Thành Phần Nước Thải Một Số Ngành Công Nghiệp Tại Việt Nam


con người. Các hoạt động sống của con người rất đa dạng và phong phú với nhiều mục đích, ý nghĩa khác nhau. Để tìm hiểu về nước thải, người ta tìm cách phân loại nước thải ra thành nhiều nhóm khác nhau dựa vào nguồn gốc phát sinh. Trong thực tế hiện nay, khi nghiên cứu về nước thải thông thường người ta phân chia nước thải thành hai loại khác nhau bao gồm: Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

- Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân. Nước thải loại này thường phát sinh từ các cá nhân; hộ gia đình; bệnh viện; trường học; các khu dân cư không có hoạt động sản xuất công nghiệp; các trụ sở cơ quan hành chính, sự nghiệp công lập, các xí nghiệp dịch vụ, thương mại. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó gồm các chất hữu cơ, các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật có trong nước thải sinh hoạt thường ở dạng các virut và vi khuẩn gây bệnh như tả, lị, thương hàn… Trong nước thải sinh hoạt còn chứa các vi khuẩn không có hại, có tác dụng phân hủy các chất thải.

Dựa vào tính chất của nước thải và nguồn phát thải, chúng ta có thể chia nước thải sinh hoạt ra thành 3 loại:

+ Nước thải ra từ khu nhà vệ sinh, đây là loại nước thải sinh hoạt chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao nhất, chủ yếu là các chất hữu cơ như: phân, nước tiểu, các virus gây bệnh và cặn lơ lửng.

+ Nước thải từ khu nhà bếp, điểm đặc trưng của nước thải từ khu vực nhà bếp là chứa hàm lượng dầu mỡ cao, kèm theo đó là các vụn thực phẩm và rác thải hữu cơ. Lượng dầu mỡ này thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thoát nước mà dễ thấy nhất là tình trạng tắc nghẽn ống thoát nước.

+ Nước thải từ khu tắm giặt, trong 3 loại nước thải thì nước thải từ khu tắm giặt là ít ô nhiễm hơn cả. Bởi thành phần các chất gây ô nhiễm có trong loại nước thải này không đáng kể, chủ yếu là các chất tẩy rửa.

- Nước thải công nghiệp là nước thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp (bao gồm cả nước thải từ vệ sinh cá nhân, ăn uống tắm giặt của công nhân sản xuất trong các xí nghiệp này). Trong ngành công nghiệp với đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc cũng có nhiều loại nước thải công nghiệp được thải ra hàng ngày.


Ở nước ta thì theo khoản 2 điều 2 Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra từ các hoạt động sản xuất như sau [13]:

+ Từ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản;

+ Từ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;

+ Từ các cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung;

+ Từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản;

+ Từ các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;

+ Từ các cơ sở: Thuộc da, tái chế da;

+ Từ các cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản;

+ Từ các cơ sở: Dệt, nhuộm, may mặc;

+ Từ các cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su;

+ Từ các cơ sở sản xuất: Phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;

+ Từ các cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;

+ Từ các cơ sở sản xuất: Linh kiện, thiết bị điện, điện tử;

+ Từ các cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;

+ Từ hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp;

Theo tác giả, nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Nước thải được tạo ra từ nhiều nguồn phát sinh khác nhau, có thể có nguồn gốc từ hoạt động của các hộ gia đình, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, đô thị…..

Từ các nguồn phát sinh này có thể phân loại thành : Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, nước thải tự nhiên.

- Ô nhiễm nước thải.

Khi nước thải được thải ra môi trường mà không qua hệ thống xử lý nào thì kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có cho môi trường và ảnh hưởng


trực tiếp đến đời sống của con người. Làm ảnh hưởng đến nguồn nước, tác động trực tiếp lên nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

Đối với nguồn nước ngầm thì ngoài việc các cặn lơ lửng ở trên nước mặt, các chất thải nặng sẽ bị lắng xuống dưới, sau quá trình phân huỷ, một phần lượng chất này sẽ được các sinh vật tiêu thụ, còn một phần thấm xuống đất tác động trực tiếp vào mạch nước ngầm, sẽ làm biến đổi khá lớn tính chất của loại nước này với một chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng…).

Còn đối với nguồn nước mặt thì nước thải sẽ làm ô nhiễm nguồn nước dẫn tới việc nước mất dần đi sự tinh khiết, trong sạch ban đầu, làm cho chất lượng nguồn nước ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng hơn. Ô nhiểm nước thải còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng và tác động trực tiếp đến nhiều mặt của cuộc sống:

+ Ảnh hưởng đến môi trường: Nước thải làm ô nhiểm các nguồn nước, làm biến đổi tính chất của nguồn nước, làm các sinh vật sống trong nước do quá trình hấp thụ các hóa chất độc hại trong nước thải sẽ gây ra hậu quả như chết hàng loạt hoặc đột biến gen, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

+ Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế: Thu nhập của người dân từ sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, nuôi thủy hải sản cũng sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, gây thiệt hại to lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến công việc làm, gây hậu qủa nghiêm trọng đến đời sống xã hội cũng như đời sống kinh tế.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe: Người dân sống gần ở những khu vực bị ô nhiểm môi trường dể dàng bị các loại bệnh như ung thư, đột biến, bị các bệnh liên quan đến truyền nhiễm, hô hấp, phổi..

b. Khái niệm nước thải khu công nghiệp

Như trên đã phân tích, KCN là khu tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng công nghiệp, Đối với mỗi KCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết sẽ bao gồm một số ngành nghề sản xuất đặc trưng khác nhau. Có KCN chỉ chuyên sản xuất các mặt hàng linh kiện điện tử, có KCN chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc, có KCN chỉ sản xuất các mặt hàng cơ khí phụ trợ. Mỗi KCN có ngành nghề sản xuất khác nhau, nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất khác nhau vì vậy thành phần


các chất ô nhiễm trong nước thải phát sinh từ các quá trình sản xuất đó cũng khác nhau.

Theo QCVN 40:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp thì : “Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp, từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp”[6]. Có thể hiểu rằng nước thải công nghiệp là loại nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất hoặc phục vụ cho sản xuất công nghiệp như lau chùi, vệ sinh máy móc, kho xưởng của các công ty, nhà máy, xí nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân. Sự phát sinh nước thải công nghiệp kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Không những ảnh hưởng đến nguồn nước và sinh vật nước, nước thải công nghiệp còn gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến nguồn đất. Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất.

Nước thải công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác. Một số loại nước thải của các ngành công nghiệp thường gặp và gây ra khó khăn trong việc kiểm soát và xử lý như: Nước thải sản xuất và chế biến cao su, nước thải sản xuất cà phê, nước thải sản xuất cồn, nước thải sản xuất mía đường, nước thải sản xuất giấy, nước thải ngành xi mạ, nước thải ngành khoáng sản, nước thải ngành dệt nhuộm. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong các KCN.

Từ những phân tích nêu trên tác giả đưa ra khái niệm về nước thải Khu công nghiệp như sau:

Nước thải khu công nghiệp là tổng thể nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp hoạt động trong KCN thải ra.

Các nhà máy, xí nghiệp khi hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra nước thải, và nước thải này được gọi là nước thải công nghiệp. Nước chính là nguồn tài nguyên quan trọng trong việc duy trì sự sống của muôn loài, và đối với ngành công nghiệp, thì nước chính là công cụ sản xuất không thể thiếu để


có thể tạo ra được những sản phẩm để phục vụ mọi nhu cầu cần thiết của con người.

Đặc điểm của nước thải KCN:

+ Nước thải sinh hoạt của công nhân: Nước thải sinh hoạt của công nhân là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt như tắm, rửa tay, chân, vệ sinh cá nhân,…của công nhân. Có thể chia ra làm 2 loại chính, nước thải từ khu vực bếp ăn và nước thải từ khu nhà vệ sinh, tắm giặt. Thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy của nước thải sinh hoạt là BOD, COD, Nitơ, Phốt pho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trong nữa là trong nước thải sinh hoạt có các mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm virút, vi khuẩn, giun sán,… Ngoài ra, do hoạt động ăn uống, nấu ăn nên nước thải còn chứa dầu mỡ, chất tẩy rửa.

+ Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp trong KCN: Tùy thuộc vào từng ngành nghề sản xuất thì thành phần nước thải công nghiệp sẽ có những đặc trưng riêng, các thành phần khác nhau trong nước thải công nghiệp nếu không được xử lý đúng cách là mối đe dọa lớn đối với nguồn nước và môi trường.

Bảng 1.1: Thành phần nước thải một số ngành công nghiệp tại Việt Nam


Ngành công nghiệp

Chất ô nhiễm chính

Chất ô nhiễm phụ

Chế biến nước uống có cồn, bia, rượu

BOD, pH, SS, NO3-, PO43-

TSS, độ màu, độ đục

Chế biến đồ hộp, thủy sản, rau củ quả đông lạnh

BOD, COD, pH, SS

Màu, NO3-, PO43-

Chế biến thịt

BOD, NH4+, PO43-

SS, pH, Màu

Sản xuất bột ngọt

BOD, SS, pH, NH4+

NO3-, PO43-

Cơ khí

COD, CN-,

Ni2+,Zn2+,Pb2+

Dầu mỡ, SS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về nước thải ở các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 4



Thuộc da

BOD5, COD, SS, Cr3+,

NH4+, phenol, sunfua

NO3- ,PO43-, Coliform, dầu mỡ

Dệt nhuộm

SS, BOD

Ion kim loại nặng, dầu mỡ

Sản xuất phân hóa học

NH4+, NO3-, u rê, pH

Hợp chất hữu cơ

Sản xuất hóa chất

pH, SS, Cl-, SO42-, pH,

COD, phenol

Ion kim loại nặng

Sản xuất giấy

SS, BOD, COD, phenol

pH, màu, lignin, tannin

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2009, của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Từ bảng 1.1 Thành phần nước thải một số ngành công nghiệp tại Việt Nam, thì đa số các chất ô nhiễm chính là các chất hữu cơ, vô cơ rất độc hại cho môi trường nước và đất, ngoài ra còn có các chất ô nhiễm phụ như kim loại nặng, dầu mỡ, màu, pH các chất ô nhiễm phụ này rất khó tự phân hủy.

- Ô nhiễm nước thải KCN:

Nước thải khu công nghiệp làm ảnh hưởng trực tiếp đến với các sinh vật trong nước, đặc biệt đối với những sinh vật ở vùng ao hồ, sông, suối là nguồn trực tiếp tiếp nhận nước thải của KCN, do nước ở vùng này chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Có rất nhiều loài thuỷ sinh do phải hấp thụ các chất độc trong nước với thời gian kéo dài mà đã gây biến đổi trong cơ thể của nhiều loài thuỷ sinh, trong đó có một số trường hợp gây đột biến gen. Không những ảnh hưởng đến nguồn nước và sinh vật trong nước, nước thải Khu công nghiệp còn gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến nguồn đất xung quanh KCN.

Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất. Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất. Nước thải Khu công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi


nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác.

Khi nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm, đất đai cũng như bầu không khí đã bị ô nhiễm thì con người bị ảnh hưởng rất lớn. Con người sống ở những khu vực chịu hậu quả trực tiếp từ nguồn nước thải Khu công nghiệp sẽ rất dễ bị các bệnh ung thư, đột biến gen, các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, bệnh về phổi…

1.2. Quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp

a. Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do Nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối,... để đạt được mục tiêu KT-XH trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Quản lý nhà nước là sự quản lý xã hội bằng quyền lực của Nhà nước, ý chí Nhà nước, thông qua bộ máy Nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu KT-XH nhất định, theo thời gian nhất định với hiệu quả cao.

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý.

b. Quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp

Kinh tế ngày càng phát triển thì lượng chất thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Lượng nước thải ngày càng


nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết thì sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường. Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nước thải, từng bước giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, các quy định của pháp luật về xử lý chất ô nhiễm trước khi xả thải vào nguồn nước được điều chỉnh bởi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật Tài nguyên nước năm 2012. Theo Mục 1, Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu:

Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung[12] .

Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp mà có phát sinh nước thải thì theo Mục 1, Điều 9 Thông tư 35/2015/TT- BTNMT, thông tư về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:

Nước thải phải được xử lý theo điều kiện ghi trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của khu công nghiệp để tiếp tục xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận [8].

Nước thải phát sinh từ các cơ sở thứ cấp trong khu công nghiệp phải được xử lý sơ bộ theo điều kiện trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp trước khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối theo quy định. Điều kiện đấu nối nước thải nêu trong văn bản thỏa thuận giữa chủ cơ

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí