tài chính yếu, chưa có chiến lược phát triển lâu dài, bền vững và gắn bó, chỉ đầu tư ở các lĩnh vực nhanh thu hồi vốn, ít chú trọng đầu tư lâu dài, bền vững.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng, như chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Nhận thức về vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế, đôi khi chưa chú trọng quan tâm tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển.
- Nội dung, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cư còn nghèo nàn, đơn điệu.
- Công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh còn nhiều bất cập, chưa thống nhất về thời gian quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh gắn với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên. Chất lượng quy hoạch chưa cao, mối quan hệ phối hợp trong quản lý, thực hiện quy hoạch còn chưa chặt chẽ. Công tác tham mưu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đôi lúc đôi khi chưa kịp thời, chất lượng tham mưu về công tác quy hoạch chưa cao do trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch. Một số địa phương có thế mạnh, tiềm năng phát triển du lịch trong tỉnh chưa tham mưu xây dựng quy hoạch chi tiết các khu điểm du lịch và xây dựng, thực hiện các kế hoạch triển khai hoạt động du lịch từng năm và theo giai đoạn.
- Nội lực đầu tư từ nguồn vốn Trung ương, của tỉnh và doanh nghiệp dành cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch còn thấp, trong khi đó việc phân bổ vẫn còn thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ, các dự án đầu tư bị chậm tiến độ.
- Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất
quán và thiếu thông thoáng. Ví dụ như việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương; Các chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, …
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông, Giai Đoạn 2011 – 2015.
- Tổng Hợp Các Dự Án Đã Và Đang Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Đắk Nông, Giai Đoạn 2011 – 2015
- Kiểm Tra, Thanh Tra Và Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Du
- Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Du Lịch Ở Tỉnh Đắk Nông
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 14
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
- Công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật du lịch cán bộ, công chức làm công tác quản lý du lịch, cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, khách du lịch được thực hiện song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay. Việc cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động du lịch những nhiều khi còn chậm, nội dung chưa sát với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh và chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch chưa được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp; sản phẩm tuyền truyền, quảng bá du lịch còn kém hấp dẫn.
- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thay đổi do sáp nhập, chia tách nhiều lần, thiếu tính ổn định nên không đảm bảo tính liên tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện, thị xã. Đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách du lịch ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các huyện, thị còn nhiều bất cập, được tỉnh quan tâm việc quy hoạch đào tạo, sử dụng tuy nhiên chưa được thường xuyên, các chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trọng thực hiện. Lực lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ nên khó khăn trong công tác quản lý, thống kê, hướng dẫn, … công tác du lịch tại các cơ sở trong tỉnh gặp nhiều
khó khăn.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn yếu, thiếu tính hệ thống. Hiện nay, Tỉnh chưa có cơ sở đào tạo chuyên môn về du lịch, việc đào tạo bồi dưỡng về du lịch chủ yếu doanh nghiệp tự thực hiện và Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch của tỉnh tổ chức thông qua việc liên kết với các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
- Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tổ chức việc thanh tra thường xuyên, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Công tác hậu kiểm sau khi các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh du lịch còn buông lỏng, bỏ ngỏ. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thiếu sự hỗ trợ giải quyết vướng mắc, khó khăn của nhà đầu tư.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, đề cập đến thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, luận văn đã tập trung vào đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình chính trị, an ninh
quốc phòng, chỉ rõ tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông. Bên cạnh thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế – xã hội, Đắk Nông có đặc trưng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nghĩ dưỡng, du lịch gắn với sản phẩm nông nghiệp, du lịch gắn với tham quan các công trình kinh tế như công trình khai thác bô xít.
Ngành du lịch của tỉnh đã phát triển theo đúng định hướng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, X, XI xác định du lịch là mũi nhọn đột phá cần tập trung phát triển. Bước đầu đã hình thành hệ thống các khu, điểm du lịch, có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, có sự tăng trưởng về doanh thu và khách du lịch.
Luận văn nêu lên tình hình hoạt động du lịch và thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó cho thấy cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tại tỉnh đã làm được những gì và còn gặp phải những thiếu sót và yếu kém gì trong qlnn về du lịch. Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh đã có bước chuyển biến rất tích cực và đạt những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt được đó thì công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế, yếu kém và những hạn, yếu kém chế xuất phát từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Từ việc phát hiện ra những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém đó tác giả đề ra những nhóm giải pháp cụ thể trong chương tiếp theo giúp cho công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng được đổi mới và hoàn thiện.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
3.1. Phương hướng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Đắk Nông
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Đắk Nông
3.1.1.1. Quan điểm phát triển du lịch ở Đắk Nông
Phát triển du lịch Đắk Nông nhanh và bền vững gắn với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển du lịch cần bảo đảm tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao (phát triển du lịch Đắk Nông cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh thuộc tiểu vùng du lịch Tây Nguyên, đặc biệt với các địa phương như Đăk Lăk, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận), tuân theo quy luật cung – cầu, phù hợp chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và vùng. Phát huy nội lực, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đến việc đầu tư kiện toàn đồng bộ các dịch vụ du lịch, đặc biệt chú trọng đến đa dạng hoá sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng dịch vụ để tạo ra bước đột phá.
Phát triển du lịch toàn diện, theo hướng kết hợp hài hoà giữa du lịch sinh thái, du lịch văn hoá với các loại hình du lịch khác. Tập trung khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của du lịch Đắk Nông để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. Xây dựng các khu, điểm du lịch có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển thời kỳ hội nhập. Chú trọng phát triển du lịch nội địa, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để thu hút khách quốc
tế.
Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và tôn tạo tài
nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Tích cực tham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phát triển du lịch lấy hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường làm mục tiêu phát triển tổng thể, chất lượng sản phẩm và thương hiệu là yếu tố quyết định, doanh nghiệp là động lực phát triển du lịch, phân cấp quản lý, hợp tác liên kết các thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước là trọng tâm, quản lý phát triển du lịch đến năm 2020.
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch ở Đắk Nông
- Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020 đưa ngành du lịch Đắk Nông trở thành ngành kinh tế động lực, điểm đến hấp dẫn của khu vực Duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển.
Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, từng bước kiện toàn cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng, đa dạng hóa các loại hình du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hóa kết hợp du lịch tâm linh, hội nghị, hội thảo, khám phá và các dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách quốc tế và nội địa.
- Mục tiêu cụ thể
- Về lượt khách: Phấn đấu đến năm 2020 đón được 530.000 lượt khách, gồm: 485.300 lượt khách nội địa và 44.700 lượt khách quốc tế. Tăng bình
quân hàng năm đạt 18,8%/năm.
- Về doanh thu, thu nhập du lịch: Về doanh thu, tăng 20%/năm. Thu nhập xã hội từ du lịch năm 2020 đạt 880.000 triệu đồng, đưa tổng GDP du lịch năm 2020 đạt 528 tỷ đồng, đạt 3,5% GDP toàn tỉnh.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đến năm 2020 là 2.747 phòng, có trên 1.648 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao, trong đó loại cao cấp (3 – 5 sao) từ 300 – 400 phòng.
- Về lao động và việc làm: Phấn đấu đến năm 2020 toàn ngành du lịch có từ 10.400-11.500 lao động, trong đó từ 5.500 – 6.000 lao động trực tiếp phục vụ ngành du lịch.
- Về nhu cầu vốn phát triển du lịch: Đến năm 2020 cần 2.272.200 triệu đồng; trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm 17%, là 386.274 triệu đồng; Vốn tự có của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chiếm 15%, là 340.830 triệu đồng; Vốn huy động xã hội và tín dụng chiếm 38%, là 863.436 triệu đồng; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vốn Hỗ trợ chính thức ODA) chiếm 20%, là 454.440 triệu đồng; Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác chiếm 10%, là 227.220 triệu đồng.
3.1.1.3. Định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Đắk Nông
- Định hướng về sản phẩm du lịch
Từ nay đến năm 2020, tập trung phát triển các sản phẩm loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trong rừng tự nhiên, các thác nước, ven hồ, trên đảo (Khu du lịch sinh thái văn hóa, lịch sử Nâm Nung, Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, khu du lịch sinh thái cụm thác Đray Sáp – Gia Long); Du lịch văn hóa, nghiên cứu khoa học, địa chất - thủy văn, khám phá, mạo hiểm, tham quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch tín ngưỡng, lễ hội (Di sản văn hóa công chiêng Tây nguyên, Lễ hội, làng nghề đồng bào dân tộc thiểu số, hệ thống hang động núi lửa KRông Nô, di tích Ngục Đắk Min, ...); Du lịch
MICE (Du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm); Du lịch kết hợp thương mại Khu kinh tế cửa khẩu, tham quan các công trình kinh tế (Khai thác bô xít – Nhân cơ).
- Định hướng phát triển không gian du lịch
Không gian du lịch Đăk Nông lấy đô thị Gia Nghĩa làm trọng tâm phát triển khu vực phía Nam và là trung tâm du lịch chính, là động lực đầu tàu phát triển du lịch của cả tỉnh. Trung tâm du lịch Gia Nghĩa là điểm dừng quan trọng trên hành lang du lịch Tây Nguyên và là điểm đầu mối của các hoạt động du lịch nội tỉnh, là nơi điều hành mọi hoạt động du lịch của toàn tỉnh.
Các cụm không gian du lịch trọng điểm của tỉnh bao gồm Đô thị Gia Nghĩa và phụ cận, thị trấn Đăk Mil và phụ cận, thị trấn Ea T'Ling và phụ cận, cụm du lịch sinh thái Nâm Nung, Cụm du lịch Tuy Đức và vùng phụ cận, cụm du lịch Tà Đùng. Trong đó, các khu, điểm du lịch đột phá chính là khu du lịch sinh thái văn hoá cụm thác Đray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ (thành khu du lịch quốc gia), Khu du lịch sinh thái - văn hoá - lịch sử Nâm Nung, Công viên vui chơi giải trí văn hóa Liêng Nung; Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, Khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun, di tích lịch sử N’Trang Lơng kết hợp với du lịch cửa khẩu quốc tế Bu Prâng. Trong đó sản phẩm du lịch chính: Hội nghị, hội thảo, tham quan nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm và tìm hiểu bản sắc văn hoá, lịch sử địa phương.
Các trục không gian thuận lợi phát triển du lịch là hành lang nối các trọng tâm du lịch, dựa theo các trục đường quốc lộ: 14; 14C và 28 trong đó trục không gian từ Buôn Ma Thuột qua Đăk Mil, Gia Nghĩa và xuống Bình Phước là trục không gian phát triển chủ đạo. Trục không gian du lịch từ đô thị Gia Nghĩa theo Quốc lộ 28 tới Di Linh, Lâm Đồng và trục không gian du lịch theo quốc lộ 14C qua cửa khẩu Bu Prâng nối Vương quốc Cam Bu Chia cũng có vị trí rất quan trọng.