Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Khu Công Nghiệp


sở và chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải bảo đảm không vượt quá điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt của Khu công nghiệp. Có rất nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với cộng đồng.

Do đó, Nhà nước cần phải kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các chất thải nói chung, nước thải công nghiệp nói riêng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Nếu quá coi trọng vấn đề phát triển kinh tế thì đất nước sẽ phải gánh chịu các hệ quả về môi trường và ngược lại quá coi trọng vấn đề môi trường và buộc các doanh nghiệp đáp ứng hệ thống tiêu chí khắt khe thì kinh tế cũng khó phát triển được. Nếu quản lý nhà nước có giải pháp phù hợp thì cùng với việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, môi trường vẫn được bảo đảm và ngược lại. Do đó, quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp đạt hiệu quả sẽ góp phần đưa đất nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

QLNN về nước thải Khu công nghiệp có thể được hiểu là tổng thể các giải pháp , luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật của Nhà nước đối với các hoạt động phát sinh nước thải của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nhằm đảm bảo nước thải được quản lý theo một chuẩn mực nhất định.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp

Để chủ thể QLNN về nước thải các KCN thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đặt ra các công việc sẽ phải thực hiện trong quá trình quản lý. Các công việc đó chính là nội dung QLNN về nước thải các KCN.

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách QLNN về nước thải KCN.

Nhà nước xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật môi trường thống nhất trong phạm vi cả nước, bao gồm các văn bản luật, các văn bản dưới luật và các chính sách có liên quan như: Chính sách dân số, chính sách đầu tư, chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào việc bảo vệ môi trường... Nhà nước thành lập một hệ thống cơ quan quản lí môi trường thống nhất từ trung ương đến địa phương và đặc biệt chú trọng áp dụng cơ chế đa ngành (liên ngành) trong việc quản lí môi trường.


Chiến lược, chính sách, kế hoạch về BVMT các KCN là các công cụ quản lý do Đảng và Nhà nước ta ban hành. Các chính sách, chiến lược là những văn bản mang tầm vĩ mô, có tính bao quát, bao trùm về không gian và thời gian, có phạm vi điều chỉnh rộng lớn và tác động đến tất cả các mối quan hệ xã hội. Trong những năm gần đây, chúng ta đã ban hành nhiều chiến lược, chính sách, kế hoạch nhằm điều chỉnh các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải trong các KCN đi đúng hướng, đúng mục đích. Xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, các tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ sức khoẻ mọi người, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Hệ thống chính sách pháp luật tài nguyên và môi trường đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý tài nguyên và môi trường ngày càng hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

+ Luật BVMT 2005 có quy định về BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung nhưng chưa có các quy định chi tiết về BVMT đối với các hình thức tổ chức sản xuất tập trung đang phổ biến hiện nay như: các KKT, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp.

+ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật bảo vệ môi trường 2005 có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung mới và chi tiết:

Bảo vệ môi trường KCN: Ban Quản lý KCN, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường, báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường tại KCN theo quy định của pháp luật, ban quản lý KCN phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN phải bảo đảm các yêu cầu sau: Quy hoạch các khu chức năng, các loại hình hoạt động phải phù hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, có thiết bị đo lưu lượng nước thải, bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong KCN.

Sau đó, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành một một số Nghị định, thông tư về bảo vệ môi trường KCN như sau:

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi


trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Thông tư 35/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về bảo vệ môi trường KKT, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Ban hành, hướng dẫn, tổ chức, thực hiện các VBQPPL về BVMT đối với nước thải KCN.

Nhà nước xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hệ thống VBQPPL làm công cụ quản lý nước thải các KCN, nhằm tác động vào chủ thể của các hoạt động phát sinh nước thải trong các KCN để định hướng, điều chỉnh, kiểm soát nước thải các KCN đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.

Việc ban hành kịp thời, phù hợp và thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức của người lao động và các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và xử lý nước thải, từng bước mở rộng và đảm bảo cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Các văn bản quy phạm Pháp luật về bảovệ môi trường trong quản lý nhà nước là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đưa ra nhằm kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, các sự cố môi trường, nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động nắm rõ các quy định chủ yếu, liên quan trực tiếp đến môi trường và doanh nghiệp, thể hiện qua các quy định về chế độ đối với người lao động. Việc nắm rõ các quy định về chế độ đối với người lao động sẽ giúp người lao động hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường, thực hiện giám sát việc áp dụng các chính sách, quy định của pháp luật về môi trường của doanh nghiệp đối với mình. Về phía doanh nghiệp, việc thực hiện tốt các quy định về xử lý chất thải môi trường sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên mối quan hệ tốt với người lao động và cư dân sống xung quanh Khu công nghiệp trong quá trình sản xuất.

Công tác tổ chức, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với nước thải Khu công nghiệp được thực hiện thông qua :


+ Tổ chức các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp trong KCN, bố trí đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước đến doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ về chuyên môn để doanh nghiệp tự tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chế độ, chính sách pháp luật môi trường đến người lao động trong doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực quản lý môi trường. Thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của doanh nghiệp, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Theo điều 7, điều 8, điều 9 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT, thông tư về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với nước thải KCN:

Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN bao gồm: Hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (gồm hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải), khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN phải được thiết kế đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan.

Hệ thống thoát nước trong KCN phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Tách riêng hệ thống thu gom, thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom, thoát nước thải phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các cơ sở và bảo đảm khả năng thoát nước thải của KCN, vị trí đấu nối nước thải nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước KCN và đặt bên ngoài phần đất của các cơ sở.

+ Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN tại nguồn tiếp nhận phải bố trí bên ngoài hàng rào KCN, có biển báo có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.

+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN phải bảo đảm các yêu cầu sau: Có thể chia thành nhiều đơn nguyên (mô-đun) phù hợp với tiến độ lấp đầy và hoạt động của KCN nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào, có công tơ điện độc lập, khuyến khích việc áp dụng công


nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.

+ Có hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số: Lưu lượng nước thải đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của KCN trước khi thải ra nguồn tiếp nhận theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hệ thống quan trắc tự động phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

+ Việc xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa của KCN phải hoàn thành trước khi KCN đi vào hoạt động.

- Đầu tư nguồn lực QLNN về nước thải KCN

Nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và vật lực để thực hiện công tác quản lý về nước thải Khu công nghiệp nhằm đạt mục tiêu bảo vệ môi trường đặt ra, nguồn lực không chỉ gồm nguồn nhân lực, vật lực mà còn cả công nghệ, kỹ thuật, quy trình, năng lực quản lý cũng như thông tin cho công tác quản lý về nước thải Khu công nghiệp. Nguồn lực tài chính cho công tác quản lý nước thải Khu công nghiệp được hiểu là toàn bộ nguồn tiền được sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý nước thải Khu công nghiệp. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật quản lý nước thải Khu công nghiệp chính là đầu tư nguồn vật lực như hệ thống thu gom và thoát nước thải, khu xử lý nước thải Khu công nghiệp. Hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.

Nhà nước tập trung ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực BVMT, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực BVMT trong đó có nguồn nhân lực BVMT các KCN. Hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực được tập trung vào các đối tượng cán bộ, công chức có chuyên môn về môi trường, đội ngũ sinh viên được đào tạo chuyên ngành môi trường. Bên cạnh đó, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước liên quan đến quản lý môi trường các KCN được trú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn bằng việc tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.

- Thanh tra, kiểm tra trong QLNN về nước thải Khu công nghiệp

Việc thanh tra, kiểm tra giữ vai trò rất quan trọng trong QLNN về nước thải KCN, giúp xác minh thông tin, số liệu, nhằm phát hiện và ngăn chặn, xử


lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác BVMT trong KCN nói chung và nước thải Khu công nghiệp nói riêng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật môi trường và xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường khu công nghiệp của các cơ quan quản lý nhà nước là một trong những công cụ không thể thiếu đối với quản lý hành chính nhà nước. Ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó cần có thanh tra, kiểm tra. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động và khu vực dân cư sinh sống lân cận khu công nghiệp, xử lý nghiêm các doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người lao động và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Những hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước này tạo nên hiệu quả to lớn cho hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trong các doanh nghiệp KCN.

“Hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan QLNN còn giải quyết các tranh chấp, tố cáo về BVMT đối với nước thải KCN. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ, thường xuyên hay đột xuất luôn tạo ra sức ép lên các đối tượng, từ đó sẽ hạn chế hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế hoạt động thanh tra của cơ quan QLNN là phương thức hữu hiệu nhất để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong KCN”[24].

Hoạt động thanh tra, kiểm tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nước thải KCN, giúp phát hiện các sai phạm trong việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong KCN, đánh giá việc thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường theo Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. Đồng thời kiểm tra, đánh giá mức độ tuân thủ các nội dung môi trường đã cam kết, tổ chức đo đạc lấy mẫu và đề xuất xử lý các đối tượng không tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường, qua đó, kiến nghị các biện pháp xử lý, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp.

a. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp

Nhà nước thực hiện chức năng duy trì trật tự và ổn định xã hội. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước xác lập hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương, mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau để quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.


Quản lý môi trường là một lĩnh vực của quản lý đời sống xã hội. Trong đó, quản lý nước thải khu công nghiệp là một bộ phận của quản lý môi trường.

Để việc phát triển của các KCN không gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống xã hội, Nhà nước xác lập hệ thống các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương để quản lý các vấn đề về môi trường trong KCN trong đó có nhiệm vụ QLNN về nước thải. Hệ thống các cơ quan này được giao chức năng, nhiệm vụ cụ thể, số lượng công chức phù hợp, kinh phí hoạt động, có trách nhiệm đảm bảo luật pháp QLNN về nước thải các KCN được thi hành, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong KCN, đảm bảo nước thải của các KCN được duy trì ổn định theo một chuẩn mực được quy định.

Như vậy, tổ chức bộ máy QLNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, có những mối quan hệ hữu cơ hợp lý, rõ ràng, hợp tác và phối hợp chặt chẽ, tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Để thực hiện thống nhất QLNN về nước thải các KCN trên cả nước cần có một hệ thống cơ quan QLNN tương ứng từ trung ương tới địa phương. Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm được mà đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT trong đó có trách nhiệm quản lý môi trường Khu công nghiệp thống nhất từ trung ương tới địa phương.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan QLNN về nước thải KCN ở Việt Nam



Nguồn Tác giả tổng hợp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ 1


Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý nước thải Khu công nghiệp nói riêng trong cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế: Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm: Ban hành hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Hướng dẫn việc ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý nước thải Khu công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sở Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc bảo vệ môi trường, quản lý

Ngày đăng: 08/06/2023