Nghiên Cứu Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước Về Giá Đất Ở Việt Nam

hoạt động bình thường trong điều kiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, bởi đất đai vẫn quy ra tiền và trao đổi trên thị trường.13 Qua hai nhóm quan điểm, tác giả cho rằng đất đai ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay có thể được coi là hàng hóa và “thị trường đất đai” vẫn tồn tại với hình thức thị trường quyền sử dụng đất nên không có sự phân biệt giữa giá đất và giá quyền sử dụng đất.

Tiếp cận từ thị trường bất động sản, tác giả Bùi Văn Huyền và Đinh Thị Nga xác định các yếu tố hình thành và tác động đến giá đất gồm: quan hệ cung cầu trên thị trường, các yếu tố có mối liên hệ trực tiếp (yếu tố tự nhiên, các yếu tố kinh tế, chính sách của Nhà nước), các yếu tố kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP, tín dụng, lạm phát, thị trường lao động…), yếu tố xã hội (tốc độ tăng dân số, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, trình độ dân trí…).14 Qua nghiên cứu về định giá đất ở Việt Nam, các tác giả Phan Trung Hiền và Châu Hoàng Thân đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở nước

ta như: sự chi phối, quyết định từ Nhà nước, mục đích sử dụng đất, điều kiện thực hiện các giao dịch đất đai, định hướng phát triển kinh tế - xã hội nơi có đất, sự phát triển của thị trường, yếu tố lịch sử và tính hợp pháp của đất, thời hạn sử dụng đất và tập quán sử dụng đất.15

Trong khoa học pháp lý nước ta, giá đất chính là giá quyền sử dụng đất, được pháp luật thừa nhận và chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó đặc trưng là sự ảnh hưởng rất lớn của Nhà nước đến quá trình hình thành giá đất. Qua phân tích đặc điểm và các yếu tố tác động đến giá đất ở Việt Nam cho thấy đặc thù vai trò quản lý của Nhà nước chưa được các công trình khai thác trong nghiên cứu về giá đất. Thực trạng trên thể hiện tính mới trong tiếp cận nghiên cứu của luận án thông qua vai trò của Nhà nước để khắc phục những bất cập về giá đất; phát huy đặc thù sở hữu toàn dân về đất đai trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về giá đất ở Việt Nam

Trong nội dung này tác giả đánh giá tổng quan về hai vấn đề: một là, những nghiên cứu về thực trạng quản lý giá đất ở Việt Nam; hai là, nghiên cứu về vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất ở Việt Nam.

(i) Những nghiên cứu về thực trạng quản lý giá đất ở Việt Nam

(a) Đánh giá chung về giá đất và quản lý giá đất

Giá đất ở Việt Nam chưa phù hợp cơ chế thị trường, sự chênh lệch lớn giá đất nhà nước với giá đất thị trường tạo ra nhiều hệ lụy là kết luận được đề cập trong nhiều


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

13 Lê Thanh Khuyến (2001), “Bàn về cơ sở lý luận và khoa học trong việc tổ chức và quản lý thị trường bất động sản ở Việt Nam”, Tạp chí Địa chính, (12), tr.10-12; Nguyễn Xuân Trọng (2001), “Tìm hiểu một số vấn đề pháp lý và thực tế của các giao dịch liên quan đến đất đai ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4), tr.47-56; Nguyễn Quang Tuyến (2003), “Một số suy nghĩ về thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr.47-54.

14 Bùi Văn Huyền, Đinh Thị Nga (2011), Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.50-54.

Quản lý nhà nước về giá đất - 3

15 Châu Hoàng Thân, Phan Trung Hiền (2017), “Hoàn thiện các quy định về định giá đất ở Việt Nam hiện nay”,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 3 (347).

công trình nghiên cứu. Điển hình, những đánh giá của tác giả Phạm Văn Võ đã nêu lên những bất cập tồn tại từ vai trò độc quyền quyết định giá đất của Nhà nước, việc quyết định giá đất nhà nước thấp với lý do giảm bớt chi phí đầu tư nhằm điều tiết thị trường đã không đem lại hiệu quả mong muốn. Căn cứ vào chi phí thực tế mà người sử dụng đất bỏ ra thì giá đất ở thị trường sơ cấp của Việt Nam được chia thành hai loại là giá luật định và giá trên thực tế. Giá trên thực tế bằng giá luật định cộng chi phí tiêu cực phát sinh.16

Đánh giá về cơ chế hai giá đất ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thế Chinh cho rằng:17 việc tồn tại hai giá đất trong thị trường bất động sản là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, do sự chênh lệch quá lớn giữa hai giá và việc áp dụng rộng khắp giá đất nhà nước đã tạo nên những bất đồng, hệ lụy trong quản lý, sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, thực trạng quản lý tồn tại tình trạng quanh quẩn giữa giá thị trường và giá nhà nước, khi giá đất do UBND cấp tỉnh quy định hoặc quyết định giá đất tại một khu vực được

điều chỉnh tăng lên thì ngay sau đó giá thị trường cũng tăng theo. Sự gia tăng của giá thị trường đến một mức nào đó buộc Nhà nước lại tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, mức độ chênh lệch và tính tăng trưởng ổn định của giá đất là vấn đề tồn tại của quản lý giá đất ở nước ta thời gian qua.

Từ góc độ sở hữu - quản lý - sử dụng đất đai, tác giả Vũ Văn Phúc18 đã chỉ ra

những bất cập trong quản lý giá đất ở nước ta như: giá đất quản lý chưa theo nguyên tắc thị trường; Nhà nước chưa tổ chức được hệ thống theo dõi giá đất trên thị trường làm cơ sở định giá đất; phân công nhiệm vụ QLNN về giá đất còn phân tán, hệ thống cơ quan định giá thiếu chuyên nghiệp, không đồng đều; giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất quá thấp, chưa bảo đảm quyền lợi người có đất thu hồi.

Nhìn chung, các nghiên cứu chủ yếu phản ánh thực trạng và những bất cập về giá đất ở Việt Nam, chưa là sự đánh giá toàn diện công tác QLNN về giá đất. Có thể nhận thấy rằng, các công trình đang tập trung nghiên cứu và đánh giá về giá đất - chỉ là kết quả của cơ chế quản lý. Chính vì vậy, để giải quyết triệt để những hệ lụy của giá đất trong thể chế quản lý đất đai ở Việt Nam thì phải nghiên cứu giải quyết từ góc độ QLNN, hoàn thiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất.

(b) Các nghiên cứu về nội dung QLNN về giá đất

Ban hành quyết định quản lý là nội dung trọng tâm trong QLNN nói chung và quản lý giá đất nói riêng. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong hoàn thiện nội dung ban hành quyết định quản lý giá đất được tác giả luận án kế thừa những kết quả trong sách


16 Phạm Văn Võ (2012), sđd (9), tr.156.

17 Nguyễn Thế Chinh (chủ nhiệm, 2014), Báo cáo tổng hợp Kết quả khoa học công nghệ đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ chế hai giá đất đối với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và đề xuất giải pháp để giá đất do nhà nước quy định phù hợp với giá thị trường”, Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường - Bộ TN&MT, Hà Nội.

18 Vũ Văn Phúc (chủ nhiệm, 2015), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài “Sở hữu, quản lý và sử dụng đất

đai trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015.

chuyên khảo: Quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ - lý luận và thực tiễn của tác giả Cao Vũ Minh.19 Những kiến thức lý luận về khái niệm, đặc điểm, phân loại quyết định quản lý là nội dung quan trọng góp phần xây dựng lý luận về quyết định quản lý giá đất. Bên cạnh đó, những tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng quyết định QLNN với yêu cầu bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý là cơ sở đánh giá thực trạng các quyết định quản lý giá đất và đề xuất hoàn thiện nội dung ban hành quyết định quản lý giá đất.

Làm thế nào để pháp luật phát huy hiệu quả cao nhất trong QLNN về giá đất, đây là nội dung quan trọng cần giải quyết để bảo đảm hiệu quả quản lý của hình thức mang tính pháp lý. Công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Minh Đoan và Vũ Trọng Lâm20 đã phân tích góc độ tiếp cận đa dạng về tiêu chí đánh giá, điều kiện bảo đảm hiệu quả và giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật ở Việt Nam. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá quy định của pháp luật hiện hành qua tính toàn diện; tính thống nhất,

đồng bộ; tính khả thi, các tác giả đã chỉ rõ những hạn chế của việc ban hành quy định pháp luật ở nước ta. Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở lý luận thiết lập những yêu cầu cụ thể về nội dung ban hành quyết định QLNN về giá đất.

Quyết định giá đất là nội dung đặc thù trong quản lý giá đất, chiếm nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu và phát sinh nhiều vấn đề từ thực tiễn, được đánh giá từ nhiều góc độ.

Qua bài viết: “Vài suy nghĩ xung quanh nội dung các quy định của pháp luật đất đai năm 2013 về giá đất”,21 tác giả Nguyễn Quang Tuyến đã có những đánh giá chi tiết về quyền quyết định giá đất của Nhà nước: một là, quy định về nguyên tắc và phương pháp định giá đất còn nhiều bất cập, chưa được hiểu và áp dụng thống nhất là nguyên nhân dẫn đến các sai phạm, khiếu nại trong tài chính đất đai. Hai là, quy định về khung giá đất chưa khoa học, chưa phù hợp thị trường. Ba là, bảng giá đất và giá đất cụ thể tồn tại bất cập trong việc trao thẩm quyền quyết định quá lớn cho UBND cấp tỉnh.

Trong thực tiễn, quyết định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất luôn là nguyên nhân chính tạo nhiều xung đột, mâu thuẫn về giá đất, thực trạng này phần nào phản ánh qua nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam. Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân.22 Báo cáo đã chỉ ra ba tồn tại lớn trong xác định giá đất tính tiền bồi thường ở Việt Nam: một là, định giá đất chưa theo thị trường;


19 Cao Vũ Minh (2017), Quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ - lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20 Nguyễn Minh Đoan, Vũ Trọng Lâm (2017), Hiệu quả của pháp luật, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21 Nguyễn Quang Tuyến (2014), “Vài suy nghĩ xung quanh nội dung các quy định của pháp luật đất đai năm 2013 về giá đất”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8).

22 Ngân hàng thế giới (2011), Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam.

Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân, Kế hoạch xuất bản số: 141- 2011/CXB/166/01-01/VHTT, Hà Nội.

hai là, giá đất tính tiền bồi thường do UBND cấp tỉnh quyết định; ba là, hệ thống dịch vụ định giá đất chưa phát triển. Giá đất tính tiền bồi thường thấp, chênh lệch lớn so với thị trường là thực trạng tồn tại ở nhiều địa phương, nhiều dự án, minh chứng qua bài viết: “Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - nhìn từ phía người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn Cần Thơ” của tác giả Phan Trung Hiền.23 Quyết định giá đất tính tiền bồi thường

được khẳng định là một vấn đề quan trọng thể hiện qua sách chuyên khảo Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,24 tác giả Phan Trung Hiền đã dành một phần trong chín phần nghiên cứu về giải phóng mặt bằng ở Việt Nam để phân tích vấn đề giá đất tính tiền bồi thường. Nghiên cứu đã phân tích những hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành về quá trình xác định giá đất cụ thể, chỉ ra những bất cập về tính độc lập, chính xác, minh bạch của quá trình quyết định giá đất và những tồn tại trong các phương pháp định giá đất. Thực tiễn quản lý công tác

định giá đất và cụ thể trong định giá đất tính tiền bồi thường được tác giả Hồ Minh Hà thể hiện trong đề tài: “Quản lý nhà nước về định giá đất và bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất tại thành phố Cần Thơ”.25 Tác giả chỉ ra những bất cập trong công tác định giá đất và hệ lụy của việc áp dụng rộng rãi bảng giá đất. Đồng thời đề xuất việc tăng cường phân cấp quyết định giá đất cho địa phương, tăng cường vai trò của các tổ

chức tư vấn định giá độc lập. Mặc dù đề tài tập trung nghiên cứu quy định về giá đất trong thời kỳ LĐĐ năm 2003 nhưng định hướng tiếp cận từ thực tiễn của đề tài đã phản ánh những hạn chế vẫn tồn tại trong thực tiễn quản lý giá đất hiện nay.

Những đánh giá tổng quát về quyết định giá đất trong phân phối đất đai được thể hiện qua luận án tiến sĩ: “Pháp luật về trao quyền sử dụng đất từ Nhà nước cho các chủ thể kinh doanh bất động sản tại Việt Nam” của tác giả Ninh Thị Hiền. Tác giả chỉ ra hoạt động trao quyền sử dụng đất thông qua quy trình hành chính tồn tại bất cập trong xác định giá đất tính tiền sử dụng đất. Giá đất cụ thể vẫn được quyết định theo cơ chế hành chính, thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, là nguyên nhân gây ra tham nhũng, bất bình đẳng và thất thu ngân sách nhà nước.

Việc áp dụng phương thức đấu giá trong phân phối đất đai là một trong những phương pháp quản lý giá đất theo thị trường nhưng vẫn tồn tại những bất cập trong quyết định giá đất khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất, điển hình qua nghiên cứu: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam của tác giả Đặng Thị Bích Liễu.26 Mặc dù, đấu giá quyền sử dụng đất đã có nhiều tích cực trong thời gian qua nhưng tác giả cũng đặt ra vấn đề là giá trúng một phiên đấu giá có phản ánh được giá trị thật của


23 Phan Trung Hiền (2013), “Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - nhìn từ phía người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn Cần Thơ”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 11 (243).

24 Phan Trung Hiền (2018), Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (tái bản có sửa chữa, bổ sung), NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

25 Hồ Minh Hà (2008), Quản lý nhà nước về định giá đất và bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất tại thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

26 Đặng Thị Bích Liễu (2013), Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội.

đất đai không? Nếu nhìn về hình thức thì có vẻ đúng nhưng thực tế giá trúng đấu giá thường có ba khuynh hướng: giá thấp hơn giá thị trường, giá bằng hoặc cao hơn giá thị trường. Bên cạnh đó, những bất cập trong thẩm quyền quyết định giá đất khởi điểm, phương pháp định giá đất trong tính tiền sử dụng đất khi giao đất cho tổ chức kinh tế cũng được đề cập trong bài viết: “Bất cập trong quy định về xác định tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất đối với tổ chức kinh tế” trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật.27

Những hạn chế được phân tích trong các nghiên cứu phần nào cho thấy nguyên nhân và bất cập không chỉ trong quyền quyết định giá đất mà cả trong điều tiết giá đất thị trường, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giá đất.

Thông tin giữ vai trò quan trọng, là căn cứ ban hành các quyết định trong quản lý. Khi giá đất ở nước ta được định hướng quản lý theo cơ chế thị trường thì thông tin giá đất thị trường là yếu tố thiết yếu để bảo đảm tính khoa học, hiệu quả của các quyết định về giá đất. Nghiên cứu gần đây nhất của Ngân hàng thế giới về vấn đề này ở Việt

Nam được thể hiện trong Báo cáo tổng hợp công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam.28 Qua khảo sát tại 63 tỉnh, thành, nhóm nghiên cứu đã kết luận: “cung cấp thông tin liên quan đến đất đai trên thực tế vẫn còn thấp hơn so với yêu cầu của pháp luật, vẫn còn xa mới bảo đảm được việc tiếp cận đầy đủ các thông tin”. Nhóm nghiên cứu chỉ ra ba hạn chế liên quan đến công tác công khai thông tin trong lĩnh vực đất đai là:

thái độ, năng lực và lãnh đạo. Ngoài ra, bài viết: “Công khai thông tin trong xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”29 cho thấy giá đất tính tiền bồi thường là tâm điểm của những mâu thuẫn trong công tác thu hồi đất nhưng việc công khai các thông tin về căn cứ, quá trình xác định giá đất tính tiền bồi thường hiện chưa được quy định cụ thể và tồn tại nhiều hạn chế trong thực tiễn. Nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận và học tập kinh nghiệm công khai thông tin của một số quốc gia trên thế giới, tác giả đã tiếp cận công trình nghiên cứu của tác giả Thái Thị Tuyết Dung về quyền tiếp cận thông tin.30 Nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận và pháp lý cho việc tiếp cận thông tin ở Việt Nam; đánh giá thực trạng tiếp cận thông tin trong một số lĩnh vực và

kinh nghiệm của Thụy Điển, Mỹ, Thái Lan và Ấn Độ trong triển khai tiếp cận thông tin, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện tiếp cận thông tin ở Việt Nam. Đây là cơ sở lý luận để nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện nội dung công khai thông tin trong QLNN về giá đất ở Việt Nam.

Công tác cán bộ là nội dung quan trọng trong QLNN về giá đất, cụ thể là việc xây dựng, hoàn thiện thể chế công vụ nhằm bảo đảm hiệu quả cao nhất cho đội ngũ


27 Châu Hoàng Thân (2016), “Bất cập trong quy định về xác định tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất đối với tổ chức kinh tế”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 11 (343).

28 Ngân hàng thế giới (2014), Báo cáo tổng hợp công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

29 Châu Hoàng Thân (2018), "Công khai thông tin trong xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 9 (365).

30 Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

QLNN về giá đất. Về vai trò của con người trong công tác quản lý, những quy chế pháp lý cơ bản về thể chế công vụ trong QLNN được tác giả Nguyễn Cửu Việt trình bày trong Giáo trình luật hành chính Việt Nam.31 Công tác cán bộ được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới QLNN ở Việt Nam, cụ thể tác giả đã khẳng định “cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Những đổi mới về công tác cán bộ được nêu cụ thể gồm: việc xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu đối với cán bộ đến đổi mới quy trình đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, sắp xếp, bố trí cán bộ, hoàn thiện chính sách đãi ngộ, chế độ trách nhiệm. Trong một nghiên cứu khác, các tác giả Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu32 đã nêu lên bốn nội dung trọng tâm cần đổi mới về công tác cán bộ trong QLNN: một là, đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức; hai là, cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ; ba là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; bốn là, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, lịch sử cải cách hành chính ở nước ta qua các giai

đoạn, tác giả Nguyễn Hữu Hải đã trình bày những nội dung lý luận và tác động của xu hướng cải cách hành chính hiện nay trong tác phẩm Cải cách hành chính nhà nước, lý luận và thực tiễn.33 Về công tác cán bộ, tác giả trình bày hệ thống công vụ hoạt động dựa trên nguyên tắc thực tài, khách quan, tinh gọn; thiết kế khung năng lực, bản mô tả công việc cho các vị trí chức danh, tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng dựa trên năng lực. Quản lý công vụ, công chức theo hướng đề cao hiệu quả công việc và hoạt động đánh giá, trả lương theo kết quả công việc tạo động lực cho cán bộ, công chức.

Bên cạnh việc tổ chức, quản lý đội ngũ làm công tác quản lý thì việc kiểm soát, xử lý trách nhiệm là một trong những biện pháp cần thiết tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác cán bộ. Về trách nhiệm pháp lý của đội ngũ quản lý phải kể đến nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Đoan (chủ biên): Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý của Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước ở Việt

Nam.34 Các tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và phân tích những trách nhiệm pháp lý

cụ thể đối với nhóm chủ thể thực thi quyền QLNN, gồm: trách nhiệm hiến pháp, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường của nhà nước và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ. Những cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý với nghĩa là hậu quả bất lợi của Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước là căn cứ tăng cường kiểm soát hoạt động QLNN nói chung và quản lý giá đất nói riêng.

Nghiên cứu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai bao gồm nội dung liên quan đến giá đất, điển hình là luận án tiến sĩ luật học năm 2018 của tác



31 Nguyễn Cửu Việt (2005), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

32 Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Luật hành chính Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

33 Nguyễn Hữu Hải (2016), Cải cách hành chính nhà nước, lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34 Nguyễn Minh Đoan (chủ biên, 2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý của Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

giả Võ Phan Lê Nguyễn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. Luận án nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực tiễn trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, đề tài đã nghiên cứu thực trạng và đánh giá nội dung chiếm tỉ lệ cao trong khiếu nại về đất đai là vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà chủ yếu là khiếu nại về giá đất tính tiền bồi thường. Luận án chỉ rõ một số bất cập về thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, đây cũng là những quy định được áp dụng trong giải quyết khiếu nại liên quan đến giá đất. Tuy nhiên, một cơ chế cụ thể giải quyết khiếu nại về giá đất vẫn chưa được đề xuất trong luận án.

Nghiên cứu về bảo đảm quyền khiếu nại hành chính của công dân ở Việt Nam qua nghiên cứu: Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh.35 Cơ chế bảo đảm thể hiện qua hai nội dung chính: một là, bảo đảm thông qua giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khiếu nại, khiếu kiện hành chính; hai là, trách nhiệm của người có thẩm quyền và ý thức của cộng đồng. Những hạn chế cụ thể trong giải quyết tranh chấp về giá đất tính tiền bồi

thường khi Nhà nước thu hồi đất là minh chứng cho hạn chế chung của cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về giá đất ở nước ta hiện nay, điển hình là những bất cập về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp. Vấn đề này được phân tích cụ thể trong bài viết: “Giải quyết tranh chấp về giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”.36 Quy định hiện hành của Luật Khiếu nại và Luật Tố tụng hành chính không giải quyết được bản chất của các tranh chấp phát sinh trong QLNN về giá đất.

Nghiên cứu về cơ chế kiểm soát hoạt động QLNN thông qua công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá hiệu quả QLNN góp phần hoàn thiện nội dung kiểm tra, thanh tra và kiểm soát hoạt động QLNN về giá đất. Với định hướng giá đất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam đặt ra vấn đề giới hạn nào trong quyền lực quản lý của Nhà nước. Nghiên cứu về Sự hạn chế quyền lực nhà nước của tác giả Nguyễn Đăng Dung37 đã phân chia sự giới hạn quyền lực nhà nước trong quá trình

quản lý thành hai nhóm cơ bản: sự giới hạn bên trong và sự giới hạn bên ngoài. Những giá trị nổi bật cần nghiên cứu áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát QLNN về giá đất như: bảo đảm quyền con người trong quá trình quản lý; phân chia quyền lực nhà nước và tự kiểm tra trong quá trình thực hiện quyền lực quản lý; sự hạn chế từ bên ngoài thông qua sự công khai, minh bạch của chính quyền và vai trò của tư pháp độc lập thông qua thẩm quyền của Tòa án trước các quyết định QLNN. Nghiên cứu về các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong QLNN, tác giả Nguyễn Cửu Việt đã



35 Nguyễn Tuấn Khanh (2015), Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36 Châu Hoàng Thân (2019), “Giải quyết tranh chấp về giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 5 (373).

37 Nguyễn Đăng Dung (2014), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

dành toàn bộ phần thứ sáu trong Giáo trình luật hành chính Việt Nam trình bày về các phương thức chung, phương thức riêng và nội dung về tòa án hành chính.38 Giáo trình luật hành chính Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội,39 các tác giả đã nêu ra các biện pháp cụ thể bảo đảm pháp chế trong QLNN gồm: hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động xét xử của Tòa án, hoạt động của Thanh tra nhà nước và Thanh tra nhân dân, hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội, hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các phương thức kiểm soát hoạt động QLNN được trình bày trong các nghiên cứu có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định. Đồng thời, bài viết: “Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp về giá đất”, trên Tạp chí Tòa án nhân dân40 đã cho thấy vai trò của Tòa án ở Việt Nam hiện rất hạn chế trước các quyết định quản lý giá đất.

Những nghiên cứu về nội dung QLNN đối với giá đất còn rời rạc, chưa chuyên sâu, chủ yếu là nghiên cứu chung về QLNN hoặc công tác quản lý đất đai có những đánh giá liên quan đến nội dung quản lý giá đất. Điều này phần nào phản ánh nhận thức chưa toàn diện vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất cả trong pháp luật và thực tiễn nghiên cứu về giá đất ở Việt Nam.

(c) Nghiên cứu về chủ thể và phương pháp QLNN về giá đất

Đề tài khoa học cấp nhà nước: Sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam41 đã trình bày những thay đổi về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lý đất đai qua các thời kỳ. Những đánh giá cụ thể về tổ chức và hoạt động của chủ thể quản lý giá đất nổi bật là: tổ chức đội ngũ quản lý chưa tương xứng nhiệm vụ; lực lượng cán bộ quản lý đất đai thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, thường trong tình trạng quá tải

công việc, nhất là cán bộ cơ sở; hệ thống CSDL, cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Các tác giả đã đề xuất đổi mới bộ máy quản lý đất đai theo 03 nguyên tắc: thống nhất toàn bộ dữ liệu thông tin trong toàn quốc; tăng cường chức năng tham mưu chính sách và thanh tra thực thi pháp luật, chính sách đất đai của các cơ quan quản lý đất đai trung ương; tăng cường năng lực tổ chức thực tiễn cho các cơ quan địa phương trong thực thi pháp luật một cách linh hoạt, phù hợp, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ quản lý đất đai ở nước ta với những số liệu điều tra, khảo sát cụ thể, những đánh giá xác thực và những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý đất đai được trình bày trong sách chuyên khảo: Nhận thức và thực hiện PLĐĐ của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở



38 Nguyễn Cửu Việt (2005), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

39 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 40 Châu Hoàng Thân (2019), “Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp về giá đất”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (10), tr. 9-14.

41 Vũ Văn Phúc (chủ nhiệm, 2015), tlđd (18).

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí