Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank Giảng Võ - 11

hoạt động tư vấn về lĩnh vực này. Có như vậy các ngân hàng mới biết được mục đích sử dụng, khả năng sinh lời của dự án, từ đó mới có thể xem xét thẩm định trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp.

+ Cung cấp thông tin thị trường, khoa học công nghệ, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp ra nước ngoài. Để có thể tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là tiếp cận công nghệ hiện đại nhằm tăng cường cạnh tranh. Vì vậy nhà nước cần lập ra các trung tâm tư vấn nhằm tư vấn cho các DNNQD về công nghệ kỹ thuật, về trang thiết bị, hướng dẫn quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng máy móc...

- Tạo môi trường kinh tế thuận lợi:


+ Tiếp tục xây dựng cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tín dụng, tiền tệ, giá cả. Củng cố thị trường tài chính có hiệu quả đồng thời từng bước vận hành thị trường chứng khoán một cách có hiệu quả.

+ Dần dần hoàn thiện môi trường đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, cải cách chính sách, chế độ về xuất nhập khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước nói chung và cho DNNQD nói riêng. Nhà nước cần quy định cụ thể trình độ năng lực của cá nhân đứng ra thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần. Điều này cần sớm được thực hiện, tránh tình trạng Nhà nước cho thành lập các DNNQD tràn lan không kiểm soát. Đồng thời các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm của những doanh nghiệp này. Tuy nhiên những cơ quan này không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của DNNQD, để những doanh nghiệp phát huy năng động sáng tạo và những thế mạnh của mình. Về các thủ tục toà án, thi hành án, Nhà nước cần sớm điều chỉnh bổ sung phù hợp, tránh gây ra tình trạng lãng phí thời gian, nâng cao hiệu lực pháp lý các bản án có hiệu lực thi hành, đồng thời xử lý

nhanh gọn mọi phát sinh giúp cho ngân hàng có thể tiến hành hoạt động bình thường không bị xáo động.

Đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và hợp tác kinh tế với nước ngoài. Dần dần hoàn thiện môi trường đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, cải cách chính sách, chế độ về xuất nhập khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước nói chung và cho DNNQD nói riêng.

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Trong khuôn khổ các quy chế về kinh tế, tài chính, tín dụng, vấn đề thực hiện sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế còn nhiều hạn chế. Điều đó được thể hiện trong chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng. Các quy định và điều kiện vay vốn còn quá cứng nhắc và còn có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế như tài sản thế chấp, lãi suất cho vay… Vì vậy, để khuyến khích các DNNQD vay vốn của ngân hàng mở rộng kinh doanh và phát huy vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế thì NHNN cần xem xét để đưa ra quy định cho vay một cách linh hoạt hơn.

Hiện nay, Luật NHNN và luật các TCTD đã có hiệu lực. NHNN cần chỉ đạo, hướng dẫn một cách cụ thể để áp dụng trong hệ thống ngân hàng, cũng như tổng hợp kết quả thực hiện nhằm rút ra những vấn đề cần bổ xung, sửa chữa để các quy phạm pháp luật phát huy tác dụng tốt hơn. Đồng thời NHNN cần nghiên cứu xem xét, thông qua đó tạo điều kiện xây dựng thị trường tài chính, giải quyết khó khăn về vốn cho các DNNQD.

Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank Giảng Võ - 11

Nâng cao hơn nữa hoạt động của trung tâm thông tin (CIC), để có biện pháp tăng cường chất lượng thông tin thu được, từ đó cung cấp cho các NHTM, mặt khác phải có quy định bắt buộc đối với các NHTM cung cấp

thường xuyên các thông tin cho CIC. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát các ngân hàng và các TCTD khác nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, phòng ngừa tổn thất. Trong đó, phải có chế độ phạt rõ ràng đối với từng trường hợp vi phạm pháp luật và có chế độ khen thưởng đối với các ngân hàng hoạt động có hiệu quả và chấp hành tốt những quy định của Nhà nước.

Điều hành một cánh linh hoạt các quy chế quản lý tầm vĩ mô như : Cơ chế chính sách lãi suất, điều chỉnh tỉ giá … Mặt khác cũng nên có chính sách hỗ trợ các NHTM trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. NHNN cũng cần sớm đưa ra những quy định cụ thể về xử lý nợ quá hạn, nhanh chóng đưa ra một văn bản dưới luật cũng như quy định cụ thể về xử lý nợ quá hạn.

Để giúp đỡ NHTM trong việc thu nhập thông tin được chính xác, cập nhật không chỉ có sự nỗ lực của mỗi ngân hàng mà còn cần sự giúp đỡ của NHNN, nên NHNN cần thương mại hoá từng phần và xây dựng hiệu quả hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong ngành ngân hàng. Đổi mới về mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động thích hợp để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với các NHTM.

3. Kiến nghị đối với VP Bank


- Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa rủi ro. Việc kiểm soát phải được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của chi nhánh.

- Có chế độ khen thưởng rõ ràng, công minh cho các đơn vị trực thuộc nhằm khuyến khích, thúc đẩy các đơn vị đó hoạt động hiệu quả. Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh trực thuộc của ngân hàng.

- Hỗ trợ VP Bank chi nhánh Giảng Võ kinh phí trong công tác đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho cán bộ công nhân viên nói chung, cán

bộ tín dụng của ngân hàng nói riêng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề như: Thẩm định tín dụng, thanh toán quốc tế… hỗ trợ cho các chi nhánh trực thuộc về kinh phí để hiện đại hoá cơ sở giúp cho các chi nhánh nâng cao hình ảnh, uy tín, tăng được tính cạnh tranh của mình, hoạt động có hiệu quả hơn.

- Chi nhánh đề xuất việc xem xét, nghiên cứu áp dụng các chính sách về kỳ hạn, lãi suất để khắc phục các hạn chế như khách hàng đã phản ánh.

+ Nghiên cứu áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo kỳ hạn


+ Thực hiện huy động với các kỳ hạn ngắn


+ Xem xét mặt bằng lãi suất chung cho phù hợp với tình hình thực tế thị trường.

KẾT LUẬN

Qua những đánh giá, phân tích tình hình VP Bank Giảng Võ tôi nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động mở rộng tín dụng đặc biệt là mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Hiện nay, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được coi là một thị trường đầy tiềm năng, nhu cầu vay vốn rất lớn vì vậy cần phải khai thác triệt để mới mở rộng hoạt động cho vay đến nhiều đối tượng khách hàng. Tuy VP Bank Giảng Võ mới thành lập được 5 năm nhưng đã đạt được nhiều kết quả rất tốt trong hoạt động kinh doanh của mình, trở thành đơn vị xuất sắc góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và toàn hệ thống VP Bank nói riêng.

Hoạt động cho vay đối với các DNNQD vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Doanh số cho vay chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn, số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng không nhiều, hoạt động cho vay còn hạn chế... nhưng với sự quyết tâm của các cán bộ cùng sự lãnh đạo của ban giám đốc trong tương lai VP Bank Giảng Võ sẽ có những bước phát triển mới nâng cao doanh số cho vay, cũng như mở rộng đối tượng khách hàng. Bởi thế, mở rộng cho vay đối với các DNNQD là một hướng đi cần thiết và đúng đắn.

Qua đề tài này, tôi mong muốn đóng góp một phần ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại VP Bank Giảng Võ góp phần thúc đẩy sự hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được nhiều thành tựu tốt hơn và hoạt động có hiệu quả cao hơn nữa.

Do những hạn chế cả về lý luận lẫn thực tiễn và thời gian có hạn nên trong quá trình thực hiện viết khóa luận tốt nghiệp tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, bổ sung chân thành của các thầy, cô và các bạn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Quản trị kinh doanh và các phòng ban khác của trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện giúp

tôi được họ tập và rèn luyện suốt bốn năm qua. Đặc biệt tôi vô cùng cảm ơn cô giáo T.S Đào Thị Thu Giang, người hướng dẫn trực tiếp cho tôi. Nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô, tôi đã có được những kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội dung của đề tài, từ đó tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của mình. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ nhân viên VP Bank Giảng Võ nói chung và cán bộ nhân viên phòng tín dụng VP Bank Giảng Võ nói riêng, đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo thường niên về tín dụng của VP Bank Giảng Võ.

2. TS. Tô Thị Ngọc Diệp (2003), Lý thyết tài chính, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội.

3. Đại học ngoại thương Hà Nội, Giáo trình lý thuyết tài chính- tiền tệ

(tập 1), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. TS. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo.(2002), Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

5. TS. Tô Ngọc Hưng (2005), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

6. Nguyễn Thị Lan Hương, Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các giải pháp hỗ trợ, Học viện Tài chính.

7. Nguyễn Ninh Kiều (1998), Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh

8. Luật Doanh Nghiệp Việt Nam 2005, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

9. Luật số: 18/2003/QH11 về hợp tác xã.

10. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

11. Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại.

12. Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về cho thuê tài chính.

13. Nghị định số 90/ 2001 NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN.

14. TS. Tô Kim Ngọc (2005), Giáo trình lý thuyết tiền tệ- ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

15. Quyết định số 283/2000/NĐ- NHNN14 về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.

16. Đinh Xuân Trình (2002), Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí