Thực Trạng Qlnn Về Nước Thải Của Các Doanh Nghiệp Trong Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Đắklắk.


nghiệp trong các Khu Công Nghiệp.

Chương 2. Thực trạng QLNN về nước thải của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk.

Chương 3. Giải pháp, hoàn thiện QLNN về nước thải của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk.


CHƯƠNG 1

CỞ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NƯỚC THẢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.1. Nước thải khu công nghiệp

1.1.1. Khu công nghiệp, Doanh nghiệp khu công nghiệp

a. Khái niệm Khu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Khu công nghiệp ( KCN) đã hình thành và phát triển ở các nước tư bản phát triển vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một định nghĩa được thừa nhận chung về KCN. Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trưng của KCN. Các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về KCN. Theo thuật ngữ tiếng Anh, KCN được dùng là Idustrial estates, industrial zone, export processing zone hay industrial park. Đây là những khái niệm đã trở lên khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các KCN được thành lập ở nhiều nước nhằm thực hiện mục tiêu thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài và thực hiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước, hướng về xuất khẩu.

Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), “KCN là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp xây dựng trên một vùng có thuận lợi về các yếu tố địa lý, tự nhiên, kết cấu hạ tầng, xã hội… để thu hút đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh”. [29, tr.40]

Quản lý nhà nước về nước thải ở các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 3

Ở Philipine, theo luật về các KKT đặc biệt năm 1995, KCN được định nghĩa như sau: “KCN là một khu đất được chia nhỏ và xây dựng căn cứ vào một quy hoạch toàn diện dưới sự quản lý liên tục thống nhất và với các quy định đối với cơ sở hạ tầng cơ bản và các tiện ích khác, có hay không có các nhà xưởng tiêu chuẩn và các tiện ích công cộng được xây dựng sẵn cho việc sử dụng chung trong KCN”[22].

Ở nước ta, theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về KCN thì: “ KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập


theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ” [9] .

Theo Điều 3, Luật số 67/2014/QH13 - Luật Đầu tư của Quốc Hội ban hành ngày 26/11/2014: “ KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp” [23]. Từ các khái niệm trên thì chúng ta có thể hiểu rằng , KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ. Cơ sở hạ tầng của KCN được đầu tư đồng bộ như: Hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thu gom và xử lý chất thải đảm bảo có sự kết nối thuận tiện với khu vực.

Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý KCN, KKT thì KCN là:

“ Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo các quy định”[10].

Theo tác giả, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ. KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập.

Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái.

“Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp”.

Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công


nghiệp[8].

Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp[8].

KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập.

Đặc điểm của Khu công nghiệp:

- Các khu công nghiệp được hình thành với những điều kiện địa lý, mặt bằng, giao thông… thuận lợi, với những ưu đãi về giá thuê đất, về các chính sách linh hoạt và thủ tục hành chính đơn giản tạo điều kiện để các chủ đầu tư giảm chi phí đầu tư, chi phí sản xuất và chi phí hành chính khác.

- Các doanh nghiệp trong KCN thường được hưởng các quy định riêng của Nhà nước và chính quyền địa phương. Các quy định này thể hiện sự quan tâm, ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

- Các khu công nghiệp thường được xây dựng ở những vị trí địa lý thuận lợi, gần các đường giao thông, cảng biển, sân bay, thuận tiện giao lưu với các trung tâm kinh tế lớn. Các KCN cũng đòi hỏi diện tích khá lớn, địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp xây dựng các công trình công nghiệp và cơ sở hạ tầng thích hợp. Việc xây dựng các KCN phải theo quy hoạch hợp lý với các khu đất dành cho các mục đích khác.

- Các khu công nghiệp chịu sự quản lý của Chính phủ về quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm soát, có trình độ tổ chức cao và phương thức quản lý tiên tiến. Các KCN thường có ban quản lý riêng nhằm nâng cao hiệu lực thi hành các hợp đồng và những quy định bắt buộc, phê duyệt và tiếp nhận những dự án mới, cung cấp các chính sách và xúc tiến đầu tư.

- Các KCN thường có nhu cầu sử dụng lượng lớn nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, và cũng thải ra lượng chất thải khổng lồ, đòi hỏi phải có hệ


thống xử lý chất thải phù hợp, đạt tiêu chuẩn theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

b. Doanh nghiệp khu công nghiệp

Theo Khoản 5 điều 2, Nghị Đinh 36 Nghị định số 36/1997/NĐ-CP về ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: “Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ”[11].

Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, có quyền được xây kho xưởng, nhà máy trong Khu công nghiệp, sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, được chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp.

Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp, định giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, định mức phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ khác trong Khu công nghiệp, thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong Khu công nghiệp, xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi trong Khu công nghiệp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất và cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong Khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Theo tác giả, Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp có hoạt động đầu tư trong Khu công nghiệp gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ, có quyền được xây kho xưởng, nhà máy các công trình kết cấu hạ tầng KCN, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất và cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong Khu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp Khu công nghiệp có nghĩa vụ: Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung văn bản đăng ký đầu tư, nội dung Giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy


định của pháp luật, thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Môi trường Khu công nghiệp

a. Khái niệm môi trường Khu công nghiệp

Theo Mục 1, Điều 3, Luật số: 72/2020/QH14 - Luật bảo vệ môi trường “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ

mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”. [24]

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của các cơ thể sống.

Có thể nêu ra một định nghĩa chung về môi trường như sau: Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, đất, nước, sinh vật, xã hội loài người…

Đây là khái niệm rộng, bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo được nhiều người hiểu như môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong đó, môi trường tự nhiên cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau như các nhân tố cơ bản gồm: Thạch quyển, địa quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển, nhân quyển. Còn môi trường nhân tạo gồm trí quyển, tin quyển, kỹ quyển, tâm quyển,và chính trị quyển.

Theo tác giả, Môi trường khu công nghiệp có thể được hiểu là tổng hợp tất cả các nhân tố tự nhiên và nhân tạo cần thiết cho sự sống, sản xuất, lao động của con người trong khu công nghiệp: Như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…

b. Ô nhiễm môi trường Khu công nghiệp

Theo Mục 8 Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:

“ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi


trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Ô nhiễm môi trường làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.

Ô nhiễm môi trường KCN là hiện tượng môi trường tự nhiên trong KCN bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường KCN chủ yếu do hoạt động sản xuất của con người gây ra.

Sự biến đổi các thành phần môi trường KCN có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm được các nhà khoa học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị biến đổi theo chiều hướng có hại cho con người và các sinh vật. Thông thường các chất gây ô nhiễm là chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm.

Theo tác giả, Ô nhiễm môi trường KCN là hiện tượng Môi trường KCN bị thay đổi, gây tác hại đến con người và các sinh vật khác do hoạt động sản xuất trong Khu công nghiệp gây ra.

Ô nhiễm môi trường KCN là một hệ quả tất yếu của quá trình không có sự kiểm soát chặt chẽ và nghiêm minh của các cơ quan quản lý tại địa phương. Có thể phân loại ra một số loại ô nhiễm môi trường KCN như : Ô nhiễm môi trường không khí KCN, ô nhiễm môi trường nước KCN, ô nhiễm môi trường đất KCN.

- Ô nhiễm môi trường không khí KCN: Khí thải tại các KCN gồm cả bụi và khói thải do đốt nhiên liệu thải trực tiếp ra môi trường không khí mà không có thiết bị xử lý khí thải tại nguồn.

- Ô nhiễm môi trường nước KCN: Một số ngành công nghiệp như hóa chất, phân bón, khai thác chế biến khoáng sản có lượng nước thải lớn chứa nhiều yếu tố độc hại được thải trực tiếp ra các con sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước, như các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, axit, kiềm


… làm biến đổi thành phần của môi trường nước gây bất lợi cho sự sống của con người và các sinh vật.

- Ô nhiễm môi trường đất KCN: Các chất thải rắn, chất thải nguy hại, bùn thải từ quá trình sản xuất công nghiệp không được xử lý đúng quy chuẩn mà thải ra môi trường làm ô nhiễm môi trường đất. Trong thành phần chất thải rắn công nghiệp có các loại chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự phân huỷ không hoàn toàn của các chất thải này sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất nhanh chóng bạc màu, không tơi xốp. Sự tồn tại của các chất thải khó phân hủy này trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất bởi chất thải lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, chất dinh dưỡng.

Việc quản lý và xử lý các chất thải công nghiệp không hợp lý thì không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với cán bộ công nhân viên tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân ở gần khu công nghiệp.

Ô nhiễm môi trường khu công nghiệp không chỉ tác động trong môi trường lao động mà còn tác động tới cộng đồng dân cư xung quanh các Khu công nghiệp qua việc thải các chất độc hại vào không khí, nguồn nước và đất. Nước thải, khí thải, chất thải rắn nguy hại của các nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) chứa nhiều yếu tố nguy hại như các kim loại nặng, các hóa chất có khả năng gây biến đổi gen không qua xử lý được thải trực tiếp ra các dòng sông, ao hồ đây sẽ là các yếu tố gây ra các bệnh tật tại các khu dân cư. Để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm về nước thải, rác thải, khí thải là một bài toán khó đối với các khu công nghiệp hiện nay.

1.1.3. Ô nhiễm nước thải Khu công nghiệp

a. Khái niệm nước thải, ô nhiễm nước thải

Theo Mục 5, Điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thì : “Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”[12].

Do nguồn gốc phát sinh nước thải là từ quá trình hoạt động sống của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023