Tình Hình Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông, Giai Đoạn 2011 – 2015.


2.2. Tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2011 – 2015.

2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, phương tiện vật chất và các tiện nghi du lịch khác.

2.2.1.1. Cơ sở lưu trú

Từ 2011 – 2015 các cơ sở lưu trú của tỉnh tăng trưởng nhanh cả số lượng và chất lượng. Tính đến cuối năm 2015, Trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 174 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng với 1970 phòng, trong đó có 20 khách sạn (03 khách sạn 3 sao, 4 khách sạn 2 sao, 08 khách sạn dự kiến đạt tiêu chuẩn, 05 khách sạn chưa chưa được xếp hạng) với khoảng 504 phòng, 154 nhà nghỉ với khoảng 1.466 phòng. Một số khách sạn nổi bật như ĐakNong Lodge, Trường Giang, New Sunrise, 19-8, Hoàng Điệp, ... khách sạn, nhà nghỉ ở tỉnh phân bố không đều, hầu hết tập trung ở Thị xã Gia Nghĩa và trung tâm các huyện.

2.1.1.2. Cơ sở ăn uống

Có khoảng 26 nhà hàng phục vụ các món ẩm thực địa phương và các đặc sản vùng miền, có sức chứa từ 100 - 2.500 chỗ ngồi. Một số nhà hàng nổi bật ở Thị xã Gia Nghĩa như nhà hàng Sơn Mã, nhà hàng Hướng Liễu, nhà hàng Dốc Võng.

2.1.1.3. Dịch vụ vui chơi, giải trí

Nhiều cơ sở kinh doanh cà phê, karaoke, massage, hồ bơi, câu cá thư giãn, vui chơi giải trí như: Khu vui chơi giải trí Victory (thị xã Gia Nghĩa); Khu vui chơi giải trí nhà hàng khách sạn Sen Hồng (huyện Krông Nô); Khu vui chơi giải trí Hồ Tây (huyện Đắk Mil), Khu vui chơi giải trí trẻ em Đại Dũng (xã Đắk Buk Sor, huyện Tuy Đức); các sân thi đấu thể thao như tennis, bóng bàn... cũng được đầu tư nâng cấp để đáp


ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đến tham quan, du lịch tại Đắk Nông. Hiện có 01 doanh nghiệp chuyên tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa và 01 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế theo thời vụ vào dịp lễ, tết Nguyên đán, tết Dương lịch và dịp nghỉ hè. Thời gian qua, dịch vụ vận chuyển chất lượng cao, taxi đã phát triển khá nhanh trên địa bàn tỉnh kể cả ở các huyện, thị. Tuy nhiên, qua rà soát hiện nay toàn tỉnh chỉ mới có 01 doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp phép kinh doanh lữ hành, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh.

2.2.2. Kết quả kinh doanh hoạt động du lịch

Giai đoạn 2006-2010, đạt 630.000 lượt, trong đó khách quốc tế: 40.700 lượt, khách nội địa: 589.300 lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đạt 6,41%/năm; tổng doanh thu đạt: 49.300 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu: 33,14%/năm.

Giai đoạn 2011-2015 tổng lượt khách đạt: 816.768 lượt, trong đó khách nội địa đạt: 785.463 lượt, khách quốc tế đạt: 31.305 lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,15%. Doanh thu du lịch thực hiện giai đoạn 2011-2015 đạt 106.795 triệu đồng, tăng trưởng bình quân đạt 10,4%. Tổng lượng khách tăng đều từ năm 2006 đến năm 2015, nếu như năm 2006 đạt 110.000 lượt khách, năm 2010 tăng lên 138.000 lượt, đến năm

2015 đạt 197.768 lượt khách.

Tổng lượng khách năm 2015 tăng so với năm 2011 là 41,2%. Khách đến Đắk Nông chủ yếu là khách nội địa và xét về tỉ trọng khách du lịch quốc tế chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ khoảng 7% trên tổng lượng khách. Thực tế khách du lịch quốc tế đến Đắk Nông chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh.

Lượng khách du lịch tới Đắk Nông ngày càng nhiều, tuy nhiên lượng khách lưu trú chỉ khoảng 25%, còn lại là khách đi và về trong


ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là do sản phẩm du lịch còn đơn điệu, không có sản phẩm đặc sắc chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh, các dịch vụ còn yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa phát triển, ...những điều này làm giảm khả năng thu hút khách du lịch ở lại.

Doanh thu du lịch của tỉnh Đắk Nông có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2011 – 2015. Năm 2011, doanh thu du lịch của tỉnh đạt 17 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 23,295 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 10,4%/năm. GDP của ngành du lịch năm 2010 đạt 0,029%; năm 2015 đạt 0,017%, so với GDP toàn tỉnh, chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch mà tỉnh đề ra: năm 2010 chiếm 1%, năm 2015 chiếm 3% GDP toàn tỉnh.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp khách du lịch và doanh th u du lịch, giai đoạn 2011 – 2015


Stt


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


I

Tổng lượt khách

140.000

154.000

155.000

170.000

197.768


1

Khách nội địa

132.800

147.605

148.355

164.350

192.353


2


Khách quốc tế


7.200


6.395


6.645


5.650


5.415


II

Doanh thu du lịch (Triệu đồng)


17.000


24.500


20.000


22.000


23.295

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 9

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông)

Về đầu tư du lịch: tỉnh Đắk Nông đã tiến hành thu hút các nguồn lực trong xã hội để phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát triển du lịch. Một số dự án được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung Ương, ngân sách của Tỉnh, Trung ương hỗ trợ tập trung vào đường


giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống nước sinh hoạt, … tại các khu, điểm du lịch của tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 khu, điểm du lịch đã có chủ trương đầu tư gồm: Khu du lịch sinh thái văn hóa cụm thác Dray Sáp - Gia Long (xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô); Điểm du lịch sinh thái thác Trinh Nữ (thị trấn EaT’Ling, huyện Cư Jút); Điểm du lịch sinh thái số 1 thác Đắk G’lun (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức); Điểm du lịch sinh thái thác Lưu Ly và Thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên thuộc Khu du lịch sinh thái văn hóa lịch sử Nâm Nung (xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song); Tu viện Liễu Quán thuộc Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk Glong)

2.2.2.1. Đánh giá những kết quả đạt được

Với tiềm năng tài nguyên du lịch hiện có của tỉnh, bước đầu đã hình thành hệ thống các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: Khu du lịch sinh thái cụm thác Đray Sáp – Gia Long, khu du lịch sinh thái văn hóa, lịch sử Nâm Nung, khu du lịch sinh thái văn hóa Liêng Nung, khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, …, bước đầu hình thành các tuyến, tour du lịch phục vụ khách tham quan du lịch. Cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà hàng cơ bản hình thành đảm bảo phục vụ du khách, tốc độ tăng trưởng tương đối, doanh thu và lượt khách tăng đều. Giai đoạn 2006-2010, lượt khách tăng 6,41%/năm, doanh thu tăng 33,14%/năm. Giai đoạn 2011-2015 lượt khách tăng 9,15%/năm. Doanh thu tăng 10,4%/năm.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch được triển khai thực hiện với sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác quy hoạch du lịch từ tổng thể đến chi tiết được triển khai, tạo cơ sở pháp lý cho đầu tư và phát triển du lịch. Công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch được thực hiện với nhiều hình thức và phương tiện.


Trong thời gian qua, chương trình hợp tác phát triển du lịch với TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia) để liên kết phát triển du lịch, Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch Đắk Nông với các tỉnh Tây Nguyên – Nam Trung bộ, Cúp bóng chuyền nữ quốc tế, chương trình leo núi chinh phục đỉnh Nâm Nung lần thứ 1, lần thứ 2 năm 2010, 2012, chương trình “Đêm Đray Sáp huyền thoại” năm 2013, Hội xuân Nâm Nung năm 2014, 2015, ...được tổ chức góp phần quảng bá tích cực cho hình ảnh du lịch Đắk Nông.

2.2.2.2. Những hạn chế

Nhu cầu khai thác tài nguyên của các ngành kinh tế, đặc biệt là thủy điện đã làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, làm suy giảm tài nguyên và môi trường du lịch (xây dựng nhiều nhà máy thủy điện trên sông, khu công nghiệp ven sông, rừng phòng hộ bị đốn hạ làm cho khô hạn, ô nhiễm môi trường). Hạ tầng các khu du lịch còn hạn chế, thiếu đồng bộ, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa thu hút được khách tham quan du lịch, tỉnh Đắk Nông vẫn chưa nằm trên “bản đồ” của khách du lịch, số lượng khách du lịch còn ít nên chưa phát huy hết tiềm năng du lịch của địa phương, nhất là các tiềm năng cảnh quan đồi núi, thác nước, khí hậu ôn hòa.

Thực trạng doanh nghiệp đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch còn nhiều vấn đề tồn tại như các dự án đầu tư có tiến độ triển khai chậm, năng lực đầu tư của doanh nghiệp du lịch còn hạn chế, tình trạng khai thác tài nguyên du lịch chưa chú trọng đến tính bền vững, giá vé vào cổng của một số khu du lịch còn cao so với mặt bằng chung của khu vực và chưa tương xứng với sản phẩm du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được chú trọng, nguồn lao


động du lịch hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông.

Mặc dù thời gian qua, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của Đắk Nông đã được quan tâm nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc xúc tiến, kêu gọi dự án, chưa có sản phẩm cụ thể, độc đáo.

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2011 - 2015.

2.3.1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông mới được thành lập hơn 10 năm, có nguồn tài nguyên nhiên nhiên phong phú với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, nhiều thác hồ, rừng nguyên sinh và khí hậu mát mẽ, trong lành, đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 40 dân tộc, có nhiều di tích lịch sử có giá trị để gìn giữ, bảo tồn khai thác phục vụ khách du lịch. Tỉnh đã xác định du lịch là mũi nhọn đột phá cần tập trung phát triển. Chính vì nhận thức được tiềm năng du lịch to lớn nên Tỉnh đã sớm thực hiện việc xây dựng, quản lý quy hoạch, chỉ đạo ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch.

Năm 2006, Tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục du lịch xây dựng đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020” làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng. Nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Đắk Nông nhằm xác định được vị trí, vai trò của du lịch Đắk Nông trong tiểu vùng du lịch Tây Nguyên, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; đánh giá được hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh; xây dựng sơ đồ quy hoạch không gian lãnh thổ du lịch trên phạm vi toàn tỉnh; khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế -


xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; đưa ra các giải pháp thực hiện, xây dựng danh mục kêu gọi các dự án đầu tư.

Cùng với việc xây dựng, thực hiện quy hoạch theo Nghị quyết số 11/2006/NQ-HĐND, ngày 03/8/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 20/10/2006 của Tỉnh ủy (khóa XI) về phát triển du lịch Đắk Nông giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Tỉnh ủy đã chỉ đạo việc xây dựng các văn bản cụ thể hóa để triển khai thực hiện phát triển du lịch như Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND ngày 31/5/2012, về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1468/QĐ-UBND ngày 06/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2007-2010; Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 16/10/2012, về Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012-2015; Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt các dự án quy hoạch: Đồ án Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 Công viên vui chơi giải trí Liêng Nung; Dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái văn hóa lịch sử Nâm Nung, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song; Dự án quy hoạch khu du lịch dọc sông Sêrêpốk, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút; Dự án Quy hoạch khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, huyện Đắk Glong; Ban hành các chính sách kêu gọi đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư.

Công tác quy hoạch được tỉnh rất quan tâm, thực hiện sớm ngay sau khi tái thành lập tỉnh, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến quy hoạch Ngành du lịch, tuy nhiên việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch ngành du lịch thời gian ngắn, tầm nhìn chưa xa, chưa phù hợp với tổng thể


phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Việc quy hoạch ngành du lịch cần phải phù hợp đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tránh chồng chéo, khó triển khai thực hiện. Công tác quy hoạch cần sát hơn với tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, chú trọng đến việc xây dựng tour, tuyến du lịch trọng điểm, sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo.

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Đắk Nông giai đoạn 2011 – 2015

Stt

Nội dung

Nguồn vốn

Chủ đầu tư

Kinh phí (Tỷ đồng)

1

Đường vào khu du lịch

thác Đắk G’Lun

Ngân sách

tỉnh

UBND huyện

Tuy Đức

4,060

2

Đường điện khu du

lịch thác Đắk G’Lun

Ngân sách

tỉnh

UBND huyện

Tuy Đức

10,778


3


Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4 liên tỉnh IV

Vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn

hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông


28,007

4

Hạ tầng công viên Hồ

Thiên Nga

Ngân sách

tỉnh

UBND TX.

Gia Nghĩa

84,992


5

Hệ thống cấp điện quy hoạch khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử

Nâm Nung

Ngân sách tỉnh và Trung ương

hỗ trợ


UBND tỉnh Đắk Nông


8,479


6

Đường giao thông, hệ thống thoát nước điện

và cây xanh điểm du lịch sinh thái Hồ Trúc


Ngân sách tỉnh


UBND huyện Cư Jut


2,100

7

Đường vào thác Đắk

G’Lung

Ngân sách

tỉnh

UBND huyện

Tuy Đức

10,047

8

Hoa viên điểm du lịch

Hồ Tây Đắk Mil

Ngân sách

tỉnh

UBND huyện

Đắk Mil

27,895

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông)

Giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Đắk Nông đã triển khai 8 dự án đầu tư cơ sở

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí