văn hóa của đồng bào Thái, Mường, Dao, Raglây, Cơ Tu, Êđê, Cơho,… để tạo thành những sản phẩm DLCĐ độc đáo, thu hút du khách.

Từ thực tế phát triển mô hình DLCĐ của các địa phương trên cả nước, tác giả đúc rút ra các bài học kinh nghiệm về phát triển DLCĐ cụ thể như sau: Một là, thực hiện tốt công tác quy hoạch; lập Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các điểm du lịch cộng đồng để bảo tồn kiến trúc nhà, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa, nghề truyền thống của người bản địa để khai thác

phát triển du lịch.

Hai là, xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe, trang thiết bị tối thiểu phục vụ khách nghỉ); tạo cơ chế để hộ gia đình, cá nhân người đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn, buôn có tiềm năng phát triển du lịch có thể trực tiếp, hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng.

Ba là, thực hiện tốt công tác quảng bá du lịch, xây dựng trang thông tin điện tử, video clip, sách ảnh, tờ gấp, giới thiệu về các điểm tour du lịch cộng đồng; tổ chức các đoàn Presstrip đến để viết bài, quay phim giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch cộng đồng cho du khách trong nước và quốc tế.

Bốn là, nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các hộ


kinh doanh phải tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết minh để nâng cao chất lượng phục vụ, giao tiếp; nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển du lịch.

Năm là, phải công nhận các điểm du lịch cộng đồng và thành lập Ban Quản lý để ban hành nội quy, quy chế nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý tại các điểm Du lịch cộng đồng cũng như có quy định phân chia lợi nhuận nhằm đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng.

Sáu là, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng dựa trên những tài nguyên du lịch của địa phương như: Dịch vụ lưu trú cần chọn loại hình nhà ở phù hợp bản sắc văn hóa và nhu cầu của khách; dịch vụ ăn, uống thì cần nghiên cứu sâu về văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng dân tộc thiểu số tránh tình trạng lặp lại một vài món quen thuộc giống nhau; phải xây dựng chương trình văn nghệ dân tộc mang bản sắc riêng; các điểm du lịch cộng đồng cần nghiên cứu xây dựng các chương trình trải nghiệm khác biệt.

Bảy là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận động người dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, đặc biệt là giữ gìn môi trường nước tại các điểm du lịch cộng đồng

Tám là, lồng ghép các chương trình có nguồn vốn như chương trình nông thôn mới, chương trình hỗ trợ giảm ngh o, các dự án phi chính phủ để có nguồn lực hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, kỹ năng nghề thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển.

1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực

1.3.2.1. Kinh nghiệm của Campuchia

Campuchia đã thành công trong việc phát triển của các điển hình tốt dựa trên “phương pháp tiếp cận có sự tham gia” của nguyên tắc 4P và 5A,


gồm: Public – Private -People – Partnership (Mối quan hệ đối tác Công – Tư

– Người dân) và Attitude – Access – Accommodations – Attractions – Advertising (Thái độ – Khả năng tiếp cận điểm đến – Cơ sở lưu trú – Điểm thu hút – Quảng cáo).

Bài học điển hình của tỉnh Chi Phat: Trước năm 2007, tỉnh Chi Phat phải đối mặt với nạn phá rừng do làm nương rẫy, lấn chiếm đất công để xây dựng và sự xuống cấp của thế giới hoang dã do tác động của nạn buôn bán động vật trái phép. Khoảng 10.000 người dân sống trực tiếp hoặc dán tiếp dựa vào lợi ích của đa dạng sinh học, 60 sống với mức dưới 1,5 USD/ ngày và gần 30 sống hoàn toàn dựa vào khai thác, chặt phá rừng và săn bắt động vật. Năm 2007, mô hình DLCĐ của Chi Phat được thành lập với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Liên minh cứu hộ động vật hoang dã, chuyển đổi sinh kế thông qua hoạt động du lịch, giảm bớt nguy cơ phá hủy các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Chi Phat đã phát triển DLCĐ dựa trên sự tham gia và làm chủ của cộng đồng địa phương với các mục tiêu cụ thể như: bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn văn hóa địa phương; cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương; giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và địa phương; trao quyền cho các cộng đồng quản lý DLCĐ độc lập. Thực tế, Chi Phat đã xây dựng các tổ công tác, lập kế hoạch, hoạch định chính sách, theo dõi, giám sát các nội dung công việc cần làm; triển khai kế hoạch công tác hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn ASEAN về du lịch cộng đồng; tổ chức các cuộc hội thảo của thành viên cộng đồng; Đánh giá thử nghiệm kết quả thực hiện kế hoạch theo tiêu chuẩn ASEAN và tiếp tục phấn đấu đáp ứng cao nhất yêu cầu của tiêu chuẩn.

Cơ chế tài chính: Các nguồn thu tài chính cho mô hình DLCĐ của Chi Phat từ các tổ chức phi chính phủ và từ khách du lịch. 20 tổng số đó được đóng góp cho quỹ phát triển DLCĐ, trong đó: Tiết kiệm 14 ; chi phí cho vận


hành dự án, duy trì sản phẩm, hoạt động và thu gom rác thải 25 ; phát triển cộng đồng, đường xá, trường học, chùa, cầu và các công trình công cộng 2 ; hỗ trợ kiểm lâm 5 ; marketing 7 ; hỗ trợ người già và hoạt động từ thiện 1 ; hỗ trợ Ban quản lý DLCĐ 45 ; hỗ trợ quỹ tham gia phát triển du lịch sinh thái 1% [3].

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Lào

Hiện nay, Lào có trên 50 sản phẩm DLCĐ tại 11 tỉnh trong cả nước, gồm những sản phẩm chính như: khám phá đường mòn (trekking); homestay; tham quan bằng tàu; cưỡi voi, quan sát các loài chim; bán sản phẩm thủ công; cắm trại; biểu diễn văn hóa.

Bài học điển hình của DLCĐ tỉnh Nam Nern với sản phẩm công viên bảo tồn động vật hoang dã Nam Nern (Nam Nern Night Safari): công viên nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn Nam Et-Phou, thuộc tỉnh Huaphan. Chương trình DLCĐ này do Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã phối hợp xây dựng với 14 bản của tỉnh Huaphan. Có 5 nhóm công tác tham gia cung cấp dịch vụ, mỗi nhóm khoảng 5-10 người, gồm nhóm hướng dẫn viên, tàu tham quan, nấu ăn, cắm trại và sản xuất thủ công.

Cơ chế tài chính: Thu nhập được chia đều cho 14 bản và quỹ đóng góp trực tiếp cho bảo vệ rừng, bảo tồn và các chương trình phát triển kinh tế dựa trên hoạt động du lịch của các bản.

Kết quả trong việc áp dụng tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN: Lào đã thực hiện 2 khóa tập huấn cho đào tạo viên, các hội thảo phổ biến Tiêu chuẩn, đánh giá các cộng đồng mục tiêu; 2 cộng đồng đã nhận được giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN năm 2017. Trong tương lai, Lào sẽ tiếp tục các hoạt động nâng cao nhận thức về DLCĐ và du lịch sinh thái, đồng thời, lựa chọn và phát triển các cộng đồng mục tiêu đáp ứng đủ tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN [12].


1.3.2.3. Kinh nghiệm của Myanmar

Xây dựng tiêu chuẩn du lịch cộng đồng áp dụng cho 15 điểm du lịch, chú trọng tới các tiêu chí về quản lý. Bộ Du lịch Myanmar quy định các dự án do Bộ quản lý trong 3 năm đầu, sau đó chuyển giao quyền quản lý cho địa phương. Thành lập Tổ công tác phát triển du lịch Thandaunggyi, bao gồm:

a) Hội đồng tư vấn, thành phần gồm Tổ chức Xã hội dân sự và Chính phủ;

b) Tổ chức thực hiện gồm các thành viên của khoảng 15 thôn và cân bằng về giới; c) Tổ chức hỗ trợ gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs).

Bài học điển hình của điểm du lịch Thandaung-Gyi ở bang Kayin phía Bắc Myanmar: Du lịch được xem như là một ngành kinh tế, trong khi vẫn bảo tồn bản sắc cộng đồng. Chú trọng phát triển du lịch phù hợp với sức chứa của điểm đến. Các sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm: du lịch nông nghiệp; B&B; đường mòn khám phá các đồi ch (đi bộ hoặc đạp xe), bản làng, thác và suối khoáng nóng; làng nghề truyền thống giỏ mây tre; lễ hội Karen mừng năm mới và vụ mùa. Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch năm 2015 xác định tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Cụ thể: Việc quy hoạch cho điểm đến đều phải chú trọng đến vai trò của người dân địa phương và quản lý du lịch, phù hợp với chính sách chung của quốc gia về sự tham gia của cộng đồng trong du lịch. Các dự án thí điểm tại các địa điểm lựa chọn sẽ giới thiệu các điển hình tốt trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ, các nhóm dân tộc thiểu số và người ngh o, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cho cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp tư nhân [8].

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí