Các nghiên cứu về ứng dụng quản trị tốt trong quản lý đất đai trên thế giới và nghiên cứu của thế giới ở Việt Nam cho thấy đây là xu hướng phát triển tất yếu. Vì vậy, quản lý giá đất ở Việt Nam cần được hoàn thiện trên cơ sở ứng dụng những đặc trưng của quản trị tốt kết hợp hài hòa với cơ sở lý luận trong QLNN, đặc điểm của giá đất, đặc thù quản lý đất đai ở Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu trên cho thấy giá đất là vấn đề được nghiên cứu ở nhiều nước, chủ yếu là nghiên cứu về các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến giá đất thông qua các lý thuyết, phương pháp phân tích kinh tế. Do bản chất của giá đất có tính khu vực cao, sự khác biệt trong chế độ sở hữu đất đai và trình độ phát triển của nền kinh tế nên các tác giả nước ngoài chủ yếu tiếp cận từ góc độ kinh tế và chia sẻ kinh nghiệm xử lý biến động giá đất thị trường. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển của quản trị đất đai hiện đại trên nền tảng quản trị tốt qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã cho thấy sự phù hợp, cần thiết khi vận dụng các đặc trưng của quản trị tốt trong hoàn thiện QLNN về giá đất ở Việt Nam.
1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Giá đất không là vấn đề mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của giới khoa học và thực tiễn pháp lý ở Việt Nam. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy những kết quả và khía cạnh tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu, khai thác khi nghiên cứu đề tài QLNN về giá đất, cụ thể:
Một là, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giá đất từ góc độ kinh tế, phân tích mối quan hệ tương quan giữa giá đất và chính sách kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu đánh giá đa dạng sự tác động của các yếu tố xung quanh đến biến động của giá đất. Tuy nhiên, còn hạn chế các nghiên cứu tiếp cận giá đất với vai trò quản lý của Nhà nước, đặc biệt là nghiên cứu và giải quyết toàn diện vấn đề giá đất trên nền tảng khoa học luật hành chính. Đây là khía cạnh cần được nghiên cứu và khai thác triệt để nhằm vận dụng hiệu quả, sáng tạo vai trò quản lý của Nhà nước trên nền tảng sở hữu toàn dân về đất đai và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Hai là, các nghiên cứu đã xây dựng cơ sở lý luận về giá đất rất đa dạng, lý thuyết về sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước đối với giá đất trên thị trường. Tuy nhiên, những nội dung lý luận trong QLNN về giá đất vẫn chưa được thiết lập toàn diện, đầy đủ, chưa gắn kết bản chất kinh tế của giá đất trên nền tảng QLNN trong khoa học luật hành chính.
Ba là, các kết quả nghiên cứu chỉ ra những hạn chế và bất cập về giá đất ở Việt Nam, tập trung vào một số nội dung như: quyết định giá đất, phương pháp, quy trình định giá đất, những tồn tại của cơ chế hai giá đất… chưa nghiên cứu xây dựng bối cảnh tổng thể thực trạng QLNN về giá đất ở Việt Nam.
Bốn là, những nghiên cứu về sự phát triển của xu hướng quản trị đất đai hiện đại trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy tính khả thi và hiệu quả trong ứng dụng lý thuyết quản trị tốt đổi mới quản lý đất đai ở Việt Nam. Các nghiên cứu quốc tế về mối
quan hệ tương quan giữa Nhà nước và giá đất được công bố chủ yếu là sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước đối với giá đất thị trường. Những nội dung trên được nghiên cứu, vận dụng thế nào trong QLNN về giá đất ở nước ta vẫn còn bỏ ngỏ.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất trên nền tảng khoa học luật hành chính từ xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và kiến nghị hoàn thiện. Luận án tiếp cận nghiên cứu giá đất qua vai trò quản lý của Nhà nước đã thể hiện tính mới và phù hợp với bối cảnh quản lý đất đai ở Việt Nam. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, luận án tiếp tục giải quyết các vấn đề cụ thể sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về giá đất - 2
- Nghiên Cứu Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước Về Giá Đất Ở Việt Nam
- Nghiên Cứu Về Đặc Điểm Của Giá Đất Và Các Yếu Tố Tác Động Đến Giá Đất
- Cơ Sở Lý Luận Và Quy Định Pháp Luật Quản Lý Nhà Nước Về Giá Đất Ở Việt Nam
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Giá Đất
- Trạng Thái Vận Động Của Giá Đất Và Những Tác Động Đến Kinh Tế, Xã Hội.
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
Thứ nhất, phân tích làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của giá đất ở Việt Nam. Xác định cụ thể đối tượng quản lý trong QLNN về giá đất, phân tích mối quan hệ, tác động giữa các loại giá đất ở nước ta hiện nay để thấy rõ đặc trưng về vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất. Trên nền tảng khoa học luật hành chính và những kết quả nghiên cứu lý luận về giá đất, đề tài phân tích và hoàn thiện cơ sở lý luận trong QLNN về giá đất ở Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá thực trạng QLNN về giá đất ở Việt Nam gồm thực trạng quy định và thực tiễn thực thi các quy định trong QLNN về giá đất. Qua đó, luận án chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong QLNN về giá đất, khái quát một bức tranh tổng thể thực trạng QLNN về giá đất ở nước ta.
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng QLNN về giá đất ở Việt Nam, ứng dụng những đặc trưng của lý thuyết quản trị tốt đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai và kinh nghiệm một số quốc gia, luận án nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận, định hướng hoàn thiện và đề xuất giải pháp cụ thể trong QLNN về giá đất ở Việt Nam theo hướng khoa học, hiện đại và hiệu quả.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào ở cấp độ tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu QLNN về giá đất. Luận án thể hiện sự khác biệt trong góc độ tiếp cận nghiên cứu về giá đất ở Việt Nam cả về lý luận lẫn đánh giá thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện; đây là công trình đầu tiên nghiên cứu khá toàn diện về công tác quản lý của Nhà nước đối với giá đất trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết nghiên cứu luận án dựa trên ba nhóm lý thuyết cơ bản: một là, các lý thuyết về kinh tế gồm: lý thuyết về vai trò quản lý của Nhà nước trong kinh tế thị trường; lý thuyết về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và giá cả trong nền kinh tế - khẳng định vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá cả trong nền kinh tế, bao gồm giá đất. Hai là, lý thuyết về đất đai gồm: tầm quan trọng của đất đai và thể chế quản lý đất đai trong quá trình phát triển - chứng minh sự cần thiết vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất; lý thuyết sở hữu đất đai - là cơ sở thiết lập cơ chế QLNN đối với giá đất. Ba là, lý thuyết về QLNN: QLNN trong khoa học luật hành chính, lý thuyết
quản trị tốt - là nền tảng thiết lập kết cấu nghiên cứu về QLNN và hoàn thiện cơ chế QLNN về giá đất ở Việt Nam.
Một là, các lý thuyết về kinh tế chứng minh vai trò quản lý của Nhà nước đối giá cả trong nền kinh tế, bao gồm giá đất. Theo John Maynard Keynes (1883 - 1946) học thuyết “tự điều tiết” kinh tế của trường phái cổ điển và tân cổ điển là thiếu tính xác đáng. Theo Ông, muốn cân bằng Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế nhưng sự can thiệp của Nhà nước cũng tồn tại những bất cập nhất định.73 Đối với giá cả, vai trò quản lý của Nhà nước, thậm chí là kiểm soát giá cả trong nền kinh tế đã được thể hiện rõ nét từ chiến tranh thế giới thứ hai và được thể hiện qua lý thuyết kiểm soát giá của
John Kenneth Galbraith (1908 - 2006) trong tác phẩm nổi tiếng: “Lý thuyết điều tiết giá cả” - (A Theory of price control). Đề cập đến tương tác giữa Nhà nước và thị trường đối với giá cả thì Stephanie Laguerodie và Francisco Vergara đã viết: “đây rõ ràng là một vấn đề nan giải. Để thị trường quyết định giá có thể sẽ dẫn đến lạm phát,
nhưng Chính phủ dường như không thể nhanh chóng và có năng lực để thiết lập giá”.74 Tuy nhiên, nếu quản lý quá mức cần thiết, không kịp thời, không phù hợp yêu cầu khách quan thì khi đó sẽ gây ra những hệ lụy nhất định đến quá trình phát triển, phát sinh các bất đồng, mâu thuẫn, kìm hãm sự phát triển. Quan điểm trên cho thấy cần có sự kết hợp của thị trường và Nhà nước trong quản lý, điều tiết giá cả và giá đất
cũng vậy.
Hai là, lý thuyết về tầm quan trọng của đất đai và thể chế quản lý đất đai khẳng định sự cần thiết quản lý của Nhà nước đối với giá đất. Trong nghiên cứu“An inquiry into the nature and cause of the Wealth of the Nations” - (Xem xét về bản chất và nguyên nhân của sự thịnh vượng của các quốc gia) xuất bản 1776, Adam Smith đã kết luận rằng, sự phồn vinh của các quốc gia được kết tinh từ nhiều yếu tố và đất đai là nguồn lực cơ bản, trọng yếu đem lại thu nhập và của cải của mỗi quốc gia.75 Về vấn đề này, nhà kinh tế - chính trị học Hernando De Soto cho rằng, “bất động sản chiếm
khoảng 50% của cải của các nước tiên tiến; ở các nước đang phát triển, con số này là gần ba phần tư”.76 Vì vậy, thể chế quản lý đất đai hiệu quả là nền tảng phát triển của quốc gia dù trong bất kỳ hình thức sở hữu hay chế độ kinh tế nào. Giá trị kinh tế của đất đai được biểu hiện qua giá đất nên sự quản lý của Nhà nước đối với giá đất là tất yếu để hoàn thiện khía cạnh kinh tế đất đai, có chăng chỉ là sự khác biệt về mức độ,
73 Mai Ngọc Cường, Trần Việt Tiến, Mai Ngọc Anh (2016), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.321.
74 Stephane Laguerodie, Francisco Vergara (2008), “The theory of price controls: John Kenneth Galbraith’s
contribution”, Review of Political Economy, Volume 20, number 4, p.580, “There was clearly a dilemma. Letting the market determine prices would lead to inflation, but the government seemed unable to set prices with promptitude and competence”.
75 Adam Smith (1776), An inquiry into the nature and cause of the Wealth of the Nations (Xem xét về bản chất và nguyên nhân của sự thịnh vượng của các quốc gia), Tủ sách điện tử các tác phẩm kinh điển, Quyển 1, Chương VI.
76 Hernando De Soto (2000), The Mystery of Capital - Why capitalism triumphs in the West and Fails everywhere else, Black Swan, London, p.88.
hình thức và phương pháp ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, khi đất đai thuộc chế độ sở hữu toàn dân, chỉ duy nhất Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên vai trò quản lý của Nhà nước là rất quan trọng trong khai thác giá trị kinh tế của đất đai, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế. Nghiên cứu về quản lý giá đất ở Việt Nam, những kết luận khoa học về vai trò quản lý của Nhà nước đã được khẳng định, điển hình: tác giả Hoàng Việt và Hoàng Văn Cường đã kết luận: “do có nhiều yếu tố gắn
liền và đó là các yếu tố phức tạp, biến động, đòi hỏi cần có sự can thiệp của Nhà nước để quản lý, điều tiết giá cả quyền sử dụng đất”.77 Như vậy, việc Nhà nước quản lý giá đất là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp các quy luật, lý thuyết kinh tế; góp phần phát huy tối ưu nguồn lực đất đai trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mức độ và phương pháp quản lý của
Nhà nước được thiết lập dựa trên cơ sở nào? Bởi nếu không xây dựng hệ thống cơ sở lý luận khoa học, chặt chẽ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra những hệ lụy đến sự hình thành và vận động của giá đất.
Lý thuyết về sở hữu đất đai là cơ sở thiết lập mức độ và phương thức quản lý, can thiệp của Nhà nước đối với giá đất. Theo Felix Cohen: “quyền sở hữu là quan hệ giữa người với người mà trong đó người được coi là sở hữu chủ có thể loại trừ những hành vi nhất định hoặc cho phép những người khác thực hiện những hành vi như vậy” và trong “cả hai trường hợp” pháp luật chỉ đóng vai trò “trợ giúp trong việc thực hiện những quyết định đó”.78 Các tác giả tư sản cũng cho rằng sở hữu đóng vai trò đặc biệt trong sự phát triển của nhân loại: “sở hữu là tiền đề cho chính trị hoặc thậm chí là sự khai hóa”.79 Những quan điểm trên cho thấy, sở hữu đất đai sẽ ảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng thể chế quản lý đất đai.
Lịch sử sở hữu đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ rất đa dạng, đều ghi nhận sự tối cao và chi phối mạnh mẽ vai trò quản lý của nhà nước. Với bản chất Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân thì sở hữu toàn dân về đất đai đã được thiết lập là chế độ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở Việt Nam từ Hiến pháp năm 1980 đến nay. Chủ thể của quyền sở hữu toàn dân chính là toàn thể nhân dân của một quốc gia, một khái niệm trừu tượng. Muốn thực hiện quyền sở hữu của mình, toàn dân phải thông qua một đại diện, đó chỉ có thể là Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước là chủ thể thực hiện quyền của chủ sở hữu, gồm quyền quyết định giá đất. Đây là một trong những nguyên nhân chính yếu cho sự tồn tại của cơ chế hai giá đất ở Việt Nam, bao gồm: giá đất nhà nước (gồm: khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể) và giá đất thị trường (do người sử dụng đất thỏa thuận trong các giao dịch, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất). Hai loại giá đất đang tồn tại trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam có mối quan
77 Hoàng Việt, Hoàng Văn Cường (2008), sđd (47), tr.70.
78 Phạm Văn Võ (2012), sđd (9), tr.13.
79 Tim Murphy, Simon Roberts, Tatiana Flessas (2004), Understanding Property Law, London Sweet & Maxwell, p.13.
hệ tác động qua lại lẫn nhau nhưng có những nét đặc thù riêng. Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khóa XI (Nghị quyết số 19-NQ/TW) xác định rõ vai trò của Nhà nước đối với giá đất trong bối cảnh sở hữu toàn dân về đất đai: “giá đất bảo đảm nguyên tắc phù hợp cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Bên cạnh đó, sở hữu toàn dân về đất đai là cơ sở xác định các nhóm lợi ích cần được bảo đảm trong QLNN về giá đất, tác giả Nguyễn Kế Tuấn cho rằng: “sở hữu toàn dân mà Nhà nước được giao là người đại diện, Nhà nước phải bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả nhất… phục vụ lợi ích cả cộng đồng các
dân tộc”.80 Tuy nhiên, không chỉ lợi ích chung được đề cao mà phải bảo đảm hài hòa
lợi ích các bên liên quan trong quá trình quản lý giá đất. Vì vậy, tác giả lựa chọn lý thuyết cân bằng lợi ích công và tư trong nghiên cứu: “The law of compulsory acquisition of land - public & private interest” của tác giả Phan Trung Hiền làm nền tảng phân tích và hoàn thiện quy định về giá đất, cụ thể: “trong một xã hội dân chủ,
không chỉ quyền lợi công cộng được nhấn mạnh mà quyền lợi tư nhân cũng phải được tính đến”.81 Tùy vào từng thời điểm khác nhau và bối cảnh khác nhau mà mức độ công
- tư được cân bằng khác nhau. Khi áp dụng lý thuyết cân bằng lợi ích trong quản lý giá đất nổi bật lên là lợi ích giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Vì vậy, lý thuyết về sở hữu đất đai và cân bằng lợi ích là nền tảng thiết lập mức độ quản lý của Nhà nước đối với giá đất, là cơ sở đưa ra các quyết định trong quá trình quản lý.
Ba là, lý thuyết về QLNN trong khoa học luật hành chính và lý thuyết quản trị tốt là nền tảng thiết lập và hoàn thiện cơ chế QLNN về giá đất ở Việt Nam. Thuật ngữ QLNN được hiểu là hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, chủ yếu là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.82 QLNN ở đây được giới hạn trong hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền).83 Kế thừa các luận điểm trên, tác giả nghiên cứu QLNN về giá đất là hoạt động chấp hành, điều hành được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Nghiên cứu về QLNN có nhiều góc độ tiếp cận, trong đó nổi bật và phổ biến là nghiên cứu từ cơ cấu QLNN, chức năng của QLNN, thẩm quyền quản lý hay quy trình quản lý. Cơ cấu QLNN là nghiên cứu về: mục tiêu quản lý, nội dung quản lý, chủ thể quản lý và các hình thức, phương pháp quản lý.84 Tiếp cận từ chức năng, QLNN có
80 Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên, 2010), Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.84.
81 Phan Trung Hien (2009), The law of compulsory acquisition of land - public & private interest. The law of compulsory acquisition of land - Striking a balance between public and private interest in the United Kingdom
and Viet Nam, VDM Verlag Dr. Muller, Germany, p.31.
82 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh, tr.17, 18.
83 Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2005), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.9.
84 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2018), sđd (82), tr.19, 23, 24.
các chức năng sau: kế hoạch hóa, tổ chức, điều hành, phối hợp, kiểm tra.85 Cách tiếp cận từ quy trình QLNN với những giai đoạn chung như: đánh giá tình hình, phát hiện vấn đề cần giải quyết; chuẩn bị dự thảo quyết định; thông qua quyết định; ban hành quyết định; tổ chức thực hiện quyết định và cuối cùng là kiểm tra việc thực hiện quyết định đó.86 Tiếp cận từ thẩm quyền quản lý là khai thác theo phân cấp thẩm quyền,
phân tích chức năng của từng cấp, từng cơ quan trong quá trình quản lý. Với nghiên cứu QLNN về giá đất, tác giả lựa chọn tiếp cận từ cơ cấu QLNN, cụ thể là nghiên cứu đánh giá và kiến nghị hoàn thiện nguyên tắc, mục tiêu, nội dung, hình thức, chủ thể và phương pháp QLNN về giá đất. Việc tiếp cận từ cơ cấu bảo đảm tính toàn diện, đặc trưng và bao trùm cả nội dung về chức năng, thẩm quyền và quy trình quản lý. Luận án tiếp cận đánh giá mức độ hoàn thiện các thành phần của cơ cấu QLNN về giá đất, ứng dụng lý thuyết phù hợp trên nền tảng khoa học luật hành chính và đặc điểm của giá đất ở Việt Nam để thiết lập cơ chế quản lý giá đất. Bên cạnh những cơ sở lý luận truyền thống của luật hành chính thì những điểm mới trong phương pháp điều chỉnh, nguyên lý vận hành nền hành chính tiên tiến cần được nghiên cứu ứng dụng trong QLNN về giá đất ở nước ta. Những nguyên lý đó bao gồm: tính pháp chế và chính thức, tính kiến tạo và hợp tác, tính công bằng và dân chủ, tính công khai và minh bạch,
tính vô tư và ngay thẳng, tính hệ thống và kế thừa, tính hiệu lực và hiệu quả, tính ổn định và bền vững87 được kế thừa trong nghiên cứu luận án.
Sự phát triển mạnh mẽ của lý thuyết quản trị tốt thay đổi vai trò quản lý của Nhà nước trong xã hội hiện đại đã thúc đẩy sự phát triển của quản trị đất đai hiện đại trên thế giới. Vì vậy, nghiên cứu QLNN về giá đất ở Việt Nam nhằm bảo đảm tính khoa học, hiện đại thì không thể bỏ qua sự tác động của lý thuyết quản trị tốt. Ngày nay, xu hướng phát triển trong khoa học QLNN từ thuật ngữ “government” (cai trị) có xu hướng chuyển sang “governance” (quản trị), trong đó hầu hết cho rằng đây là xu hướng của thế kỷ XXI và phản ánh sự thay đổi lớn trong nhận thức và cách thức thực
thi quyền lực chính trị ở các quốc gia.88 “Quản trị” không là một khái niệm chính trị,
pháp lý mới mà đã được đề cập từ lâu; quản trị tốt nói đến các hệ thống quản lý có năng lực, kịp thời, toàn diện và minh bạch… khái niệm về quản trị tốt rất phổ biến trong nghiên cứu của các tổ chức trên thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Hội đồng Châu Âu (European Commission)... đều có điểm chung nhất là các khái niệm nêu lên những đặc trưng, yếu tố để đánh giá quản trị
85 Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), sđd (32), tr.12, 13.
86 Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1996), Nhập môn hành chính nhà nước, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr.16.
87 Trường Đại học Cần Thơ - Khoa Luật (2018), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam (phần 1) - Những vấn đề chung của Luật hành chính, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.33, 51-61.
88 Benz, A., Papadopoulos, Y. (eds) (2006), Governance and Democracy: Comparing National, European and International Experiences, Routledge, London. [trích theo Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh, Đặng Minh
Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn (2017), Quản trị tốt - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.34].
tốt. Điều này cho thấy quản trị tốt không chỉ tác động làm thay đổi vai trò quản lý của Nhà nước trong phạm vi quốc gia, khu vực mà mang tính toàn cầu. Quản trị tốt không phải là một phương thức hay mô hình tổ chức, hoạt động của một Nhà nước, một hệ thống chính trị mà là các nguyên tắc định hướng cho việc thiết kế và vận hành bộ máy nhà nước hoặc hệ thống chính trị đó. Vì thế, việc vận dụng các đặc trưng của quản trị tốt trong quản lý giá đất là phù hợp với bản chất hoạt động QLNN, xu hướng phát triển của thời đại; giải quyết hài hòa sở hữu toàn dân và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong QLNN về giá đất ở Việt Nam.
Quản trị tốt theo nghiên cứu của Chương trình phát triển liên hợp quốc (United Nations Development Programme - UNDP) gồm các thành tố sau: sự tham gia của mọi người vào quá trình ra quyết định trên cơ sở tự do ngôn luận và hội họp, thượng tôn pháp luật, minh bạch thông tin, đáp ứng và phục vụ các thể chế, quản trị tốt bảo đảm cơ chế có được sự đồng thuận rộng rãi, bình đẳng, hiệu lực và hiệu quả, trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược.89 Trong nghiên cứu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì các yếu tố chủ yếu của quản trị tốt bao gồm: trách nhiệm giải trình
(accountability), sự minh bạch (transparency), hiệu quả (efficiency), hiệu lực (effectiveness), tính kịp thời (responsiveness), pháp quyền (rule of law).90 Bên cạnh đó, lý thuyết về quản trị nhà nước hiện đại trong báo cáo của Liên hợp quốc đưa ra các yêu cầu sau: (i) thể chế quản trị mạnh và pháp quyền, (ii) tư pháp tin cậy và độc lập, (iii) khung khổ pháp lý hiệu quả cho hoạt động kinh tế, (iv) môi trường kinh tế mở và cạnh tranh, (v) ổn định giá cả và trách nhiệm tài chính, (vi) hệ thống thuế công bằng, (vii) phát triển sự cạnh tranh trong thị trường tài chính, lao động và vốn, (viii) năng lực
quản lý và thực thi pháp luật, tư nhân hóa, nguồn lực ngoài hợp lý cho khối tư, (ix) quan hệ đối tác công - tư trong việc thúc đẩy kinh doanh, (x) tự do tiếp cận thông tin,
(xi) thúc đẩy phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng.91 Qua các nghiên cứu cho thấy
những đặc trưng của quản trị tốt, quản trị đất đai hiện đại nhằm tăng cường sự tham gia của xã hội trong thực hiện các công việc của Nhà nước, nâng cao tính công khai, minh bạch, trách nhiệm trong quá trình quản lý, Nhà nước chủ yếu giữ vai trò kiến tạo phát triển. Những đặc trưng ấy tương đồng với nguyên tắc QLNN ở Việt Nam.
Ứng dụng quản trị tốt trong đổi mới quản lý đất đai được khẳng định là xu hướng tất yếu và rất phổ biến hiện nay, điển hình như: khung đánh giá quản trị đất đai
89 UNDP (2006), Governance for the future: Democracy and Development in the least developed countries,
http://unohrlls.org/UserFiles/File/Publications/Governancereport.pdf, tr.35, [truy cập ngày 17/7/2018].
90 OECD (2011), Policy framework for investment user’s toolkit - chapter 10. Public governance, http://www.oecd.org/investment/toolkit/policyareas/publicgovernance/41890394.pdf [truy cập ngày 16/03/2019].
91 United Nations (2001), World public sector report Globalization and the State, New York,
https://publicadministration.un.org/publications/content/PDFs/E- Library%20Archives/World%20Public%20Sector%20Report%20series/World%20Public%20Sector%20Report. 2001.pdf, tr.66, [truy cập 01/7/2018].
của Ngân hàng thế giới,92 nghiên cứu của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc về “Good governance in land tenure and administration”.93 Sự tác động của quản trị tốt đến thay đổi phương thức quản lý đất đai là một điều cần thiết, từ nghiên cứu thực tiễn ở một số quốc gia cho thấy: “hệ thống quản lý đất đai ở nhiều quốc gia không hiệu quả là vì không có quản trị tốt”.94 Các công trình nghiên cứu ứng dụng quản trị tốt đánh giá hiệu quả quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay cũng khá phổ biến như: các đánh giá của Ngân hàng thế giới về chỉ số công khai thông tin trong quản lý đất đai,95 cải thiện tính hiệu quả và minh bạch trong quản lý đất đai ở Việt Nam,96… Vì vậy, ứng dụng lý thuyết quản trị tốt hoàn thiện QLNN về giá đất là có căn cứ khoa học, hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và định hướng thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Trong bối cảnh Việt Nam, Nhà nước quản lý giá đất như thế nào để bảo đảm tính hiệu quả, khoa học và hiện đại; phát huy tối ưu giá trị của giá đất trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững.
Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu tổng quát, tác giả đề ra những câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, tại sao Nhà nước cần thiết lập vai trò quản lý đối với giá đất ở Việt
Nam?
gì?
Thứ hai, đối tượng trong QLNN về giá đất ở Việt Nam là gì?
Thứ ba, thực trạng QLNN về giá đất ở Việt Nam tồn tại những hạn chế, bất cập
Thứ tư, những giải pháp nào nhằm bảo đảm tính hiệu quả, khoa học và hiện đại
trong QLNN về giá đất ở Việt Nam?
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu như sau:
92 Klaus Deininger, Harris Selod, Anthony Burns (2012), The land governance assessment framework, World Bank, Washington DC, https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/2376/657430PUB0EPI1065724B0978082138758 0.pdf?sequenc [truy cập 17/7/2018].
93FAO (2007), Good governance in land tenure and administration, http://www.fao.org/3/a1179e/a1179e00.pdf [truy cập ngày 20/8/2019].
94 Mahashe Chaka, Ntsebo Putsoa, Mankuebe Mohafa, “Good land governance is essential to effective
administration of land”, Paper prepared for presentation at the “2018 World bank conference on land and poverty”, March 19 - 23, 2018, p.6: “in many countries land administration systems have failed due to poor management and lack of good governance”.
95 Ngân hàng thế giới (2010), “Báo cáo khảo sát tình hình công khai thông tin trong quản lý đất đai”, http://siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/LandTransparencyReportVie.pd f [truy cập ngày 08/10/2018].
96 Ngân hàng thế giới (2016), “Thông cáo báo chí về dự án hỗ trợ nâng cao hiệu quả và minh bạch trong quản lý
đất đai ở Việt Nam”, https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2016/07/05/vietnam-improving- efficiency-and-transparency-in-land-administration-services [truy cập ngày 15/03/2019].