Khái Quát Về Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Đắk Nông


một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về hoa về thác nước và rừng thông.

Những địa danh thu hút khách của Đà Lạt là Đồi Cù, Hồ Xuân Hương, Hồ Suối Vàng, Công viên hoa Đà Lạt và các điểm tham quan du lịch khác như Đỉnh Lang Biang, Hồ Than Thở, Thác Cam Ly, Thác Prenn, Thung lũng Tình Yêu, Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Vàng (gần Hồ Dan Kia), Hồ Tuyền Lâm, Khu Biệt thự Trần Lệ Xuân … đều là những điểm đến đầy ấn tượng đối với du khách. Các chương trình du lịch được ưa thích ở Đà Lạt gồm tour dã ngoại, thể thao; Tour du lịch sinh thái, nghiên cứu chuyên đề tour săn bắn thể thao; Tour văn hóa, lễ hội như tham quan, tìm hiểu tập quán văn hóa, sinh hoạt lễ hội của cộng đồng các dân tộc ít người cư trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tham dự lễ hội đâm trâu, biểu diễn cồng chiêng, ca nhạc dân tộc, tham quan làng Gà - K’long tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc K’ho, tham quan làng nghề thêu tay truyền thống tại Đà Lạt Sử Quán…

Cùng với sự lớn mạnh của du lịch cả nước, thời gian quan du lịch Lâm Đồng đã có bước phát triển đáng kể, thể hiện qua các mặt sau:

- Lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch của tỉnh cao nhất so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, thông tin liên lạc phát triển, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, hoạt động lữ hành, các dịch vụ du lịch khác đáp ứng yêu cầu của du khách.

- Các loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh đã tạo được sự hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng; công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về một địa danh du lịch với nét đặc trưng mới (Festival hoa) hàng năm, đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách về một Đà Lạt đang từng ngày đổi mới để làm hài lòng du khách.

- Đội ngũ lao động dồi dào, từng bước được chuẩn hóa và bổ sung kịp


thời, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được quan tâm tổ chức thường xuyên để đáp ứng yêu cầu phát triển cho từng thời kỳ. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng đã góp phần bổ sung kịp thời nguồn nhân lực lao động du lịch địa phương.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiều công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã được phê duyệt. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn, công tác quản lý chuyên ngành từng bước đi vào nề nếp, tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Để đạt được những thành quả trên, thời gian qua Lâm Đồng đã chú trọng thực hiện những giải pháp sau:

Một là, kiện toàn công tác tổ chức của ngành, sắp xếp, luân chuyển cán bộ công chức của Sở và của các doanh nghiệp theo phân cấp quản lý chuyên ngành đủ mạnh để phát huy sức mạnh toàn ngành đưa hoạt động du lịch phát triển.

Hai là, phát huy vai trò quản lý nhà nước về hoạt động du lịch đối với tất cả các đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh dịch vụ và dịch vụ du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; ngành du lịch tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Tiếp tục cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Sắp xếp ổn định bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động quản lý nhà nước, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban


chỉ đạo nhà nước về du lịch tỉnh và Hiệp hội du lịch tỉnh Lâm Đồng.

Ba là, tổ chức lấy ý kiến đông đảo công chức trong ngành và nhân dân trên địa bàn để xây dựng hình ảnh, biểu tượng của du lịch Lâm Đồng.

Bốn là, đầu tư xây dựng một số quy hoạch chi tiết ở các khu du lịch trọng điểm để làm cơ sở cho việc đầu tư và kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Năm là, tăng cường phối hợp liên ngành và liên vùng (với Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ) trong việc thực hiện quy hoạch, quản lý ngành, xúc tiến quảng bá du lịch và bảo vệ môi trường.

1.4.3. Bài học rút ra cho tỉnh Đắk Nông

Từ kinh nghiệm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Đắk Nông như sau:

Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hoặc là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương phát triển. Các tỉnh, thành phố đã có quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách phát triển du lịch được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, các tỉnh, thành phố này cũng rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch.

Hai là, do nhu cầu của khách du lịch ngày càng phong phú, đa dạng nên các


địa phương cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo của địa phương để thu hút du khách.

Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành du lịch phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác trong du lịch để cùng nhau phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, tuyến du lịch và trong việc thực hiện xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch,... để thu hút du khách, nhất là du khách quốc tế.

Năm là, quan tâm đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương và thưỡng xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch phát huy vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình trong đó có quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề hoặc giao lưu với các địa phương để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch.

Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du


lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

Bảy là, ban hành cơ chế quản lý chặt chẽ đối với các khu, điểm du lịch; các khu, điểm du lịch cần đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất, thân thiện, cởi mở, mang tính chuyên nghiệp của đội ngũ trực tiếp làm công tác du lịch và thái độ của người dân sở tại; đảm bảo môi trường du lịch thông thoáng, hấp dẫn, văn minh, lịch sự, tạo được sự tin cậy, hấp dẫn lôi cuốn du khách tham quan.


Tiểu kết chương 1

Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao mà còn góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết,… Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua đã khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh hiện nay ngành Du lịch đang đứng trước những khó khăn thử thách đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước.

Trong chương 1, nghiên cứu cơ sở khoa học QLNN về du lịch, luận văn đã nêu một số khái niệm về du lịch “dưới quan điểm tiếp cận, góc độ nghiên cứu khác nhau đem đến nhiều cách hiểu và diễn giải khác nhau về du lịch”, cũng như khái niệm quản lý nhà nước về du lịch. Tác giả đi sâu làm rõ sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch, chức năng quản lý nhà nước đối với du lịch, các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh và các yếu tố chi phối hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại các tỉnh. Bước đầu, tạo nền tảng cơ sở khoa học quản lý nhà nước về du lịch cho công việc nghiên cứu của tác giả trước tình hình thực tiễn công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương mình. Cùng với đó là sự học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở những tỉnh, thành phố làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, từ đó tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm quý báu vừa để vận dụng cho phát triển du lịch địa phương và đưa vào luận văn để luận văn trở thành nguồn tư liệu hữu ích cho những nhà quản lý, những nhà khoa học đang và muồn quan tâm đến du lịch nói chung và công tác quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh nói riêng.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch của tỉnh Đắk Nông


Bản đồ du lịch tỉnh Đắk Nông Nguồn Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk 1

Bản đồ du lịch tỉnh Đắk Nông (Nguồn Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông)

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Tỉnh Đắk Nông nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, được tách ra tỉnh Đắk Lắk cũ (01/01/2004), phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk cách thành phố Buôn Ma Thuột 125 km, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 170 km và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 190 km về


phía Đông; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đắk Nông nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, có vị trí chiến lược là cầu nối và là đầu mối giao thương quan trọng giữa các tỉnh Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía nam và khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Đắk Nông có các tuyến quốc lộ 14, 14c, 28 chạy qua nối Đắk Nông với các trung tâm du lịch lớn của cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Bình Thuận, 2 cửa khẩu Bu Prăng và Đắk Per nối với nước bạn Campuchia để hình thành các tour, tuyến, điểm du lịch liên vùng miền, quốc gia [47].

- Địa hình: Tỉnh có diện tích tự nhiên 6.514 Km2, dân số hơn

560.000 người, có 08 huyện, thị gồm huyện Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R’lấp, Đắk G’Long, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa.

Tỉnh Đắk Nông nằm ở độ cao trung bình 600 - 800m so với mực nước biển, địa hình đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình đồi núi cao thuộc địa bàn các huyện Đắk R’lấp, Đắk Mil, Gia Nghĩa. Địa hình cao nguyên phân bố tại các huyện Đắk G’long, Đắk Song, một phần huyện Đắk Mil. Địa hình thấp, thung lũng phân bố dọc sông Sêpêpôk, nằm trên trên địa bàn các huyện Cư Jút, Krông Nô [47].

* Khí hậu: Khí hậu Đắk Nông ôn hòa, mát mẻ mang đậm nét một vùng cao nguyên nhiệt đới gió mùa và chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm: 23oC, độ ẩm không khí trung bình 84%. Lượng mưa bình quân đạt 2.656 mm/năm. Tổng số giờ nắng trong năm đạt 2.198 giờ/năm [47].

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí