Những Công Cụ Quản Lý Môi Trường Khu Công Nghiệp Cần Triển Khai

thải nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước khu công nghiệp và đặt bên ngoài phần đất của các cơ sở. Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tại nguồn tiếp nhận phải bố trí bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, có biển báo, có sàn công tác diện tích tối thiểu là một (01) m2 và có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.

d) Đối với nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp có thể chia thành nhiều đơn nguyên (mô-đun) phù hợp với tiến độ lấp đầy và hoạt động của khu công nghiệp nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào; có công tơ điện độc lập; khuyến khích việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng. Mặt khác phải có hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số: lưu lượng nước thải đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của khu công nghiệp trước khi thải ra nguồn tiếp nhận theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hệ thống quan trắc tự động phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

e) Việc xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp phải hoàn thành trước khi khu công nghiệp đi vào hoạt động.

1.2.2.2. Những công cụ quản lý môi trường Khu công nghiệp cần triển khai

a) Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp việc áp đặt các cơ chế chính sách theo quy định của Nhà nước ban hành và các yêu cầu quản lý môi trường của Chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp là hết sức cần thiết, Chủ đầu tư có thể ràng buộc công tác bảo vệ môi trường đối với các chủ dự án thứ cấp ngay từ khi bắt đầu thực hiện hợp đồng thuê đất hoặc khi ký kết hợp đồng xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn phát sinh)…

b) Việc áp dụng các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong tĩnh vực bảo vệ môi trường tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với mức tiền xử phạt cho mỗi hành vi theo Nghị định có thể lên tới 2.000.000.000

đồng đối với mỗi hành vi sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo cam kết tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

c) Tăng phối hợp giữa các đơn vị có chức năng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như Chi cục bảo vệ môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường; Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tỉnh (PC49); Ban quản ý các Khu công nghiệp/Khu kinh tế; các đơn vị có chức năng, năng lực lấy mẫu phân tích mẫu… tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về môi trường tại các cơ sở hoạt động trong Khu công nghiệp (đặc biệt là những cơ sở hoạt động trong Khu công nghiệp được phép xả nước thải ra ngoài hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của KCN).

d) Quy định về quản lý nước thải khu công nghiệp:

- Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phải được xử lý theo điều kiện ghi trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của khu công nghiệp để tiếp tục xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; trường hợp nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý phải có hợp đồng xử lý nước thải với đơn vị có chức năng phù hợp theo quy định hiện hành.

- Mạng lưới thu gom và hệ thống thoát nước mưa, nước thải phải được thường xuyên duy tu, bảo dưỡng định kỳ để bảo đảm luôn trong điều kiện vận hành bình thường.

- Bên cạnh đó, nội dung quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung; quy định thủ tục đấu nối cũng như các trường hợp không phải làm thủ tục đấu nối cũng được quy định chi tiết tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT nêu trên.

- Ba là quy định việc quản lý khí thải và tiếng ồn trong khu công nghiệp:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh khí thải, tiếng ồn phải đầu tư, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, giảm thiểu tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp phát sinh khí thải thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục ban

hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải thực hiện đăng ký chủ nguồn khí thải, quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

- Chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phải được phân loại và cơ sở đó tự xử lý hoặc ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Bùn cặn của nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước của khu công nghiệp và các cơ sở trong khu công nghiệp phải được thu gom, vận chuyển và xử lý hoặc tái sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý bùn thải.

e) Quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp:

- Ban quản lý các khu công nghiệp bố trí bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường để tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp. Đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong khu công nghiệp hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi khu công nghiệp; phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp.Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền…

- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp cũng phải bố trí bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường ít nhất ba (03) người; vận hành thường xuyên, liên tục công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp, bảo đảm diện tích cây xanh trong khu công nghiệp; thực hiện chương trình quan trắc môi trường; tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường và công tác

bảo vệ môi trường từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp gửi Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Chủ dự án và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp có trách nhiệm thống nhất và ký văn bản thỏa thuận điều kiện đấu nối nước thải với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; tổ chức quan trắc nước thải và kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định.Thực hiện chương trình quan trắc môi trường, báo cáo theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả quan trắc cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.

1.3. Hiên

trạng quản lý môi trườngKhu công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng có 06 Khu công nghiệp (KCN) được thành lập gồm: KCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu, Hòa Cầm, Đà Nẵng và KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng với tổng diện tích đất quy hoạch là 1.055,13 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 732,24 ha; đã thu hút được 341 dự án đầu tư, trong đó có 297 dự án đang hoạt động, 39 dự án đang xây dựng và 05 dự án chưa triển khai xây dựng, tỷ lệ lấp đầy các KCN là 98,53%. Ngoài các KCN nêu trên, thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định thành lập 01 Cụm công nghiệp (CCN), đó là CCN Thanh Vinh mở rộng; với diện tích đất quy hoạch là 29,59 ha, trong đó đất công nghiệp là 27,03 ha; đã thu hút được 12 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy CCN đạt 66,67%. Các KCN, CCN trên địa bàn Thành phố đều đã đầu tư tương đối đồng bộ kết cấu hạ tầng, mạng lưới giao thông, thoát nước mưa, thu gom nước thải tương đối hoàn chỉnh. Đến nay, đã có 5/6 KCN đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, còn KCN Hòa Khánh mở rộng và Cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng chưa triển khai xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung, tuy nhiên toàn bộ lượng nước thải của KCN Hòa Khánh mở rộng và CCN Thanh Vinh mở rộng đã được thu gom và đấu nối về trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Khánh để xử lý theo yêu cầu của UBND Thành phố Đà Nẵng [4].

Hầu hết các KCN, CCN trên địa bàn thành phố đều đã được giao cho đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ môi trường KCN, CCN theo quy định, tuy nhiên

còn tình trạng một số chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, CCN chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường như Chủ đầu tư KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khánh mở rộng, CCN Thanh Vinh mở rộng, nguyên nhân chủ yếu là do nước thải tại các KCN, CCN này được UBND Thành phố giao cho các chủ xử lý khác chịu trách nhiệm (Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm xử lý nước thải của KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội - Chi nhánh miền Trung chịu trách nhiệm xử lý nước thải của KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khánh mở rộng và CCN Thanh Vinh mở rộng). Chủ đầu tư hạ tầng các KCN, CCN này đã không chịu trách nhiệm trong công tác quản lý đấu nối nước thải, quản lý việc xử lý nước thải, đã để tình trạng nước thải sau xử lý có thời điểm vượt QCVN cho phép trước khi thải ra môi trường.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường", trong những năm qua, Đà Nẵng đã tiếp tục giải quyết các điểm nóng về môi trường tại các khu công nghiệp, các bãi biển, các hồ nước, kênh mương, các điểm dân cư ngập úng. Duy trì thường xuyên và thực chất các phong trào cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường như: Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp, triển khai đề án thu gom rác thải theo giờ, tổ chức phong trào trồng hoa và cây xanh…, với quyết tâm xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố phát triển bền vững về môi trường….


ĐIA

CHƯƠNG II

ĐIỂ M VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Giớ i thiêu

về Khu công nghiêp

dịch vụ thủy sản Thọ Quang

2.1.1. Đia điêm̉ , vị trí

- Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang nằm tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (Hình 1).

- Vị trí : phía Bắc giáp với Khu tái định cư phía Đông đường Yết Kiêu; phía Nam giáp với Khu tái định cư Mân Thái; phía Đông giáp với Khu tái định cư Thọ Quang 2, Thọ Quang 3, Mân Thái và phía Tây giáp với Khu dịch vụ âu thuyền.

- Diên t ích KCN: Diện tích quy hoạch giai đoạn 1 của KCN Thọ Quang là

43,34ha, giai đoạn 2 là 33,96ha. Năm 2006, UBND thành phố có Quyết định điều chỉnh tổng mặt bằng quy hoạch của KCN này và diện tích quy hoạch sau điều chỉnh là 57,90 ha [2].

Hình 1. Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang (Đà Nẵng)

Nguồn [4].


2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Thọ quang được thành lập theo Quyết định số 5210/QĐ-UB ngày 04 tháng 9 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Đến tháng 12 năm 2002 được Ủy ban nhân dân thành phố chuyển giao cho Công ty phat triển và khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Đà nẵng làm chủ đầu tư và quản lý. Khoảng cách từ KCN Thọ Quang tới những địa điểm chính của thành phố như: Cách cầu sông Hàn: 04 km; cảng biển Tiên Sa: 03 km; ga đường sắt: 05 km; sân bay Quốc tế Đà Nẵng: 06 km và trung tâm thành phố Đà Nẵng: 04 km.

- Về khí hậu:

Đà Nẵng là thành phố có diện tích khá nhỏ, nên các điều kiện tự nhiên về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm… trên địa bàn không có sự phân biệt rõ ràng. Mặt khác, các khu công nghiệp của thành phố đều tập trung ở khu vực đồng bằng. Do đó, một số điều kiện tự nhiên của các KCN cũng là đặc điểm tự nhiên chung của cả thành phố.

- Nhiệt độ trung bình

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 oC:

+ Nhiệt độ trung bình các tháng nóng (tháng 5-8): 28-30 oC. + Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh (tháng 12-2): 18-23 oC.

+ Biên nhiệt độ ngày đêm: 5-7 oC. - Số giờ nắng trung bình trong năm: 2000 giờ/năm.

- Lượng mưa trung bình

+ Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504 mm;

+ Mùa mưa từ tháng 9 – 12;

+ Lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11: trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng;

+ Lượng mưa thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4: trung bình từ 23 - 40 mm/tháng;

+ Số ngày mưa trung bình năm là 130-140 ngày.

+ Ngoài ảnh hưởng của gió biển hàng ngày, hàng năm khu vực này cũng chịu ảnh hưởng của cả hai luồng gió: mùa hè ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa đông ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Trong mùa bão, tốc độ gió vùng gần tâm bão có thể đạt 200 km/giờ trở lên [4].

2.1.3. Đặc điểm sản xuất các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang

Hiện nay, trong Khu công nghiệp có 17 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, các sản phẩm chính của KCN chế biến thủy sản là cá phi lê, tôm đông lạnh, cá đông lạnh, mực, cá nục, cá ngừ, hải sản đóng hộp…chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Châu Âu góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, thu ngoại tệ và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Bảng 1. Danh sách các đơn vị sản xuất tại KCN Thọ Quang


STT

Tên doanh nghiệp

Loại hình sản xuất

1

Công ty CP TS & TM Thuận Phước

Tôm, mực cá phi lê

2

Công ty TNHH Bắc Đẩu

Tôm, cá

3

Công ty TNHH Hải Thanh

Tôm, mực cá phi lê, surimi

4

Công ty TNHH CBTP Danifoods

Tôm, mực cá phi lê, surimi

5

Công ty CP Procimex Việt Nam

Tôm, mực

6

Công ty CP đồ hộp Hạ Long

Cá hộp

7

Công ty TNHH Khang Thông

Tôm, mực cá phi lê

8

Công ty CP Thủy sản Nhật Hoàng

Tôm, mực, cá

9

Công ty TNHH TM & DV PUFONG

Tôm, mực, cá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp - 4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022