văn hóa và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.1.2.3. Ý nghĩa về văn hóa, xã hội
Du lịch không chỉ góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế những vùng có hoạt động du lịch và giảm quá trình đô thị hóa. Việc khai thác tài nguyên du lịch những vùng khó khăn đòi hỏi phải đầu tư về giao thông, bưu điện, kinh tế, … Do vậy mà việc phát triển du lịch sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của vùng đó và làm giảm sự tập trung dân cư ở những trung tâm dân cư.
Về phương diện xã hội: Là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục, tập quán... nơi họ đã đến.
Thông qua du lịch con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết, do đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạch cho tương lai của con người.
Trong thời gian đi du lịch, khách thường sử dụng các dịch vụ, hàng hóa và thường tiếp xúc với dân cư địa phương. Thông qua các cuộc tiếp xúc đó, văn hóa của cả khách và người bản xứ được trao đổi và nâng cao. Du lịch còn làm phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người khi họ được tham quan các kho tàng mỹ thuật của một đất nước.
Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống của dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh... người dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình.
Ngoài ra, việc phát triển du lịch còn có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác và bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của các
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 1
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 2
- Khái Niệm, Đặc Điểm Hoạt Động Du Lịch Và Các Loại Hình Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch
- Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Du Lịch Của Chính Quyền Cấp Tỉnh
- Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Cho Hoạt Động Du Lịch
- Khái Quát Về Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Đắk Nông
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
ngành nghề thủ công truyền thống, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội.
1.1.3.4. Ý nghĩa về môi trường sinh thái
Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động của con người.
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý.
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan gần gũi với nhau.
1.1.3. Các yếu tố tác động tới hoạt động du lịch
1.1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một địa phương như địa hình, rừng, biển, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên thực vật, động vật... có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành các trung tâm, khu, điểm đến du lịch và tính bền vững của các sản phẩm du lịch. Thực tiễn cho thấy, một quốc gia, vùng và địa phương có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, có khí hậu ấm áp, có rừng, biển, động vật, thực vật phong phú…cùng với vị trí ở vào nơi có hệ thống giao thông thuận lợi thì luôn có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu. Đồng thời, nơi đó cũng sẽ có khả
năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các đối tượng khác nhau góp phần thúc đẩy mạnh HĐDL phát triển.
1.1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Để giải quyết nhu cầu ăn, ở, đi lại nghỉ ngơi du lịch của con người, những cái thiết yếu nhất đối với khách du lịch như mạng lưới đường giao thông, phương tiện giao thông, khách sạn, nhà hàng... khó có thể trông cậy vào một nền kinh tế yếu kém. Công nghiệp phát triển kéo theo sự tập trung dân cư, tăng nhu cầu đi du lịch; du lịch không thể phát triển được nếu như không đảm bảo việc ăn uống cho du khách và mạng lưới giao thông cũng là một trong những tiền đề kinh tế quan trọng nhất để phát triển du lịch.
- Dân cư và lao động: Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế du lịch. Số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của con người tùy thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư. Việc nghiên cứu, phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.
- Điều kiện sống của dân cư: Điều kiện sống của dân cư là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống (vật chất, tinh thần) của con người đạt tới trình độ nhất định. Không có mức thu nhập cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi du lịch. Cùng với việc tăng mức thu nhập thực tế, các điều kiện sống khác cũng phải liên tục được cải
thiện. Những nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập cao tính bình quân theo đầu người, nhu cầu và hoạt động du lịch trên thực tế phát triển mạnh mẽ nhất.
- Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch: Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có tính chất KT-XH và là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nhu cầu nghỉ ngời ra đời ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, là kết quả tác động tổng hợp của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, tăng mật độ và sự tập trung dân cư vào các thành phố, kéo dài tuổi thọ...
- Thời gian rỗi: Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi. Nó thật sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy HĐDL. Thời gian rỗi là thời gian cần thiết cho con người để nâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè, vui chơi giải trí…Thời gian rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó diễn ra các hoạt động nhằm hồi phục và phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần của con người.
Một cách đầy đủ nhất, có thể hiểu thời gian rỗi là thời gian cần thiết cho việc hồi phục sức lực của con người đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm nào đấy trong điều kiện bình thường của sản xuất… và cả thời gian cần thiết cho việc phục hồi mở rộng để đảm bảo tiếp tục nâng cao năng suất lao động.
Nguồn quan trọng nhất làm tăng thời gian rỗi là giảm độ dài của tuần làm việc và giảm thời gian của công việc nội trợ. Nhiều nước đã thực hiện chế độ tuần làm việc 5 ngày.
1.1.3.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp việc
sản xuất dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của HĐDL. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.
Xét về cơ cấu, tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm: Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
Các tài nguyên thiên nhiên gồm: Địa hình, khí hậu, suối nước khoáng, biển, sông, hồ, thực vật, động vật, rừng, núi,... Tài nguyên nhân văn: Các tượng đài kiến trúc, công trình văn hóa (viện bảo tàng, triển lãm trưng bày nghệ thuật, nhà hát, thư viện...), các di tích văn hóa, lịch sử, các loại hình văn hóa phi vật thể (lễ hội, âm nhạc cổ truyền, nghệ thuật,...).
Mặt khác, tài nguyên du lịch đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, suối nước nóng, nước khoáng, đảo, lớp phủ thực vật và thế giới động vật quý hiếm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo điển hình...) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc...) tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú hấp dẫn như: Nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival... dài ngày và ngắn ngày.
1.1.3.4. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch
Kết cấu hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh HĐDL. Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Nó phụ thuộc vào giao thông (mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông). Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì HĐDL mới được đẩy mạnh và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Mặt khác, các hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước... cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong KCHT phục vụ du lịch.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch gồm: Tất cả các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để đón tiếp và phục vụ khách du lịch về lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung khác. Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch cũng rất quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch.
Nhìn chung, một quốc gia, một vùng, một địa phương sẽ không khai thác được tiềm năng phát triển du lịch nếu như không có điều kiện về KCHT và CSVC-KT du lịch thuận lợi.
1.1.3.5. Yếu tố thị trường
Thị trường là một phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, trong đó phản ánh toàn bộ quan hệ giữa cung - cầu và các mối quan hệ như thông tin kinh tế, kỹ thuật, nảy sinh từ các mối quan hệ đó. Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch. Các mối quan hệ và cơ chế kinh tế này được hình thành trên cơ sở yêu cầu của các quy luật sản xuất và lưu thông hàng hóa, tồn tại trong các hình thái KT-XH nhất định.
Ngày nay, thị trường du lịch đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu, phát triển
năng động với tốc độ nhanh, hội tụ các yếu tố văn minh của nhân loại. Do đó, thị trường du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế du lịch. Thực tế cho thấy các quốc gia phát triển là các quốc gia có nền công nghiệp du lịch phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu nền kinh tế quốc dân hợp lý và hiện đại.
1.1.3.6. Yếu tố quản lý nhà nước
Quá trình phát triển HĐDL chịu sự tác động của quy luật khách quan trong nền sản xuất xã hội, đồng thời HĐDL cũng không thể thiếu sự quản lý của nhà nước. Quản lý nhà nước đối với HĐDL là việc nhà nước xác định mục tiêu quản lý, xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, định hướng hoạt động của đối tượng quản lý phù hợp với mục tiêu. Chính sách, định hướng của nhà nước và quá trình tổ chức thực hiện phân công, phối hợp quản lý sẽ quyết định sự phát triển hay kìm hãm hoạt động du lịch phát triển. Đối với những quốc gia quan tâm đến phát triển bền vững, chú trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói này, sẽ giúp hoạt động du lịch có cơ hội phát triển.Khi nói đến du lịch là nói đến con người đi tìm cái "chân, thiện, mỹ" để hưởng thụ, bảo vệ và tái tạo những sản phẩm, tài nguyên du lịch. Để đảm bảo cho việc tìm kiếm, hưởng thụ, bảo vệ và tái tạo những tài nguyên này, nhà nước phải điều phối các thành viên, các nhóm xã hội khác nhau để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia HĐDL với tư cách là một chủ thể (người bán, người mua và người trung gian).
1.1.3.7. Các bên tham gia hoạt động du lịch
Các bên tham gia HĐDL bao gồm: khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Các bên tham gia HĐDL có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, không thể tách rời nhau và là một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến
sự phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Muốn HĐDL phát triển, thì quốc gia đó, địa phương đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia cùng phát triển, không xem nhẹ bên nào. Bởi vì, nếu thiếu một trong những bên tham gia thì HĐDL sẽ không hiệu quả, thậm chí không tồn tại. Ví dụ, không có khách du lịch thì sẽ không có hoạt động du lịch, hoặc để hoạt động kinh doanh du lịch tự phát không có sự quản lý của nhà nước sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đối với thuần phong mỹ tục, an ninh quốc gia,...
1.2. Quản lý nhà nước về du lịch
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Du lịch là hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành và các dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, du lịch cũng là hoạt động xã hội, giải quyết nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi của khách du lịch. Quá trình thực hiện hoạt động du lịch, các chủ thể sẽ tạo ra những tác động khác nhau vào môi trường tự nhiên và xã hội. Những tác động đó có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực. Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt, được ra đời, tồn tại để thực hiện chức năng quản lý, định hướng các quan hệ xã hội đến mục tiêu tích cực cho xã hội. Đó là lý do nhà nước không thể không thực hiện quản lý các hoạt động du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động du lịch, nhằm định hướng, duy trì và phát triển các hoạt động du lịch theo mục tiêu nhà nước đã đề ra.
Chủ thể quản lý nhà nước về du lịch: Quản lý nhà nước đối với du lịch được thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. Biểu hiện cụ thể của các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch là việc xây dựng công cụ quản lý (chính sách, pháp luật, kế hoạch) và tổ chức triển khai, thực hiện quản lý trong thực tiến. Hoạt động quản lý này dựa