Quản lý nhà nước về giá đất - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


CHÂU HOÀNG THÂN


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐẤT


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


CHÂU HOÀNG THÂN


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐẤT


Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 9380102


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN TRUNG HIỀN PGS.TS PHAN NHẬT THANH


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên Châu Hoàng Thân, là nghiên cứu sinh khóa 13, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện với sự hướng dẫn của PGS. TS Phan Trung Hiền và PGS. TS Phan Nhật Thanh. Những thông tin tôi đưa ra trong luận án là trung thực, có trích dẫn nguồn tham khảo đầy đủ. Những phân tích, kiến nghị được tôi đề xuất dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của cá nhân và chưa từng được các công trình khác công bố trước đó./.

Nghiên cứu sinh


Châu Hoàng Thân

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


SỐ TT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

1.

CSDL

Cơ sở dữ liệu

2.

LĐĐ

Luật Đất đai

3.

PLĐĐ

Pháp luật đất đai

4.

QLNN

Quản lý nhà nước

5.

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

6.

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về giá đất - 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

2.1. Mục đích nghiên cứu 3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 4

3.1. Phạm vi nghiên cứu 4

3.2. Đối tượng nghiên cứu 4

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

5. Những điểm mới và ý nghĩa của luận án 6

6. Kết cấu của luận án 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 9

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 20

1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 26 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 27

1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 33

1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu 33

1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu 33

KẾT CHƯƠNG 35

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM 36

2.1. Khái quát về giá đất 36

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giá đất 36

2.1.2. Những yếu tố hình thành và ảnh hưởng đến giá đất 41

2.1.3. Những tác động của giá đất 46

2.2. Cơ sở lý luận trong quản lý nhà nước về giá đất 52

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về giá đất 52

2.2.2. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về giá đất 55

2.3. Quy định pháp luật trong quản lý nhà nước về giá đất 58

2.3.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giá đất 58

2.3.2. Đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý nhà nước về giá đất 60

2.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về giá đất 64

2.3.4. Hình thức quản lý nhà nước về giá đất 74

2.3.5. Chủ thể quản lý nhà nước về giá đất và phương pháp quản lý nhà nước về giá đất 76

2.4. Những nội dung quản lý đất đai ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về giá đất 83

2.5. Những yêu cầu bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về giá đất 85

2.5.1. Công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước về giá đất 85

2.5.2. Sự tham gia của Nhân dân trong quản lý nhà nước về giá đất 86

2.5.3. Trách nhiệm giải trình trong quản lý nhà nước về giá đất 87

2.5.4. Cân bằng lợi ích trong quản lý nhà nước về giá đất 88

2.5.5. Nền tảng thị trường trong quản lý nhà nước về giá đất 89

2.5.6. Thượng tôn pháp luật trong quản lý nhà nước về giá đất 90

2.5.7. Yếu tố con người và kỹ thuật trong quản lý nhà nước về giá đất 90

KẾT CHƯƠNG 92

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM 93

3.1. Thực trạng nội dung quản lý, hình thức quản lý nhà nước về giá đất ở Việt Nam 93

3.1.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về giá đất 93

3.1.2. Ban hành quyết định quản lý nhà nước về giá đất 96

3.1.3. Quyết định giá đất 104

3.1.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu và dự báo về giá đất 110

3.1.5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ quản lý giá đất 112

3.1.6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giá đất . 115

3.1.7. Thực trạng hình thức quản lý nhà nước về giá đất 120

3.2. Thực trạng về tổ chức, hoạt động của chủ thể quản lý nhà nước về giá đất và phương pháp quản lý nhà nước về giá đất 123

3.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước về giá đất 123

3.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về giá đất 128

3.3. Thực trạng về nội dung quản lý đất đai ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về giá đất 131

3.4. Nhận xét hiệu quả quản lý nhà nước về giá đất 134

3.4.1. Công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước về giá đất 134

3.4.2. Sự tham gia của Nhân dân trong quản lý nhà nước về giá đất 136

3.4.3. Trách nhiệm giải trình trong quản lý nhà nước về giá đất 136

3.4.4. Cân bằng lợi ích trong quản lý nhà nước về giá đất 138

3.4.5. Nền tảng thị trường trong quản lý nhà nước về giá đất 139

3.4.6. Thượng tôn pháp luật trong quản lý nhà nước về giá đất 140

3.4.7. Yếu tố con người và kỹ thuật trong quản lý nhà nước về giá đất 142

3.5. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân tồn tại trong quản lý nhà nước về giá đất ở Việt Nam 143

KẾT CHƯƠNG 148

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM 149

4.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về giá đất ở Việt Nam 149

4.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý và hình thức quản lý nhà nước về giá đất 151

4.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về giá đất 151

4.2.2. Ban hành quyết định quản lý nhà nước về giá đất 152

4.2.3. Quyết định giá đất 155

4.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu và dự báo về giá đất 160

4.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ quản lý giá đất 162

4.2.6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giá đất . 164

4.3. Giải pháp về tổ chức, hoạt động của chủ thể quản lý nhà nước về giá đất và phương pháp quản lý nhà nước về giá đất 167

4.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về giá đất 167

4.3.2. Phương pháp quản lý nhà nước về giá đất 172

4.4. Giải pháp hoàn thiện những nội dung cơ bản trong quản lý đất đai nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giá đất 175

KẾT CHƯƠNG 181

KẾT LUẬN 182

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Điều 51 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”. Điều này đã khẳng định vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Việc thiết lập vai trò quản lý của Nhà nước dựa trên cơ sở lý thuyết của P.A. Samuelson: “cả thị trường và Nhà nước đều cần thiết cho nền kinh tế vận hành lành mạnh. Thiếu cả hai điều này thì hoạt động của nền kinh tế hiện đại chẳng khác gì vỗ

tay bằng một bàn tay”.1 Vì vậy, vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị

trường là không thể thiếu. Tùy vào từng lĩnh vực, từng nội dung khác nhau mà Nhà nước có sự quản lý ở mức độ hợp lý, các hình thức và phương pháp quản lý phải phù hợp với quy luật thị trường.

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, nguồn lực to lớn của đất nước. Theo Hernando De Soto, “bất động sản chiếm khoảng 50% của cải của các nước tiên tiến; ở các nước đang phát triển, con số này là gần ba phần tư”.2 Ở nước ta, nguồn thu từ đất đai luôn chiếm tỉ trọng cao với tỉ lệ trung bình 9,6% số thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2011 và trong 09 tháng đầu năm 2019 nguồn thu từ đất đai chiếm 10,5% thu ngân sách nội địa.3 Giá trị kinh tế của đất đai, các nguồn thu từ đất đai được xác định và chịu ảnh hưởng bởi một yếu tố then chốt chính là giá đất. Giá đất là cơ sở để xác định chi phí đầu vào, quyết định giá thành sản xuất và giá cả hàng hóa bán ra thị trường;4 ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đất đai và những biến động bất thường của giá đất làm phân hóa sâu sắc khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, phát sinh những bất đồng gay gắt trong quản lý đất đai. Vì vậy, giá đất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân; tính ổn định, bền vững và công bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường. Những kết luận khoa học và thực tiễn đã chứng minh tầm quan

trọng của giá đất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời khẳng định không thể tuyệt đối hóa thị trường trong công tác quản lý giá đất.

Từ lý thuyết về vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường, chế độ sở hữu đất đai và những tác động của giá đất đã đặt ra nội dung khoa học cần được nghiên cứu: Nhà nước quản lý giá đất như thế nào để phù hợp quy luật thị trường, phát huy tối ưu



1 Paul A Samuelson, William D. Nordhaus (2011), Kinh tế học, NXB Tài chính, Hà Nội, tr.94.

2 Hernando De Soto (2000), The Mystery of Capital - Why capitalism triumphs in the West and Fails everywhere else, Black Swan, London, p.88.

3 Danh Hồng (2019), “9 tháng năm 2019, nguồn thu từ đất đai đạt trên 87 nghìn tỷ đồng”, Báo điện tử của Bộ Xây dựng, https://baoxaydung.com.vn/9-thang-nam-2019-nguon-thu-tu-dat-dai-dat-tren-87-nghin-ty-dong- 265323.html, [truy cập ngày 26/11/2019].

4 Lưu Quốc Thái (2016), Những vấn đề pháp lý về thị trường quyền sử dụng đất Việt Nam, NXB Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh, tr.71.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023