Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Cho Hoạt Động Du Lịch


điều tiết thu nhập hợp lý và hướng các doanh nghiệp du lịch tham gia thực hiện các chính sách xã hội ở địa phương. Du lịch là khâu đột phá kích thích sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và cũng là lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao. Vì vậy, phải có chính sách hợp lý để hướng các doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận thu được tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa có tiềm năng phát triển du lịch để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sở tại.

1.2.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Về tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động du lịch ở nước ta hiện nay nói chung và đối với chính quyền cấp tỉnh nói riêng về cơ bản được hình thành từ các yếu tố chủ yếu như sau:

- Về cơ cấu bộ máy: Yêu cầu bộ máy phải phù hợp, đảm bảo về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý về chuyên môn để phân công đảm nhận từng lĩnh vực và khả năng thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

- Được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, phân cấp quản lý rõ ràng nhằm tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ.

- Đảm bảo có đủ cán bộ thực hiện công tác quản lý, điều hành, nhất là tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, quy hoạch, … trong phát triển du lịch.

1.2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch có sự ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng để


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

phát triển du lịch cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.2.4.5. Tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 6

Để du lịch phát triển nhanh và bền vững, chính quyền cấp tỉnh phải làm tốt công tác tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch. Việc tổ chức quản lý nhằm đảm bảo an ninh trật tự, ATXH trên địa bàn tỉnh và tại các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch của tỉnh. Đăng ký tạm trú cho khách lưu trú du lịch, nghiêm cấm các hành vi tiêu cực như trộm cắp, mại dâm, bạo lực,

…. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần tổ chức làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cũng như xây dựng các quy chuẩn trong hoạt động du lịch địa bàn tỉnh. Đề ra các quy định nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các sơ sở lưu trú, nhà hàng, khu, điểm du lịch; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào ứng xử văn minh, thu hút khách du lịch, tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu của khách du lịch;…

Về hoạt động xúc tiến du lịch: Chính quyền cấp tỉnh thu hút các nguồn lực trong xã hội để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát triển du lịch. Nguồn vốn từ Trung Ương, từ tỉnh, từ tổ chức, cá nhân khác (Nhà đầu tư). Việc quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức như tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến du lịch, các chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch, phát hành đĩa DVD, Xây dựng các trang chuyên đề quảng bá du lịch trên các Website của tỉnh, …

1.2.4.6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du

lịch


Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương... Do đó, chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành,...; đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn.

1.3. Các yếu tố chi phối hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại các tỉnh

1.3.1. Yếu tố khách quan

1.3.1.1. Hệ thống chính sách, pháp luật của chính quyền Trung ương

Chính sách, pháp luật là công cụ quản lý của nhà nước đối với hoạt động du lịch. Vì vậy, mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật quy định về hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch sẽ chi phối mục tiêu, hiệu quả hoạt động quản lý. Điều đó có nghĩa, nếu hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn sẽ tất yếu dẫn đến hoạt động quản lý khó khăn, thậm chí không thể triển khai quản lý. Nếu đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi thì hoạt động QLNN về du lịch sẽ góp phần đem lại hiệu quả. Hệ thống chính sách, pháp luật bao gồm nhiều văn bản, với các cấp quản lý khác nhau.


Hình thức thể hiện hệ thống chính sách pháp luật khá phong phú. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật bao gồm Hiến pháp, các đạo luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh do UBTV Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, các bộ, ngành ban hành như Nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ, các Nghị quyết, Quyết định của chính quyền cấp tỉnh về lĩnh vực du lịch cần có sự rõ ràng, chặt chẽ, thống nhất cao, tránh chồng chéo gây khó khăn cho việc thực thi của cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức cá nhân tham gia hoạt động du lịch.

Nếu quy định về thủ tục hành chính đơn giản, cơ chế, chính sách thông thoáng, hấp dẫn trong việc khuyết khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch, điều đó sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.

1.3.1.2. Năng lực và ý thức của chủ thể tham gia hoạt động du lịch

Chủ thể tham gia hoạt động du lịch bao gồm các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch, khách du lịch. Năng lực và ý thức của chủ thể tham gia ảnh hưởng khá rõ đến hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

+ Nếu doanh nghiệp hoạt động du lịch có trình độ, chuyên môn, năng lực tài chính, quan tâm đến chất lượng sản phẩm cung ứng, có ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch, môi trường...sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch của một nước, địa phương phát triển. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có chuyên môn, năng lực tài chính yếu kém, không có ý thức tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường....sẽ cản trở mục tiêu phát triển du lịch của nhà nước, địa phương.

+ Đối với khách du lịch: Nếu ứng xử văn minh, có ý thức bảo vệ môi trường sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Ngược lại, nếu khách du lịch ứng xử thiếu văn minh, đến các khu điểm du lịch không có ý thức bảo vệ môi trường, mất an ninh trật tự thì gây khó khăn cho công


tác quản lý, ảnh hưởng đến môi trường du lịch.

1.3.2. Yếu tố chủ quan

1.3.2.1. Cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương

- Về vấn đề phát triển du lịch: Nếu chính quyền địa phương quan tâm đến phát triển du lịch thì du lịch sẽ phát triển, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Ngược lại nếu chính quyền chưa quan tâm, thì du lịch ở địa phương đó sẽ khó phát triển, các cơ chế chính sách phát triển du lịch tốt sẽ được ban hành kịp thời nếu như chính quyền địa phương dành sự quan tâm.

+ Mức độ quan tâm thể hiện ở các việc như: Có chính sách thu hút đầu tư về du lịch hay hạn chế. Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, chính sách tuyên truyền, phổ biến về việc trùng tu, bảo tồn và duy trì các công trình văn hóa, làng nghề truyền thống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,..hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông, cải thiện về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp lữ hành,...

+ Kịp thời triển khai cơ chế chính sách của nhà nước về thu hút du lịch/ hay không kịp thời; Các chính sách của địa phương hạn chế hay thu hút đầu tư về du lịch,...

- Về chất lượng các chính sách: Xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và du lịch nhất quán, thống nhất, không thay đổi, mâu thuẫn..

1.3.2.2. Trình độ, năng lực và ý thức tôn trọng pháp luật của cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước

Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch. Thực tiễn cho thấy, nếu một quốc gia, một vùng, một địa phương nào đó xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, có trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luật pháp quốc tế về du lịch, sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin,


điện tử... cộng với tổ chức bộ máy QLNN đối với HĐDL thống nhất, đồng bộ thì sẽ thúc đẩy du lịch phát triển nhanh. Ngược lại, sẽ làm cho du lịch chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng lãng phí tài nguyên du lịch.

1.2.2.3. Nguồn lực kinh tế địa phương

Ở mỗi địa phương bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng du lịch phong phú đa dạng thì nguồn lực kinh tế địa phương cũng là yếu tố hết sức quan trọng, nguồn lực kinh tế địa phương bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, bưu điện, điểm kinh doanh hàng hóa, … kinh tế địa phương phát triển, thu nhập người dân cao, thời gian nhàn rỗi... là những điều kiện để du lịch phát triển. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chính quyền cấp tỉnh cần chú trọng phát triển nguồn lực kinh tế địa phương.

1.2.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch ở chính quyền cấp tỉnh.

Nếu cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch, sẽ thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, khách du lịch được bảo vệ, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật. Ngược lại, công tác kiểm tra, th anh tra, xử lý vi phạm không được thực hiện, buông lỏng các hành vi tiêu cực trong hoạt động du lịch sẽ xảy ra như vi phạm pháp luật, làm mất bản sắc văn hóa địa phương, cạn kiệt nguồn tài nguyên, …

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số tỉn h, thành và bài học kinh nghiệm cho Đắk Nông

Hiện nay, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã có nhiều cố gắng, nỗ lực huy động mọi nguồn lực, khác thác tiềm năng thế mạnh của địa phương mình để phát triển du lịch và đặc biệt chú trọng hoàn thiện công


tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn nhất là các tỉnh thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Nam, Cần Thơ, Lâm Đồng, … Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu, tìm hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của tỉn h Lâm Đồng (là tỉnh có Ngành du lịch phát triển thuộc vùng Tây nguyên, có nét tương đồng về điều kiện tự nhiên với Đắk Nông) và thành phố Cần Thơ (là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long)

1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu. Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ khá thuận tiện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong vùng.

Bên cạnh vị trí địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần thơ được ví như ''đô thị miền sông nước''. Cần Thơ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Âu... trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước.

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, thành phố Cần Thơ đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng được ưu tiên phát triển. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của thành phố Cần Thơ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, doanh thu, số lượng du khách,... năm sau luôn tăng hơn năm trước.

Để đạt được những kết quả nói trên về phát triển du lịch, thành phố


Cần Thơ đã thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước chủ yếu sau:

+ Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch, với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tư, thành phố Cần Thơ đã thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển các khu du lịch, đã hình thành được nhiều khu, điểm du lịch mới tạo thành chuỗi các điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng...

+ Bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển chung hiện nay và những năm tiếp theo, đó là coi du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long và du lịch văn hóa là hướng đột phá trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố.

+ Tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tăng cường việc liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; ưu tiên hỗ trợ cho đầu tư xây dựng KCHT, CSVC-KT du lịch.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ QLNN nói chung và cán bộ QLNN trong lĩnh vực du lịch nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu mới.

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là vùng đất Nam Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình từ 800 - 1000m so với mặt nước biển. Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn.

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Lâm Đồng khá phát triển. Ngoài hệ thống đường bộ liên vùng, cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như Bưu chính viễn thông, ngân hàng, hệ thống giao thông và các dịch vụ y tế, bảo hiểm,… tương đối phát triển.

Thành phố Đà Lạt đã gần 120 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí